Thực trạng quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy Len Hà Đông: Đánh giá và giải pháp cải thiện

MỤC LỤC

Đánh giá chung về hoạt động quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy 1. Thành tựu

Hạn chế

Thứ nhất, quỹ đất của Nhà máy chưa được tận dụng triệt để, ngoài 10000 m2 không sử dụng được với lí do đã nêu ở trên, còn những khoảng đất khác bị bỏ hoang rất lãng phí và hiện cũng chưa có kế hoạch khai thác sử dụng số đất này trong khi tiền thuê đất vẫn tính cho cả những mảnh đất đó;. + Do lượng hoá chất thuốc nhuộm dự trữ không thích hợp, có những loại hóa chất thuốc nhuộm được nhập từ năm 1997, đến nay chưa sử dụng hết. + Công tác thu hồi phế liệu của Nhà máy chưa được quan tâm: Bông xơ, len vụn được tập hợp lại sau mỗi ca sản xuất để đốt, còn lại các hoá chất thuốc nhuộm,.

Bộ phận làm nhiệt của máy sấy lông cừu không đủ yêu cầu quy dịnh nên thời gian sấy phải kéo dài, cho ra nguyên liệu không được bông, tơi như yêu cầu nên Nhà máy phải sử dụng thêm lao động để làm bông, tơi lông cừu bằng phương pháp thủ công, làm tốn thêm chi phí về lao động. Sản phẩm sản xuất ra thường không đạt yêu cầu ngay, phải nhuộm đi nhuộm lại, dẫn đến màu sắc có thể bị sai lệch, gây khó khăn cho Nhà máy trong việc thực hiện đơn đặt hàng. + Hệ thống động lực, truyền dẫn của nhà máy cũng quá cũ, vừa không đảm bảo an toàn cho người lao động, vừa làm thất thoát hơi phục vụ sản xuất.

Một là, xuất phát từ thực tế len của Trung Quốc giá rẻ hơn len của Nhà máy nhiều song nhìn chung chất lượng thấp, Nhà máy đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm len, nhắm tới những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm len cao cấp hơn. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi nguyên vật liệu chất lượng cao hơn mà còn đòi hỏi công nghệ hiện đại và trình độ tay nghề của công nhân phải được nâng cao. Song hiện máy móc thiết bị của Nhà máy rất lạc hậu (như đã nói ở trên), Nhà máy mặc dù có điều kiện song chưa chú ý đến việc đổi mới công nghệ một cách đúng mức, điều đó được minh chứng bằng số liệu trong Bảng trên, năm 2002 so với năm 2001 giá trị tài sản cố định giảm cả về lượng và tỷ trọng.

Tuy có thế mạnh về vốn nhà nước như vậy nhưng Nhà máy đã tạo ra một cơ cấu tài sản không hợp lý, đó là nguyên nhân thế mạnh về vốn nhà nước của Nhà máy chưa được phát huy. Thứ nhất, trong Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày7/6/1999 quy định, trước khi giao vốn, doanh nghiệp phải xỏc định rừ những tồn tại về mặt tài chớnh (tài sản thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng, kém mất phẩm chất, tài sản ứ đọng chậm luân chuyển, không cần dùng, chờ thanh lý, công nợ khó đòi, các khoản lỗ luỹ kế, các khoản chi phí chưa có nguồn bù đắp và các tổn thất tài sản khác), nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan đến các tồn tại để xử lý theo chế độ hiện hành. Việc giao vốn lại cho Nhà máy vào 1/7/1999 tồn tại một vấn đề lớn là việc đánh giá lại giá trị vốn nhà nước tại Nhà máy đã không được Công ty len Việt Nam tiến hành một cách nghiêm túc, kết quả kiểm kê hàng tồn kho kém, mất phẩm chất (giảm giá hơn 2 tỷ như đã trình bày ở phần trên) do Nhà máy thực hiện và sau đó.

Nhà máy được giao đất theo Biên bản giao vốn cho Nhà máy năm 1999, nhưng chỉ là đất giao trên danh nghĩa vì trên Biên bản ghi giá trị mảnh đất (diện tích gần 4 ha ở vị trí khá đẹp) chỉ có 40.300 đồng, do đó sự hiện diện của đất (chính xác phải là quyền sử dụng đất) trong Biên bản giao vốn chỉ có ý nghĩa giúp quản lý diện tích đất Nhà máy len Hà Đông sử dụng mà thôi; ngoài ra, mảnh đất được giao nằm trong khu vực chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà máy đã phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như một đối tượng thuê đất (Nhà máy đóng tiền thuê đất hàng năm), Nhà máy không thể thế chấp quyền sử dụng mảnh đất được giao để vay vốn ngân hàng;. Thứ ba, hàng tồn kho có một lượng lớn đang bị xuống cấp nghiêm trọng hiện không thể đưa vào sản xuất (hoặc do không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc do chúng phục vụ cho việc sản xuất những sản phẩm mà Nhà máy đã ngừng sản xuất thời gian trước); giá trị thực tế của chúng theo đánh giá lại chỉ bằng một nửa so với giá trị ghi trên sổ sách, song Công văn xin giảm vốn và biện pháp xử lý số hàng này (đã gửi Công ty len Việt Nam trình lên Tổng công ty dệt may Việt Nam từ lâu) đến nay vẫn chưa được duyệt; Nhà máy hiện không có điều kiện phân bổ phần giảm giá này vào chi phí kinh doanh do giá bán sản phẩm hiện tại của Nhà máy đã cao hơn hàng của Trung Quốc 2000 đ/cân (nếu tiếp tục tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ) và Nhà máy vẫn còn số lỗ luỹ kế hơn 170 triệu đồng;. Thứ tư, sự quản lý của Công ty len Việt Nam cũng như Tổng công ty dệt may Việt Nam còn những điểm bất cập như quyết định điều chuyển vốn khỏi Nhà máy hơn 7,4 tỷ đồng khiến cơ cấu vốn của Nhà máy không hợp lý (sau có kiến nghị của kiểm toán nhà nước mới điều chuyển lại số vốn này năm 2002); Bộ tài chính vẫn chưa duyệt phương án nhượng bán, thanh lý số hàng tồn này (chúng tiếp tục xuống giá nhanh chóng) và giải quyết cho Nhà máy được giảm vốn của số vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000 là: 2.045.163.516 đ mặc dù Công văn đã được Nhà máy thảo và gửi đi từ lâu.

Bảng 7: Kết cấu tài sản của Nhà máy len Hà Đông
Bảng 7: Kết cấu tài sản của Nhà máy len Hà Đông

Nguyên nhân

Thứ ba, từ trình độ, năng lực của bộ máy quản lý, cán bộ quản lý mặc dù đã có sự am hiểu nhất định đối với lĩnh vực mình quản lý song vẫn mắc những sai sót như đã nêu ở trên (phía Nhà máy), đồng thời cũng chưa có kế hoạch để tận dụng triệt để diện tích đất được giao; cấp trên giao vốn đã không được tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản cẩn thận;. Thứ tư, từ phía môi trường kinh tế, từ khi khối SNG tan rã Nhà máy đã mất đi một thị trường lớn; trong thời gian qua do nhiều lý do như ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực, thiên tai khiến môi trường kinh tế nước ta chưa thực sự ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, môi trường kinh tế hiện nay của nước ta còn đang thiếu nhiều yếu tố cần thiết để tạo điều kiện cũng như tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: giá nhiều yếu tố đầu vào đắt (điện, nước..), nguyên vật liệu chính của Nhà máy trong nước không sản xuất được nên phải đi nhập chịu giá biến động thất thường.