Điện tử căn bản: Điện trở và Cuộn cảm

MỤC LỤC

Điện trở mắc nối tiếp

Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại. Từ công thức trên ta thấy rằng , sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điệnt trở.

Điện trở mắc song song

Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở. Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau Cái này cũng ngược so với cách mắc của tụ điện.

Điên trở mắc hỗn hợp

Các tính mắc hỗn hợp ta đi tính từng nhánh 1 sau đó dựa vào nối tiếp và song song ta tính được điện trở tương ứng của nó. Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 8V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 4V trên điện trở.

Điện tử căn bản

Học tập - chia sẻ - thảo luận Điện- Điện tử >>> Trình duyệt tốt trên IE và Firefox.

Khái niệm - Chế tạo cuộn cảm

Các đại lượng đặc trưng của cuộn cảm

Hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có dòng điện biến thiên chạy qua. àr : là hệ số từ thẩm của vật liệu làm lừi. Cảm kháng của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều. ảnh có bản quyển t/g Thí nghiệm về cảm kháng của cuộn. dây với dòng điện xoay chiều. => Kết luận : Cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ với hệ số tự cảm của cuộn dây và tỷ lệ với tần số dòng điện xoay chiều, nghĩa là dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó, dòng điện một chiều có tần số f = 0 Hz vì vậy với dòng một chiều cuộn dây có cảm kháng ZL = 0. c) Điện trở thuần của cuộn dây. Điện trở thuần của cuộn dây là điện trở mà ta có thể đo được bằng đồng hồ vạn năng, thông thường cuộn dây có phẩm chất tốt thì điện trở thuần phải tương đối nhỏ so với cảm kháng, điện trở thuần còn gọi là điện trở tổn hao vì chính điện trở này sinh ra nhiệt khi cuộn dây hoạt động.

Linh kiện bán dẫn - DIODE

Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm : Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn. * Cấu tạo : Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường nhưng có hai lớp bán dẫn P - N ghép với nhau, Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân cực ngược Diode zener sẽ gim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi trên diode.

Hình ảnh của tác giả tạo ra cái hìnhnay Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngựơc tăng > = 1000V
Hình ảnh của tác giả tạo ra cái hìnhnay Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngựơc tăng > = 1000V

Transitor

Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vượt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏ trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành. Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

Sơ đồ mắc Darlington:
Sơ đồ mắc Darlington:

Mosfet

Cấp nguồn một chiều UD qua một bóng đèn D vào hai cực D và S của Mosfet Q (Phân cực thuận cho Mosfet ngược) ta thấy bóng đèn không sáng nghĩa là không có dòng điện đi qua cực DS khi chân G không được cấp điện. => Từ thực nghiệm trên ta thấy rằng : điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng GS như trong Transistor thông thường mà điện áp này chỉ tạo ra từ trường => làm cho điện trở RDS giảm xuống 3 : Các thông số thể hiện khả năng đóng cắt của Mosfet.

SD Đồng hồ đo

Đồng hồ số có một số ưu điểm hơn so với đồng hồ cơ (Dùng kim chỉ) là độ chính xác cao và có trở kháng đầu vào lớn do đó không gây sụt áp khi dòng điện yếu nhưng nó cũng có những nhược điểm là không nhìn thấy kết quả nhanh nên nó ko đo được tụ điện, Với lại mạch điện tử trong đồng hồ rất nhanh hỏng. Hiện này mọi người đều dùng đồng hồ số nhiều hơn. Điện áp 1 chiều là điện áp được hiểu như là có tần số bằng vô cùng và được tạo bởi thành 2 cực là dương và âm. Cho nên đồng hồ số là ta đo hiệu điện thế giữa 2 cực đó .Còn trong đo điện áp của 1 tải nào đó thì phải mắc song song với tải cần đo. Phương pháp đo nó như sau :. a) Chọn thang đo điện áp 1 chiều có trên đồng hồ. Như vậy đồng hồ này đo được điện áp 1 chiều lớn nhất là 600V. Tùy vào điện áp cần đo mà ta chọn giải đo cho phù hợp như thế tránh được sai số. Ví dụ đo điện áp 1 chiều trong khoảng từ 3V cho đến 20V chả hạn như vậy đối với đồng hồ trên ta chọn giải đo là 20V. b) Cách đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ số. (hình vẽ) + Kết quả của nó được hiện thị lên màn hình và kết quả của tôi đo được sẽ là :. Nhưng mà đồng hồ cơ thì không được như thế. Nếu mà ta làm như thế nhiều lần sẽ hỏng đồng hồ.Nếu không có điện áp đồng hồ chỉ số 0. Khác với đo điện áp 1 chiều thì đo dòng điện 1 chiều là đo dòng điện qua tải nên đó phải được mắc nối tiếp với tải. Điều quan trọng là phải xác định được chiều của dòng điện.Nghiêm cấm không được mắc song song như điện áp nên cần phải chú ý cái này. Phương pháp của nó như sau:. a) Chọn thang đo dòng điện 1 chiều có trên đồng hồ số. Nhìn trên đồng hồ ta thấy được thang đo dòng điện 1 chiều được kí hiệu bởi A--. Như vậy nó giải đo lớn nhất là 10A. Cũng giống như đo điện áp ta cũng phải chọn giải đo phù hợp để cho kết quả chính xác. Chọn thấp thì không đo được còn chọn cao thì kết quả ko chính xác. b) Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ số. Tôi lấy ví dụ là đo dòng điện qua con LED chả hạn xem nào dòng điện qua nó là bao nhiêu. Để đo dòng điện qua tải thì phải mắc nối tiếp như trên hình vẽ. Và chú ý đến chiều của dòng điện. Bắt đầu đo. + Chọn thang đo dòng điện và giải đo cho phù hợp và ở đây tôi chọn giải đo là 200mA. + Đặt que đo nối tiếp với tải cần đo. Ở đây tôi mắc như trên hình vẽ. + Sao đó xem kết quả đo trên màn hình. Và kết quả của tôi đo được là:. Như vậy là kết quả đo của tôi hiện lên màn hình sẽ là 6.3. Vậy dòng điện qua con LED là 6.3mA. Thế là Ok!. * Chú ý : Không giống như đo điện áp Khi đảo que đo thì không đo được dòng điện 1 chiều.Tức là bị ngược cực tính. Nếu không có dòng điện qua tải thì giá trị màn hình bằng 0. Đo điện trở là đo mà ta cấp 1 nguồn điện vào 2 đầu con điện trở. Để xác định được dòng qua con điện trở đó. Đo điện trở ta ko quan trọng đến cực tính. Phương pháp đo như sau :. a) Chọn thang đo điện trở trên đồng hồ. Nhìn trên thang đo điện trở có trên đồng hồ và được kí hiệu bởi : Ω. Và giải đo lớn nhất là 2M. Và ta cũng phải chọn giải đo phù hợp để cho kết quả chính xác. b) Cách đo điện trở bằng đồng hồ số. Đo 1 điện trở bất kì chả hạn. Xem nào điện trở của nó là bao nhiêu. Đo 1 điện trở bất kì. Cách như sau. + Chọn thang điện trở và giải đo phù hợp. + Gắn hai que đo vào điện trở không cần quan tâm đến cực tính. Như trên hình vẽ + Nhìn kết quả đo trên màn hình và kết quả của tôi đo được là :. Nếu không có điện trở thì giá trị màn hình bằng 0.Đo điện trở thường có sai số tương đối là do : Đồng hồ cũng sai số và linh kiện chúng ta cũng sai số. Nên khi đo sai số cũng tương đối. 4 ) Đo điện áp xoay chiều Chờ mai viết tiếp.

Thực tập điện tử

Mỏ hàn điện

Khi đó, nếu dùng nhựa thông để tẩy nhẹ các lớp oxyt tại mối hàn thì có thể làm nhựa thông cháy và bám thành lớp đen tại mối hàn, làm giảm độ bóng cho mối hàn, tính chất mỹ thuật của mối hàn bị giảm sút. Khi truyền nhiệt, quan sát màu hồng của dây, màu hồng sẽ sẫm dần khi nhiệt độ gia tăng, trong khi quan sát ta đưa chì hàn (có bọc nhựa thông) tiếp xúc lên dây dẫn, chì hàn đặt khác phía với đầu mỏ hàn.

555 - Timer

Cấu tạo bên trong và nguyên tắc hoạt động a) Cấu tạo

(Xem dường đặc tính tụ điện phóng nạp ở trên). Xả điện với thời hằng là Rb.C. Nhìn vào sơ đồ mạch trên ta có công thức tính tần số , độ rộng xung. NHư vậy trên là công thức tổng quát của 555. Đầu tiên tôi cứ chọn hai giá trị đặc trưng là R1 và C2 sau đó ta tính được R1. b) Mạch báo nguồn điện. d) Cảnh báo mắt điện. e ) Máy nhịp điệu âm thanh. Bài viết trên tôi có sự tham khảo hình ảnh của những tài liệu nước ngoài và tài liệu nước ngoài!.

Sự hoạt động của cổng Logic

Cổng NOT

Nếu A = 0 và B = 0 thì hai hai diode không được phân cực không dẫn dòng nên tại cực Bazo của BJT cũng không được phân cực vì là 0V (Điều kiện để phân cực thuận cho BJT là Ube>0V) khi đó BJT ở trạng thái khóa nên tại đầu ra của Bazo 1/A+B là ở mức 1. Còn các trường hợp còn lại cho A=0 và B=1 hay ngược lại và A=B=1 thì khi đó sẽ có 1 hoặc hai diode được phân cực dẫn dòng qua diode khi đó Bazo sẽ xuất hiện dòng điện từ A hoặc B làm cho BJT phân cực khi đó BJT sẽ mở và làm cho dòng điện tử 5V qua điện trở đi xuống toàn bộ GND nên tại đầu ra của 1/A+B không có dòng điện nên nó ở mức 0.

Hình vẽ và cấu tạo của cổng AND .
Hình vẽ và cấu tạo của cổng AND .

Cổng NAND

Cấu tạo của cổng này hơi khác só với các cổng khác là nó hẳn 3 diode và 2 điện trở và kết hợp với 1 transitor. Như vậy thì hai diode D1 và D2 sẽ phân cực nghịch không dẫn dòng khi đó D3 lại dẫn dòng từ nguồn vào Baze làm cho BJT phân cực thuận và mở hoàn toàn BJT nên khi đó dòng điện lại từ nguồn qua Colector xuống Emiter xuống đất làm cho đầu ra 1/A.B không có điện áp nên nó bằng 0V.

Hình b là bảng biểu diễn ra trị vào ra của NAND Hình d là bảng xung đầu vào và đầu ra của NAND
Hình b là bảng biểu diễn ra trị vào ra của NAND Hình d là bảng xung đầu vào và đầu ra của NAND