Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

MỤC LỤC

Đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực

Dầu cho học viên có ưa thích khoá học và nắm vững hơn các vấn đề về lý thuyết, kỹ năng theo yêu cầu, có thay đổi hành vi trong thực hiện công việc nhưng nếu cuối cùng học viên vẫn không đạt được mục tiêu của đào tạo, năng suất chất lượng tại nơi làm việc không tăng thì đào tạo vẫn không đạt được hiệu quả. Việc xác định chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã khó, nhưng việc xác định lợi ích do nó đem lại còn khó hơn nhiều, bỏ ra một khoản tiền lớn cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhưng khó xác định lợi ích do nó đem lại, đây chính là điều làm cho các doanh nghiệp phải đắn đo suy nghĩ, tính toán kỹ lưỡng.

Các nhân tố chủ quan

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so việc đầu tư đổi mới máy móc trang bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Đào tạo và phát triển phải có phương hướng cụ thể phù hợp với yêu cầu của học viên nhân viên thì mới phát huy tối đa khả năng tiếp thu và ứng dụng thực tiễn công việc của người học.

Các nhân tố khách quan

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM.

Qúa trình hình thành và phát triển

Đến năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy gặp nhiều khó khăn nhưng Liên hiệp các xí nghiếp Lắp máy đã thi công được nhiều công trình đáp ứng được sự phát triển của đất nước như nhà máy giấy Bãi Bằng, lắp trạm biến áp và trạm bù hệ thống đuờng dây 500kv như trạm BA Hoà Bình, Đà Nẵng, Playcu,…. Giai đoạn từ 1996 đến nay là giai đoạn ổn định và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty, do vậy mà cần hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân để kịp thời có được đội ngũ cán bộ công nhân viên phù hợp với sự phát triển của sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các thành phần, các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước theo qui đinh của pháp luật Việt Nam để mở rộng thị trường kinh doanh nhằm nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị trường. Chủ động điều tiết hoạt động kinh doanh và quản lí các đơn vị trực tiếp thuộc theo phương án tối ưu nhất nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra và chính sách chế độ qui định của nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Số lượng cán bộ Trên Đại học, Đại học, Cao đẳng cũng tăng lên sau từng năm nhưng ta thấy số lượng cán bộ có trình độ trên đại học vẫn còn ít nên chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu trình độ học vấn của các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. (Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người/1 tháng của năm sau đều tăng so với năm trước.

Quy trình đào tạo

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, các đơn vị xác định một cách tương đối cơ cấu, số lượng những kỹ năng trình độ chuyên môn cần có trong tương lai đồng thời tự xem xét đánh giá tình hình thực tế về cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động hiện tại của đơn vị mình để xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị. Văn phòng Tổng công ty chỉ cấp kinh phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực của văn phòng Tổng công ty và hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ mũi nhọn và công nhân bậc cao, còn lại các đơn vị thành viên tự dùng quỹ đầu tư phát triển của mình để chi trả phí đào tạo cán bộ công nhân viên nằm trong kế hoạch đào tạo của đơn vị mình.

Bảng 2.7: Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam năm 2007
Bảng 2.7: Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam năm 2007

Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

- Nguồn chi phí dành cho đào tạo nguồn nhân lực: Khi đào tạo sẽ phải mất rất nhiều khoản chi phí như: trả lương cho giáo viên, mua giáo trình, thiết bị phục vụ cho học tập và giảng dạy… Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải trích một khoản tiền khá lớn để đầu tư cho các công tác này. Việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở Tổng công ty còn thiếu hợp lý, việc phân tích nhu cầu đào tạo mới chỉ dừng ở doanh nghiệp, chưa chú trọng đến việc phân tích nhân viên…công tác nghiên cứu thị trường lao động để tuyển dụng từ bên ngoài còn hạn chế.

Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty

Phương hướng phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 2005 - 2010 là sẽ trở thành Tập đoàn công nghiệp xây dựng trong lĩnh vực lắp máy và chế tạo thiết bị, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đầu tư đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu LILAMA sánh ngang các Tập đoàn lớn của các nước trong khu vực và quốc tế. Muốn vậy ngay từ bây giờ Tổng công ty đã phải tập chung xây dựng đổi mới khẩn trương thực hiện chuyển đổi mô hình công ty Mẹ - Con đồng thời thu hút các công ty trong nước, liên kết vơí các công ty nước ngoài, phát triển lĩnh vực chuyên sâu, tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất và năng lực thiết kế chế tạo thiết bị và sản xuất kinh doanh đa ngành.

Phương hướng đào tạo và phát triển năm 2008 - 2009 của Tổng công ty

- Chất lượng của lao động quản lý, cán bộ kỹ thuật ngày càng được nâng lên, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu cả các lĩnh vực khác liên quan đến ngành nghề, công việc đang làm. Để công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thực sự có hiệu quả thì việc đó cần xây dựng một kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn, định hướng cho các kế họach đào tạo ngắn hạn.

Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực

- Phát huy khả năng, tiềm năng sẵn có phát triển nguồn nhân lực về trình độ, quy mô, cơ cấu nghành nghề thoả mãn nhu cầu đầu tư phát triển. - Tập chung nguồn lực đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, tạo tiền đề bảo đảm tính khả thi của dự án, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Xác định đối tượng đào tạo

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ, quản lý điều hành vững mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra của quy hoạch phát triển.

Xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo 1. Đào tạo công nhân kỹ thuật

Đào tạo ngoài công việc: Đây là hình thức đào tạo chủ yếu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, hình thức này tuy tốn kém nhưng nó đảm bảo cho Tổng công ty có được nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng thích ứng nhanh với những biến động của thị trường và của công việc. Để thực hiện hình thức này Tổng công ty để mở các lớp quản trị nhân sự, các lớp hoạch định chiến lược…cử các cán bộ có khả năng đi học cao học ở các trường trong nước và nước ngoài, kết hợp với các trường trong nước và nước ngoài để đào tạo các kỹ sư điện, công nghệ… phối hợp với các trường cao đẳng để đào tạo các kỹ sư thực hành.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

- Kỹ năng quan hệ con người: Là khả năng làm việc được với mọi người, đó là năng lực hợp tác, là khả năng tham gia vào công việc cụ thể, là khả năng tạo ra môi trường trong đó mọi người cảm thấy an toàn và dễ dàng thể hiện ý kiến của mình.Ví dụ biết tuyên truyền, động viên đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình để thực hiện được chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Để công tác này thực hiện tốt hơn thì cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên trách về đào tạo của phòng tổ chức và đào tạo lao động với các phòng ban khác trong Tổng công ty cần tiến hành phân tích thị trường lao động kỹ lưỡng để tuyển dụng lao động và có biện pháp hợp lý để đào tạo họ, làm cho họ đáp ứng được yêu cầu công việc và phân tích nhân viên để thấy được mục tiêu và đối tượng cần phải được đào tạo.