MỤC LỤC
Đây là quy định quan trọng nhất đối với người lao động chưa thành niên, nhưng hiện tại quy định này còn nhiều nội dung chưa đầy đủ và hoàn thiện như thiếu quy định về những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng người lao động chưa thành niên hoặc quy định về bảo vệ danh dự, nhân phẩm tại nơi làm việc cho người lao động chưa thành niên hoặc chưa có quy định làm cơ sở cho việc áp dụng Điều 228 Bộ Luật hình sự. Tuy nhiên, để người lao động chưa thành niên được tham gia và được hưởng bảo hiểm xã hội hiện nay còn nhiều khó khăn như: do pháp luật đã hạn chế về điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội; hoặc do họ tham gia hình thức bảo hiểm tự nguyện thì phạm vi chế độ hưởng bảo hiểm chỉ giới hạn ở việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí và tử tuất; hoặc do thực tế họ không được ký kết hợp đồng lao động hoặc không được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm.
Với vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu cần bổ sung quy định về căn cứ xác định hợp đồng lao động vô hiệu từng phần (có một hoặc một số nội dung trái pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các nội dung còn lại của hợp đồng, vi phạm điều kiện về hình thức hợp đồng) hay vô hiệu toàn bộ (một bên giao kết không có năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động; vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng khi giao kết hợp đồng…); quy định về chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hợp đồng lao động vô hiệu (người đại diện, người giám hộ, cha mẹ…); quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu (sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết cho phù hợp với thoả ước lao động tập thể hoặc pháp luật lao động hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết và quyền, nghĩa vụ của hai bên (nhất là của người lao động) đối với thời gian đã thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết như đối với trường hợp hợp đồng lao động không vô hiệu. Điều này chủ yếu bảo vệ người lao động và đây cũng là điểm khác biệt trong cách xử lý so với hợp đồng dân sự. iv) Nội dung hợp đồng lao động. 30% mức lương hàng tháng này được tính sau khi đã trừ đi các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (cả phần thuế thu nhập nếu có). Thứ tư, về an toàn lao động, vệ sinh lao động với người lao động chưa thành niên. Việc hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động cần quy định bổ sung các tiêu chuẩn mới như tiêu chuẩn về thời hạn sử dụng tối đa các thiết bị, máy móc;… quy định cụ thể về các quy trình kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quy định về tiêu chuẩn đánh giá rủi ro liên quan đến môi trường làm việc, công cụ, máy móc, thiết bị, các chất và tác nhân hoá học, vật lý, sinh học, các quy trình làm việc…. Quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, cần bổ sung quy định về trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho phù hợp với đặc điểm về thể chất của người lao động chưa thành niên. Ở những nơi làm việc có yếu tố kỹ thuật phức tạp hoặc vận hành máy móc cần có quy định riêng về việc bố trí người lao động trưởng thành kèm, giám sát người lao. động chưa thành niên trong quá trình làm việc nhằm giảm nguy cơ bị tai nạn lao động cho người lao động chưa thành niên. Cần có quy định về trình tự khám sức khoẻ làm cơ sở cho việc đánh giá hoạt động khám sức khoẻ cho người lao động chưa thành niên, tránh việc khám, cấp giấy chứng nhận sức khoẻ mang tính hình thức. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/TT-LB và Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT theo hướng bổ sung một số chức danh nghề hiện nay chưa có tên trong Danh mục cấm sử dụng lao động chưa thành niên hoặc nghiên cứu, đưa ra cơ sở khoa học về một số điều kiện lao động về lao động thể lực qúa sức, mức tiêu hao năng lượng. Bổ sung một số nghề, công việc có ảnh hưởng đến người lao động chưa thành niên, nhất là các em nữ, mới phát sinh như công việc phục vụ trong câu lạc bộ ca cổ, câu lạc bộ hát với nhau, tắm nước thuốc, thảo dược…và 8 loại hình công việc như quản lý điều hành, trực tổng đài, khuân vác, xách hành lý, phục vụ khách ăn, uống tại các phòng ăn, phòng hát karaoke,.. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung quy định về việc cấm và biện pháp xử lý với hành vi sử dụng người lao động chưa thành niên làm việc ở nơi diễn ra hoạt động biểu diễn khiêu dâm cũng như sử dụng các em trong hoạt động biểu diễn khiêu dâm. Hành vi biểu diễn khiêu dâm của trẻ em đã xuất hiện ở quốc gia khác như Thái Lan, Philipin nhưng chính thức hiện nay còn chưa xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế phát triển, xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá và để nhằm mục đích dự phòng, ngăn ngừa thì pháp luật cũng cần có ngay quy định cấm và biện pháp xử lý hành vi này. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý hành chính với các vi phạm và kết quả xử lý cần được công bố công khai, phổ biến rộng rãi, nhất là cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nhằm tuyên truyền, phòng ngừa vi phạm, hạn chế nguy cơ hàng hoá bị cấm nhập khẩu hay áp dụng biện pháp chống bán phá giá do hàng hoá được sản xuất có sử dụng lao động chưa thành niên trái phép. Thêm nữa, pháp luật cũng cần tăng cường áp dụng biện pháp xử lý hình sự với người sử dụng lao động khi họ sử dụng người lao động chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài ra, với những mặt tiêu cực tồn tại trong môi trường làm việc của người lao động chưa thành niên, pháp luật cũng nên có những quy định mới, cụ thể về việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, bảo vệ đời sống tinh thần lành mạnh tại nơi làm việc cho người lao động chưa thành niên. Thứ năm, bảo hiểm xã hội đối với người lao động chưa thành niên. Cần tiến tới quy định hình thức bảo hiểm bắt buộc áp dụng đối với tất cả mọi người lao động chưa thành niên khi họ có giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, không kể hợp đồng đó là không xác định thời hạn hay xác định thời hạn, dưới ba tháng hay trên ba tháng. Đây là quy định nhằm hạn chế tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập quốc tế dẫn đến một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không đủ năng lực cạnh tranh sẽ bị phá sản hoặc đình trệ sản xuất khiến gia tăng số lượng lao động bị mất việc làm, nhất là lao động có trình độ chuyên môn thấp trong đó có cả người lao động chưa thành niên. Ngoài ra, pháp luật cũng cần quy định. nâng cao mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi trốn hoặc không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa thành niên. Thứ sáu, về thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động. Quy định pháp luật lao động về thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động cần bổ sung về chủ thể có quyền yêu cầu đưa ra đề nghị thay đổi nội dung hợp đồng lao động như cha mẹ, người giám hộ.. Quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động chưa thành niên, cần bổ sung thêm căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động như nếu có những thoả thuận trong hợp đồng gây bất lợi cho người lao động chưa thành niên, gây hại đến an toàn, sức khoẻ, đạo đức hay ảnh hưởng đến sự phát triển, học hành của họ. Nhóm quy định pháp luật về thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp 3.2.3.1. Nhóm quy định pháp luật về thanh tra, xử lý vi phạm. Cần tập trung vào những vấn đề sau:. i) Ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra riêng cho nhóm đối tượng lao động chưa thành niên. ii) Bổ sung, nâng cao các mức xử lý vi phạm pháp luật và các biện pháp xử phạt bổ sung đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm với người lao động chưa thành niên so với người thành niên và coi hành vi vi phạm với người lao động chưa thành niên là tình tiết tăng nặng.