Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam

MỤC LỤC

Cơ sở xác định doanh thu

Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.

Điều kiện ghi nhận doanh thu 1. Đối với doanh thu bán hàng

Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không). Tiền bản quyền được tính dồn tích căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng (ví dụ như tiền bản quyền của một cuốn sách được tính dồn tích trên cơ sở số lượng sách xuất bản từng lần và theo từng lần xuất bản) hoặc tính trên cơ sở hợp đồng từng lần.

Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính

    Chỉ tiêu doanh thu là cơ sở để xác định các chỉ tiêu lợi nhuận và các loại thuế khác nên rất nhạy cảm với các gian lận trong việc xác định mức lợi nhuận, thuế thu nhập và cả nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, cho nên thông qua việc kiểm tra đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận trong việc hạch toán và xác định các chỉ tiêu đó. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 về “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán Báo cáo tài chính” thì: “Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?”.

    Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính

    Lập kế hoạch kiểm toán

    Trước khi đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ có những trao đổi và thảo luận sơ bộ với khách hàng về một số điều khoản chính trong hợp đồng kiểm toán như: mục đích và phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của Ban giám đốc công ty khách hàng và kiểm toán viên, hình thức thông báo kết quả kiểm toán, thời gian tiến hành cuộc kiểm toán, căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán,… Nếu công ty khách hàng và công ty kiểm toán đều đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng kiểm toán thì hai bên sẽ kí kết vào hợp đồng kiểm toán. Đối với khoản mục doanh thu, kiểm toán viên cần tìm hiểu về các mặt hàng và dịch vụ mà đơn vị cung cấp, thị trường tiêu thụ và cạnh tranh của các mặt hàng và dịch vụ đó, tình hình tiêu thụ của từng loại mặt hàng, dịch vụ, các chuẩn mực, chế độ kế toán về doanh thu, các quy định khác của pháp luật có liên quan,… Đồng thời nhận diện được các bên hữu quan như các khách hàng lớn có liên quan đến đầu ra, các tổ chức, cá nhân trong nội bộ công ty mà đơn vị có cung cấp hàng hoá và dịch vụ (ghi nhận doanh thu nội bộ),….

    Sơ đồ 1.2. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
    Sơ đồ 1.2. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán

    Thực hiện kiểm toán

    Còn đối với các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ khác như hoạt động bán hàng trả chậm, hoạt động trao đổi tài sản không tương tự, hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan đến nhiều niên độ,… thì kiểm toán viên cần bắt đầu bằng việc phỏng vấn đơn vị về phương pháp kế toán sử dụng, xem xét sự phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và tính nhất quán. Cuối cùng phải kiểm tra nội dung các trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, đảm bảo mọi trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phải có đầy đủ các chứng từ và các tài liệu (biên bản công văn của khách hàng về việc trả lại số hàng mà doanh nghiệp đó xuất gửi bỏn cho khỏch hàng, trong đú ghi rừ lý do trả lại, sự chứng kiến xác nhận của hai bên…) chứng minh đúng với thoả thuận của cả hai bên.

    Kết thúc kiểm toán

    Theo IAS số 10, có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán cần được quan tâm bởi nhà quản lý đơn vị và kiểm toán viên, đó là các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi phải điều chỉnh Báo cáo tài chính; và những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhưng cần phải công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính. Thư giải trình của giám đốc là sự thừa nhận của giám đốc đơn vị được kiểm toán về trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt báo cáo tài chính.

    THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP

    Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam

      Sau khi đi đến quyết định chấp nhận kiểm toán (thể hiện bằng Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng), Công ty sẽ có một buổi họp mặt khách hàng để trao đổi và thảo luận sơ bộ với khách hàng về một số điều khoản chính trong hợp đồng kiểm toán như: mục đích và phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của hai bên, kế hoạch kiểm toán cụ thể (thời gian dự kiến, các kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán,…), chi phí kiểm toán, hình thức thông báo kết quả kiểm toán,… Nếu công ty khách hàng và CPA VIETNAM đều đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán thì hai bên sẽ kí kết vào hợp đồng kiểm toán, lúc này CPA VIETNAM sẽ trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của công ty khách hàng. - Chọn mẫu một số nghiệp vụ phỏt sinh và theo dừi từ lỳc đặt hàng đến lúc thanh toán: Với mỗi nghiệp vụ được chọn, kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu với hoá đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, hợp đồng mua bán, chứng từ vận chuyển, phiếu xuất kho, bảng giá và các chứng từ có liên quan về đơn giá, số lượng, chủng loại, quy cách,… để đánh giá xem các nghiệp vụ bán hàng có được ghi chép một cách hợp lý và có căn cứ không, đồng thời kiểm tra đối chiếu về ngày tháng ghi sổ, ngày tháng trên các hoá đơn, chứng từ xem nghiệp vụ bán hàng có được ghi sổ kịp thời, sát với ngày phát sinh hay không, và có được ghi chép phản ánh đúng nội dung, đúng tài khoản hay không, kiểm tra các dấu vết để lại (chữ ký, dấu,…) có đầy đủ và hợp lệ hay không, cộng lại các số liệu trên hoá đơn xem có chính xác không,….

      Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức của Công ty ABC
      Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức của Công ty ABC

      MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN

      Nhận xét về những ưu điểm trong quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam

        Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cũng rất coi trọng việc sử dụng thủ tục phân tích vì đây là thủ tục đơn giản, không mất nhiều thời gian nhưng lại cung cấp cho kiểm toán viên cái nhìn tổng quát nhất về khác hàng, giúp kiểm toán viên xác định được những vùng trọng tâm trọng điểm cần kiểm tra nhằm phục vụ cho quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên của CPA VIETNAM luôn tuân thủ theo kế hoạch kiểm toán đã đặt ra, tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch được tiến hành một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho đạt được những kết quả cao nhất với thời gian và chi phí thấp nhất, chứ không tuân thủ một cách máy móc, lệ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch kiểm toán.

        Nhận xét về những thiếu sót và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh

          Giải pháp: Kiểm toán viên nên đặt ra tỷ lệ trọng yếu khác nhau đối với từng khách hàng tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng, kinh nghiệm kiểm toán những năm trước tại khách hàng, quy mô kinh doanh của khách hàng, rủi ro hợp đồng đã đánh giá trong giai đoạn chấp nhận khách hàng và mức độ quan tâm của các đối tượng khác nhau đến tình hình tài chính của khách hàng. Kiểm toán viên chỉ đánh giá rủi ro tiềm tàng chung cho toàn bộ báo cáo tài chính mà không đánh giá rủi ro tiềm tàng riêng đối với từng khoản mục và từng mục tiêu kiểm soát của khoản mục, do vậy, việc đánh giá rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục dựa trên rủi ro tiềm tàng đã đánh giá có thể không chuẩn xác, dẫn đến rủi ro phát hiện có thể bị đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn mức thực tế, dẫn đến việc lập kế hoạch không trọn vẹn, không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu hoặc thực hiện quá nhiều các thủ tục kiểm tra không cần thiết.