Hoạt động kinh doanh của công ty Artexport trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

MỤC LỤC

Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của CT Artexport

Quá trình hình thành và phát triển

Đồng thời công ty cũng đang rất thành công với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi.Với lợi thế sẵn có, công ty đã và đang tiến hành xây dựng một số toà nhà có tiêu chuẩn chất lượng cao phục vụ công tác kinh doanh cho thuê văn phòng tại Hà Nội. Những nỗ lực đó đã được ghi nhận bằng những giải thưởng sáng giá như giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc do Thương vụ Việt Nam tại các nước bình chọn, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho thương hiệu nổi tiếng và một số bằng khen của Chính Phủ cũng như của Bộ Thương Mại Việt Nam.

Chức năng và nhiệm vụ

Các Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được giao, chủ đông giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ công ty. Cơ cấu tổ chức và quản lý kinh doanh của công ty vừa đảm bảo cho Giám đốc theo dừi được cỏc hoạt động của cỏc bộ phận, vừa đảm bảo sự tự chủ của cỏc bộ phận phong ban, phát huy được hiệu quả và năng lực của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị trong công ty. Hiện nay công ty đã thực hiện kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau như tư doanh, uỷ thác, gia công, tạm nhập tái xuất,… ngoài ra công ty còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, kinh doanh cho thuê nhà xưởng, kho bãi, văn phòng,… nhằm mục tiêu thu lợi nhuận cho công ty đồng thời đảm bảo nộp ngân sách nhà nước.

* Tuân thủ pháp luật của nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của công ty. * Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đồng thời tự tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp các chi phí, tự cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, đảm bảo thực hiện kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.

Lĩnh vực hoạt động chính của Artexport

- Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác được Bộ cho phép. - Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm do liên doanh, liên kết tạo ra và các mặt hàng khác được Bộ cho phép. * Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương Mại và Nhà nước các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.

* Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sứ cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. * Kinh doanh dịch vụ đại lý bán hàng hoá cho các nhà sản xuất, thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm thủ công mỹ nghểơ trong và ngoài nướctheo quy định của pháp luật.

Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây

Ban đầu chỉ là một số nước như Đức, Pháp, Anh, Nhật, Mỹ… sau càng mở rộng thị trường và đến nay thì đã có mặt ở hầu hết các châu lục, và con số thị trường chính ngày càng tăng: Bỉ, Hà Lan, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Nam Phi, Angieri, … với kim ngạch xuất khẩu tăng hàng năm. Có thể nói mặt hàng này không xa lạ gì với mọi người dân Việt, từ những người lớn tuổi đến những trẻ em, từ thành thị đến nông thôn bởi lẽ nó được làm từ các nguyên liệu rất gần gũi với cuộc sống và mang đậm những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. Hiện nay với đặc điểm dễ thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, bền và rẻ, hàng mây tre đã có một thị trường xuất khẩu tương đối ổn định như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Đài Loan,… Bên cạnh đó nhiều cơ sở đã dùng mây tre kết hợp với các chất liệu khác như gốm, sắt,… tạo ra nhiều sản phẩm mới lạ rất được khách hàng nước ngoài ưa chuộng do vậy năng lực của mặt hàng này là rất lớn.

Ngay từ những năm 1994 công ty đã chú ý tới nhu cầu thị trường về mặt hàng này và đã cho ra đời hàng loạt mặt hàng sơn mài phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia như sơn mài, gốm sơn mài, tre sơn mài,… Tuy nhiên khi xuất khẩu mặt hàng này sang các nước ôn đới, điều kiện khí hậu không phù hợp, các sản phẩm này gặp phải tình trạng cong vênh. Kông, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan,…đặc biệt công ty còn mở rộng xuất khẩu sang các nước Nam Phi, Trung Cận Đông… Tuy tại các thị trường này công ty mới có tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thấp nhưng trong tương lai chắc chắn đây sẽ là những thị trường tiềm năng của công ty.

Đánh giá về kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty

Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện nay đã được xuất khẩu sang hơn 130 nước trên thế giới nhưng thị phần tại các nước này chưa cao nguyên nhân chủ yếu là do ta chưa đáp ứng được nhu cầu phong phú về kiểu dáng mẫu mã ở những thị trường này. Hiện nay, có tới 90% mẫu hàng thủ công mỹ nghệ của ta vẫn dựa theo đơn đặt hàng theo yêu cầu mẫu từ người mua, hơn nữa nhiều năm qua các sản phẩm của ta đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau cả về kiểu dáng lẫn màu sắc mặc dù các doanh nghiệp có xuất sứ nhóm hàng và vị trí sản xuất kha xa nhau. Ví dụ như với thị trường Châu Phi và Tây Nam á, là thị trường ưa chuộng những sản phẩm màu sắc đậm, hàng khổ to, thô ráp, không cần tinh xảo phù hợp với thiên nhiên và không gian rộng, còn hàng xuất khẩu vào thị trường ả Rập không nên có hình sư tử, hổ, báo, hươu, nai vì không phù hợp với đặc trưng văn hoá nắng nóng sa mạc của vùng này.

Hàng thủ công mỹ nghệ do hầu hết là làm từ nguyên liệu tự nhiên nên nó có đặc điểm đặc trưng là dễ bị mối mọt, mốc, hư hỏng, đổ vỡ… Thực tế cho thấy, hàng thủ công mỹ nghệ nước ta tuy có tính thẩm mỹ cao và khá độc đáo nhưng nhiều khi vận chuyển sang nước bạn, trải qua thời gian vận chuyển dài, thời tiết khí hậu khắc nghiệt nên hàng hoá dễ bị xuống cấp nhanh chóng, do vậy việc lựa chọn nguồn nguyên liệu ổn định có chất lượng để sản xuất, đảm bảo cho hàng hoá xuất khẩu đạt chất lượng cao thì doanh nghiệp cần hết sức coi trọng việc đổi mới quy trình công nghệ cũng như phải đầu tư vốn, kỹ thuật, và lao động có tay nghề cao, có trình độ để tiếp thu và vận hành tốt những kỹ thuật, công nghệ mới đó. Nhưng đôi khi không phải cứ có giá thấp thì khả năng cạnh tranh của hàng sẽ cao vì có những khách hàng cho rằng hàng rẻ đồng nghĩa với hàng kém chất lượng ví dụ như Nhật Bản, họ luôn sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Bước vào nền kinh tế thị trường, khi mà quy luật cạnh tranh được tôn vinh, người tiêu dùng được quyền lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho nhu cầu của mình thì cũng là lúc doanh nghiệp phải khẳng định bản sắc của mình thông qua một thương hiệu cụ thể.

Để xây dựng được thương hiệu, trước khi tung sản phẩm ra thị trường, điều doanh nghiệp cần làm là đăng ký bản quyền sở hữu mẫu mã sản phẩm lên Cục sở hữu trí tuệ, để khẳng định trên cơ sở pháp lý quyền sở hữu của mình và được luật pháp bảo vệ.

Về phía nhà nước

Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nhà nước cần hỗ trợ trong việc thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, các Trung tâm thông tin,… để cung cấp thông tin về ngành hàng một cách thường xuyên, cập nhật nhằm giúp cho các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp là không thể vì vậy cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, đổi mới trang thiết bị sẽ là bước đi phù hợp. Việc phát triển quy hoạch các làng nghề thủ công tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần phát triển đời sống người dân ở khu vực này, đồng thời cũng góp phần giảm sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn.

Phát triển làng nghề thủ công nghiệp cho phép huy động và tận dụng tiềm lực sẵn có ở vùng nông thôn và các vùng lân cận, với sự tăng trưởng số lao động thủ công nghiệp bình quân từ 8-10% năm chứng tỏ làng nghề thủ công là nơi thu hút lao động tại chỗ và các vùng lân cận. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam ngoài việc thăm quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng còn rất thích đến các làng nghề thủ công xem các nghệ nhân tài ba tạo ra những sản phẩm độc đáo mang tính thẩm mỹ cao và qua đó họ mua sản phẩm trực tiếp làm đồ lưu niệm.