MỤC LỤC
( Nguồn : Số liệu lưu trữ của Cục quản lý lao động với nước ngoài ) Thời kỳ này, số lượng người đi xuất khẩu lao động tăng mạnh qua từng năm cho thấy sự đi lên về chất lượng cũng như nhận thức của người lao động, sự cố gắng của Nhà nước cùng với sự vươn lên của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Ngành nghề xuất khẩu lao động cũng rất đa dạng, có đến trên 30 ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như : xây dựng, cơ khí, giúp việc gia đình và khán hộ công, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học v.v. Tuy nhiên, cần nhận thấy đây vẫn chỉ là những bước đi khởi đầu để tạo đà cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam tiếp tục phấn đấu, mở rộng thêm thị trường lao động và tăng số lượng cũng như chất lượng lao động xuất khẩu trong thời gian tới.
Mức thu nhập ròng hàng tháng (kể cả làm thêm giờ, sau khi đã trừ đi chi phí sinh hoạt ngoài nước) bình quân đầu người khoảng 350USD/người. Chỉ tính riêng trong năm 2001, tổng số tiền lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau gửi về nước đã đạt 1,3 tỷ USD. Đó là khoản thu lớn góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, phục vụ thiết thực cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà. Tuy nhiên cần nhận thấy hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta cũng còn nhiều bất cập, nhiều tồn tại cần khắc phục. Đầu tiên phải kể đến công tác quản lý xuất khẩu lao động chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các cơ quan chức năng trong việc quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện các hợp đồng lao động. Việc tuyển chọn và làm thủ tục cho lao động dù đã có sự cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng hiện vẫn còn qua rất nhiều khâu trung gian nên người lao động phải mất nhiều thời gian và chi phí bất hợp lý. Cá biệt vẫn có tình trạng lừa đảo, thu tiền bất chính từ người lao động. Thêm vào đó, công tác đào tạo chuẩn bị nguồn lao động trước khi đi cũng như quản lý lao động tại nước đến chưa được sự quan tâm đúng mức từ phía doanh nghiệp, lao động trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ còn yếu, ý thức chấp hành nội quy và pháp luật nước sở tại rất kém, dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc hay bị trả về nước do không đạt yêu cầu còn cao. Đây là những vấn đề bức thiết mà chúng ta cần phải khắc phục và phải khắc phục nhanh để hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta thực sự đạt đến hiệu quả kinh tế - xã hội tương xứng với tiềm năng và cơ hội của mình. III – Vị trí, vai trò của khu vực thị trường các nước Đông và Đông Nam Á đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước ta. 1, Các thị trường xuất khẩu lao động hiện nay của nước ta. Bước sang thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường, chúng ta đã mất hầu hết các thị trường hợp tác lao động truyền thống trước đây, song bằng nỗ lực của chính mình, ta đã tiếp cận mở thêm và phát triển được nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới. Trong vòng hơn 10 năm qua, ngành xuất khẩu lao động nước ta đã đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại trên 30 thị trường thuộc nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Các thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của nước ta hiện nay có thể phân thành bốn khu vực thị trường bao gồm : khu vực thị trường Trung Đông, khu vực thị trường Châu Phi, khu vực thị trường trên biển và khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á. a, Khu vực thị trường Trung Đông :. Trung Đông là một trong những khu vực thu hút số lượng lao động lớn nhất trên thế giới thường xuyên có khoảng 9 -10 triệu lao động ngoại quốc làm việc tại các thị trường này) với các ngành nghề đa dạng : xây dựng,. Khu vực này có điều kiện làm việc rất khó khăn, khí hậu và môi trường sinh hoạt rất khắc nghiệt, công việc chủ yếu làm ngoài trời nắng nóng, tiền lương thấp (100 – 150 USD/tháng đối với lao động tay nghề thấp và 200 – 300 USD/tháng đối với công nhân kỹ thuật, kỹ sư, cán bộ quản lý) nhưng phải chịu nhiều loại thuế, phong tục tập quán đạo Hồi nghiêm ngặt. Khu vực này đồng thời cũng bao gồm những thị trường tiếp nhận lao động có quy mô lớn nhất ở Châu Á với tổng số lao động nước ngoài đi theo con đường hợp pháp lên đến trên 2.000.000 người, chưa kể hàng triệu lao động nước ngoài nhập cư bất hợp pháp khác.
Không chỉ lớn mạnh về số lượng lao động nước ngoài tiếp nhận hàng năm, khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á còn rất đa dạng về ngành nghề tiếp nhận lao động nước ngoài (gồm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế), hình thức tiếp nhận (hợp dồng tu nghiệp sinh hoặc lao động), trình độ lao động (lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật, chuyên gia). Có thể nói không ngần ngại rằng khu vực Đông và Đông Nam Á là khu vực thị trường xuất khẩu lao động có tầm quan trọng bậc nhất đối với nước ta hiện nay và theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, khu vực thị trường này vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ chốt cả trong những năm tới đây.