MỤC LỤC
Tại NH thành viên: sử dụng tài khoản “Thanh toán bù trừ của NH thành viên- SH 5012” – tài khoản này dùng để hạch toán toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ với các NH thành viên khác. Các NH thành viên đều phải mở TKTG tại NH chủ trì, thanh toán kết quả bù trừ chính là việc NH chủ trì ghi Nợ, ghi Có vào TKTG của NH thành viên – TK đối ứng với TKTG của NH thành viên là tài khoản TTBT của NH chủ trì.
Trong trường hợp tài khoản tiền gửi thanh toán của một ngân hàng thành viên bất kỳ không có đủ số dư để thanh toán kết quả phải trả của mình thì Ngân hàng chủ trì TTBTĐT sẽ phải chuyển bớt một số lệnh thanh toán của ngân hàng này để xử lý vào phiên thanh toán bù trừ kế tiếp (nếu là xử lý tại phiên TTBTĐT) hoặc phải hủy bỏ các lệnh thanh toán này nếu là tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử trong ngày. - Chia sẻ khoản thiếu hụt trong quyết toán bù trừ: Chia sẻ khoản thiếu hụt trong quyết toán bù trừ có thể được áp dụng khi một thành viên thiếu vốn thanh toán (sau khi đã áp dụng các giải pháp theo quy định), NHNN có thể xem xét phân bổ khoản tiền thiếu này cho các thành viên đối tác tham gia quyết toán cùng gánh chịu như là một khoản cho vay tạm thời.
Nó đã tạo một nền tảng hành lang pháp lý cho các giao dịch điện tử nói chung và các nghiệp vụ, dịch vụ Ngân hàng hiện đại nói riêng, tạo điều kiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT- TT trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động Thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Thực ra, trong nhiều năm qua (khi chưa có luật Giao dịch điện tử), hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng đã triển khai ứng dụng nhiều nghiệp vụ ngân hàng điện tử hiện đại và cũng đã có nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến được cung cấp cho khách hàng trên môi trường điện tử số hoá, như các nghiệp vụ Thanh toán điện tử, Chuyển tiền điện tử và từ tháng 5/2002 đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng rồi. Một mặt giao dịch được tiến hành trực tuyến (Online), xử lý hoàn toàn trên môi trường điện tử hoá, nhưng vẫn phải đồng thời thực hiện những qui định theo phương pháp giao dịch truyền thống: như luân chuyển và kiểm soát chứng từ giấy, in kết quả các giao dịch ra chứng từ giấy để ký và đóng dấu sau khi các giao dịch điện tử đã hoàn thành.., in chứng từ giấy để lưu trữ.
Lúc đầu khi mới thành lập CN cấp 2, NHNo tỉnh cấp (điều chuyển) một số vốn nhất định cho mỗi CN – đó chính là số tiền mặt tồn quỹ ban đầu tại mỗi CN và cũng là số dư Có phải duy trì tại TK 519121 của mỗi CN mở tại NHNo tỉnh (số dư này được Giám đốc NHNo tỉnh quy định cho mỗi chi nhánh trực thuộc từng thời kỳ tùy thuộc vào nhu cầu và hoạt động kinh doanh tại mỗi CN). Việc thanh toán qua tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ như sau:. +) NHNo huyện Lý Nhân nhận tiền từ khách hàng, tức được sử dụng sô tiền đó. +) NHNo huyện Lý Nhân ghi Có TK Điều chuyển vốn nội bộ của NH mình, nhưng tại NHNo tỉnh Hà Nam ghi ngược lại (tức ghi Nợ TK Điều chuyển vốn của NHNo Lý Nhân) và ghi Có cho TK Điều chuyển vốn của NH kia. (13) Tại CN NHNN tỉnh Hà Nam tiến hành thanh toán bù trừ, sau đó hạch toán ghi kết quả bù trừ vào TKTG của NHNo tỉnh Hà Nam, đồng thời giao kết quả bù trừ chi tiết cho từng chi nhánh NHNo huyện thuộc tỉnh Hà Nam để làm căn cứ cho NHNo tỉnh Hà Nam hạch toán vào TK 501201-Mã chi tiết từng chi nhánh NHNo huyện thuộc tỉnh Hà Nam. Giao dịch phát sinh 2: NHNo huyện Lý Nhân nhận được Lệnh chuyển Có bù trừ từ NHNo tỉnh Hà Nam chuyển đến (trong phiên thanh toán bù trừ NHNo tỉnh Hà Nam nhận được các chứng từ thanh toán cho ngân hàng mình và các chi nhánh ngân hàng trực thuộc, từ đó NHNo tỉnh Hà Nam sẽ truyền lệnh chuyển Có đến các chi nhánh ngân hàng huyện).
NHNo huyện Lý Nhân là thành viên của hệ thống chuyển tiền điện tử nội tỉnh (có các thành viên là Trung tâm xử lý tỉnh Hà Nam,các NHNo huyện thuộc tỉnh Hà Nam), NHNo tỉnh Hà Nam là thành viên của hệ thống chuyển tiền ngoại tỉnh (có các thành viên là Trụ sở chính, các NHNo tỉnh, thành phố), NHNo tỉnh Hà Nam là thành viên của hệ thống thanh toán bù trừ giấy (có các thành viên là NHNN tỉnh Hà Nam, các NH thuộc các hệ thống khác nhau trên địa bàn tỉnh Hà Nam), NHNN tỉnh Hà Nam là thành viên của hệ thống TTLCNNH của hệ thống NHNN. Các đơn vị tham gia vào việc chia sẻ phí bao gồm: Ngân hàng A là chi nhánh NHNo nhận chứng từ và khởi tạo lệnh thanh toán cho khách hàng, ngân hàng B là chi nhánh NHNo nhận lệnh thanh toán để phục vụ người thụ hưởng theo chỉ dẫn của lệnh thanh toán (hai chi nhánh ngân hàng này đều là NHNo huyện cùn tỉnh), Trung tâm xử lý tỉnh.
Bước 3: Xử lý của người kiểm soát (cô Điệp), người kiểm soát sử dụng chữ ký điện tử của mình để vào chương trình, kiểm soát các dữ liệu của lệnh chuyển tiền vừa lập, đảm bảo dữ liệu đã được nhập đầy đủ, chính xác, theo đúng mẫu biểu, khớp đúng với chứng từ chuyển tiền khách hàng nộp vào và chữ ký của kế toán viên giao dịch, kế toán viên chuyển tiền theo quy định. Quy trình chuyển tiền điện tử đã được phân quyền trách nhiệm cho từng cán bộ cụ thể nhưng do tại ngân hàng vẫn giao dịch theo mô hình một cửa nên cả ngân hàng thực hiện toàn bộ quy trình chuyển tiền điện tử trên một máy tính (phòng kế toán có tất cả 7 máy tính), do đó tính độc lập trong lập lệnh chuyển tiền giảm. Để lập lệnh chuyển tiền vẫn phải có đầy đủ ba chữ ký điện tử của ba người như trên nhưng do thực hiện trên cùng một máy nhiều khi khách hàng đông, một người tiện thể làm luôn do biết được mật mã, chữ ký của người kia, tính kiểm soát trong trường hợp này không thực hiện được.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THANH TOÁN VỐN TẠI
AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, Kiện toàn một bước về tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng: giảm cầu cấp trung gian; cải cách khâu kế toán; nâng cao chất lượng cán bộ tham mưu tại Trụ sở chính; tập trung đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ cán bộ nhân viên; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học;. NHNo&PTNT huyện Lý Nhân là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, do đó hệ thống thanh toán vốn với các NH khác phải tuân theo hệ thống thanh toán chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, tuân theo hệ thống thanh toán vốn mà NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam tham gia và áp dụng cho các chi nhánh cấp 2 của mình. Khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với các đơn vị hành chính sự nghiệp, giữa nhân dân với doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp và thanh toán giữa nhân dân với nhân dân có giá trị lớn như mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất, các tài sản vật dụng đắt tiền… Muốn làm được điều này, trước tiên là đội ngũ công chức Nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước phải mỏ TKTG tại chi nhánh NHTM hoặc Kho bạc nhà nước.
* NHNo tỉnh Hà Nam được NHNN tỉnh Hà Nam mở tài khoản phải thu và phải trả để hạch toán các GD phát sinh trong ngày (thay cho TKTG tại NHNN trước đây), cụ thể:. +) Chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ phản ánh vào tài khoản phải trả mở tại NHNN tỉnh Hà Nam. +) Chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ phản ánh vào tài khoản phải thu mở tại NHNN tỉnh Hà Nam. * Số dư trên tài khoản phải thu, phải trả cuối ngày giao dịch (theo giờ thông báo của NHNN tỉnh Hà Nam) được tất toán và phần chênh lệch số dư trên tài khoản phải thu, phải trả của NHNo tỉnh Hà Nam tại NHNN tỉnh Hà Nam sẽ được kết chuyển về TKTG của NHNo&PTNT – VN mở tại Sở GD NHNN (tài khoản này do TTTT NHNo làm chủ tài khoản).