MỤC LỤC
Phỏng vấn các cán bộ quản lý thuộc UBND Thị xã, gồm: 06 lãnh đạo HĐND, UBND Thị xã, 13 lãnh đạo các phòng chuyên môn nhằm: (1) Xây dựng khung năng lực cho công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Thị xã và (2) Xác định yêu cầu về năng lực và đánh giá thực trạng năng lực của họ. Yêu cầu về năng lực và đánh giá năng lực hiện tại của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Thị xã Buôn Hồ.
- Cách thiết kế phiếu điều tra: Trên cơ sở các yếu tố cấu thành năng lực đối với công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND thị xã, tác giả tiến hành thiết kế mẫu phiếu điều tra để đánh giá thực trạng năng lực của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Thị xã. Nội dung phiếu điều tra được thiết kế tập trung vào kiến thức về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và ý thức thái độ của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Thị xã Buôn Hồ.
Nguồn: Tác giả tổng hợp - Nội dung điều tra: Đánh giá thực trạng năng lực của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Thị xã Buôn Hồ. Mẫu phiếu được thiết kế chung dùng cho 3 đối tượng đánh giá là: lãnh đạo, công chức các phòng, ban chuyên môn và người dân.
Kết cấu của luận văn
Cơ sở lý luận và pháp lý về năng lực của công chức các phòng,
Yêu cầu và thực trạng năng lực của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ
Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND thị xã Buôn Hồ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
Trên cơ sở đó, nghị định 117/2003/NĐ-CP quy định: “Công chức là những người được nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, hoặc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Theo Luật cán bộ công chức năm 2008 thì khái niệm công chức được định nghĩa như sau: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy.
YÊU CẦU VÀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CÁC PHềNG BAN CHUYấN MễN THUỘC
Có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên: Rừng thông – sông - hồ – thác nước, cùng các tài nguyên xã hội và nhân văn khác để xây dựng thương hiệu riêng và điểm đến hấp dẫn của Buôn Hồ là tiềm năng, thế mạnh để Buôn Hồ phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa. Chính những điều kiện kinh tế, xã hội và tốc độ phát triển của thị xã như đã nêu trên đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực của đội ngũ công chức các phòng ban chuyên môn thuộc UBND thị xã, vì công chức phải cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng với sự thay đổi của thị xã.
Số công chức có trình độ trung cấp và cao đẳng hàng năm giảm là biểu hiện có nhiều công chức đã học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình đáp ứng yêu cầu công việc. Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Buôn Hồ Từ đó ta thấy được cơ cấu công chức hiện nay của UBND thị xã thiếu đồng bộ và chưa có tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi.
Về kiến thức: Nhìn chung kiến thức là một yêu cầu rất quan trọng trong việc thực thi nhiệm vụ, nếu kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ không có thì công chức sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra kết quả công việc kịp thời đúng thời hạn. Về kỹ năng: Đây là yếu tố quyết định tạo nên năng lực làm việc của công chức, tác giả đã đưa ra các 5 nhóm: kỹ năng tư duy tổng hợp; kỹ năng lập kế hoạch;.
Công chức, cán bộ lãnh đạo và người dân đánh giá lần lượt là 3.50 – 3.44 – 3.52 thể hiện mặc dù công chức tự đánh giá họ đã đáp ứng yêu cầu về kiến thức quản lý nhà nước, tuy nhiên lãnh đạo đánh giá tiêu chí này của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Thị xã chưa đáp ứng yêu cầu cần được bổ sung và nâng cao hơn nữa bởi yêu cầu đầu tiên của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND là phải có kiến thức về quản lý nhà nước. Đây là một kỹ năng rất cần thiết của một công chức, bởi công chức là người tham mưu thực hiện nhiệm vụ được phân công theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị được quy định bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo, vì vậy trong quá trình tham mưu thực hiện nhiệm vụ phát sinh các khó khăn, vướng mắc hoặc chưa rừ ý kiến chỉ đạo của lónh đạo, cụng chức cần kịp thời bỏo cáo, đề xuất và xin ý kiến của lãnh đạo để tham mưu thực hiện cho trúng, đúng, tiết kiệm được thời gian, công sức tránh việc làm đi làm lại nhiều lần.
- Trong công tác quản lý công chức trên địa bàn thị xã thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức thường kỳ vào cuối năm theo quy định để đánh giá một cách toàn diện từ lập trường tư tưởng đến công tác chuyên môn, nghiệp vụ, quan hệ xã hội.., nhưng trên thực tế cho thấy việc đánh giá này còn mang tính hình thức tồn tại phổ biến hiện tượng “bình quân chủ nghĩa“ ngoại trừ những người quá chây lười hoặc có sai sót nghiêm trọng, còn hầu như ai cũng đạt mức “ hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Đào tạo chưa thực sự gắn với quy hoạch, chưa gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng, thậm chí còn tình trạng tự phát vẫn có một số bộ phận công chức có quan niệm học chạy theo bằng cấp nên xảy ra tình trạng một người đi học nhiều lớp cùng một thời điểm, không đảm bảo chất lượng học tập hoặc một số người đi học nâng cao nhưng chuyên ngành đào tạo không phù hợp với chuyên ngành trước đây đã học và không phù hợp với vị trí công việc đang đảm nhận.
Vì vậy nếu chế độ tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.
PHềNG, BAN CHUYấN MễN THUỘC UBND THỊ XÃ ĐẾN NĂM 2020 Phương hướng nâng cao năng lực cán bộ, công chức các phòng ban chuyên môn thuộc UBND Thị xã Buôn Hồ đến năm 2020 được thị xã xác định: “công tác tổ chức và cán bộ công chức phải thật đồng bộ và gắn chặt giữa các tổ chức và cán bộ, việc sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy phải gắn liền với cải cách hành chính, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ công chức, làm trong sạch đội ngũ, từng bước đẩy lùi tệ tham nhũng và các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lý tưởng..tập trung xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới”. - Đổi mới quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ, công chức; đảm bảo đánh giá cán bộ, công chức phải công khai, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ để đánh giá năng lực cán bộ, công chức.
UBND Thị xã cần chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Thị xã xõy dựng quy chế làm việc, phõn cụng nhiệm vụ cỏn bộ cụng chức rừ người, rừ trỏch nhiệm, xõy dựng chương trỡnh, kế hoạch cụng tỏc hàng quý, thỏng rừ nội dung cụng việc, cú phõn cụng cụng chức thực hiện rừ việc, ấn định tiến độ thời gian hoàn thành; từ kế hoạch công tác tháng chỉ đạo xây dựng lịch công tác tuần, chi tiết công việc sẽ thực hiện trong từng ngày làm việc để nâng cao hiệu suất công việc; tiến hành kiểm việc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện theo lịch công tác tuần, kế hoạch công tác hàng tháng. Các quy định về đánh giá công chức thời gian qua đã có những cải tiến quan trọng trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, chuyển từ cách thức tự kiểm điểm và bình bầu sang đánh giá trên các nội dung: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác; chú trọng đến kết quả thực hiện được giao; phương pháp đánh giá kết hợp giữa hình thức tự đánh giá của công chức, các góp ý của tập thể đơn vị công tác, và ý kiến của thủ trưởng đơn vị để xếp loại công chức hàng năm theo 4 mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.
Qua mấy chục năm cải cách, thể chế công chức nước ta đã từng bước được cải cách: tuyển dụng qua hình thức thi tuyển, thi nâng ngạch, chuyển đổi vị trí công tác, luân chuyển, đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt đã có văn bản quy định, tuy nhiên khâu tổ chức thực hiện thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Vì vậy, muốn thực hiện được chiến lược cải cách hành chính đến năm 2020, các cơ quan hành chính nhà nước cần đổi mới về thể chế công chức nhất là khâu tổ chức thực hiện; phải có sự quyết tâm cao độ trong chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực công chức nói chung và công chức chuyên môn nói riêng.