MỤC LỤC
Các tiêu chí thuộc yếu tố tâm lí được sử dụng làm cơ sở phân đoạn thị trường đối với sản phẩm mà khách hàng quan tâm đến những đặc tính của sản phẩm gắn với thuộc tính tâm lí lòng tự hào về quyền sở hữu, cá tính, lối sống hơn những khía cạnh khác, ví dụ: quần áo, mĩ phẩm, sản phẩm thể thao, dịch vụ giải trí…. Định vị thị trường (hay nói cách khác là việc xác định vị thế cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu) là việc thiết kế một sản phẩm có những đặc tính khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm tạo cho sản phẩm một hình ảnh riêng trong con mắt khách hàng.
Tuỳ theo hình thức các chuỗi cửa hàng với những thương hiệu nổi tiếng như: MacDonald, KFC, Lipton, Trung nguyên café… với những phong cách quảng bá mang dấu ấn riêng về văn hoá doanh nghiệp của từng công ty, cùng những logo biển hiệu được trang trí chuyên nghiệp và hoành tráng luôn luôn vươn đến khách hàng và người tiêu dùng thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp và toàn diện. Kích thích tiêu thụ bao gồm những công cụ để kích thích tiêu dùng như: đưa mẫu chào hàng, phiếu thưởng, bớt tiền khi thanh toán bằng tiền mặt, giảm giá đặc biệt, quà tặng, giải thưởng, phần thưởng cao cho khách hàng thường xuyên, dùng thử miễn phí, bảo hành sản phẩm, trình diễn tại các điểm bán, tổ chức các cuộc thi…Bên cạnh đó là khuyến mãi mậu dịch như: bớt giá khi mua hàng nhiều, hàng tặng miễn phí, trợ giá cho hàng hoá, trợ cấp cho việc hợp tác quảng cáo, quảng cáo và trưng bày hàng, biếu tiền cho những người bán lẻ, thi bán hàng giữa các đại lý….
Về tổ chức các đơn hàng xuất khẩu: Thông tin về các nguyên vật liệu nhập khẩu còn có thời điểm chưa chính xác, nguyên vật liệu trong nước phục vụ cho các đơn hàng còn chưa đồng bộ và thiếu kịp thời, do đó mà một số đơn hàng chưa đáp ứng được thời gian xuất hàng.Kế hoạch sản xuất theo tháng còn chưa thực hiện được, các vướng mắc trong quá trình sản xuất chưa được giải quyết kịp thời, năng suất lao động tại các phân xưởng may còn chậm. - Về công tác kỹ thuật công nghệ : Điều kiện kỹ thuật công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.Đăc biệt, đối với cỏ đơn hàng cú sử dụng chất liệu mới, chưa cú sự theo dừi và giỏm sỏt thường xuyên, thêm nữa là sự phối hợp giải quyết chưa kịp thời và dứt khoát.Quy trình công nghệ chưa được thực hiện nghiêm túc, công tác kiểm tra, giám sát còn bị buông lỏng, việc xử lý sai phạm chưa thực sự kiên quyết. - Về công tác quản lý máy móc thiết bị: Công tác kiểm tra, phát hiện các hạn chế, hỏng hóc còn bị buông lỏng và không thường xuyên.Khi xảy ra hỏng hóc, yêu cầu phải sửa chữa đột xuất còn chưa đáp ứng được.Bên cạnh đó, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên còn chưa đồng đều, tác phong làm việc chưa khẩn trương, chưa thật sự quan tâm đúng mức tới công tác bảo quản thiết bị và giáo dục ý thức cho người công nhân vận hành.
Để tồn tại và phát triển tại thị trường Việt Nam Công ty Giầy Thượng Đình nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất giầy dép trong nước nói chung không những phải cạnh tranh với các hãng giầy dép nội địa khác mà còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài như: Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan..và đặc biệt là Trung Quốc. Theo kết quả “Báo cáo phân tích hành vi và nhu cầu mua sắm sản phẩm giày dép của người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam, 2012” được Hiệp hội Da Giày Việt Nam thực hiện theo đề án Chương trình Xúc Tiến Thương Mại năm 2012 đã được Bộ Công Thương phê duyệt thì đa số người tiêu dùng có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng (chiếm khoảng 50,3%), mức từ 5 đến dưới 10 triệu chiếm 37,1%, và mức trên 20 triệu/tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể (1,2%). Hiện nay mức giá gia công giầy vải thấp hơn từ 1,5-2 lần so với giá gia công giầy thể thao do nhu cầu về giầy thể thao ở thị trường Châu Âu cao mà sản xuất trong khu vực này lại chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường nên thị trường khu vực này phải nhập từ bên ngoài cùng với đó là những ưu đãi cho việc nhập sản phẩm giầy thể thao nên làm cho giá gia công sản phẩm này cao hơn thị trường khác.
Dựa vào bảng giá cả các sản phẩm truyền thống của công ty và các đói thủ cạnh tranh, ta thấy giá bán ra trên thị trường của công ty khá cao so với giá của các công ty khác như: Thăng Long,Thụy Khuê, T&T và thậm chí cả Biti’s Đặc biệt là với giá cả hàng hóa của Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam thì giá thấp hơn hẳn giá cả các sản phẩm cùng loại của công ty nói riêng và của doanh nghiệp sản xuất khác trong nước nói chung, nó đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về giá đối với hàng Việt Nam. Hiện nay, công ty đã có hàng chục đại lý nằm ở cả 3 miền đất nước, tiêu biểu như các đại lý ở Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng…Tuy nhiên mức độ tiêu thụ ở từng đoạn thị trường là chưa đồng đều và chủ yếu tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm hơn 80% doanh số bán ra trên thị trường nội địa).
Công ty chỉ chú trọng giữ mối quan hệ với khách hàng trực tiếp là các đại lý, còn các nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng công ty hầu như không có mối liên hệ nào cả. Mặt khác, công ty cũng không có các hình thức như chiết khấu, giảm giá cho các thành viên trong kênh, hình thức ưu tiên duy nhất mà các công ty áp dụng cho các thành viên là cho trả chậm nhưng trong thời gian rất ngắn, thường chỉ từ 7 – 10 ngày, chủ yếu cho các cửa hàng và đại lý lớn. Công ty cần tăng cường phát huy điểm mạnh khắc phục dần các điểm yếu, những tồn đọng để tiếp tục thành công trên con đường chinh phục các đoạn thị trường mới và giành vị thế cạnh tranh cao trong tương lai.
HOÀN THIỆN QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV GIÀY THƯỢNG
-Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã đa dạng, giảm giá thành sản phẩm, giao hàng đúng thời gian, đáp ứng đầy đủ các dịch vụ. -Duy trì và tăng cường mức độ đáp ứng nhu cầu tại các thị trường truyền thống như thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… Đồng thời khai thác, mở rộng thị trường trong nước ra một số tỉnh khác.
- Thông tin về đối thủ cạnh tranh:Công ty giầy Thượng Đình bị rất nhiều Công ty khác cạnh tranh trên thị trường, những thay đổi về chiến lược hoạt động của những Công ty này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, do vậy Công ty phải thu thập thông tin của những Công ty này, tìm hiểu, đánh giá những điểm mạnh yếu và đưa ra dự đoán quyết định sắp tới của đối thủ và có phương hướng đối phó với các Công ty này. Để thông điêp quảng cáo phát huy tính hiệu quả và tạo được dấu ấn riêng trong lòng người tiêu dùng, công ty cần làm cho thông điệp quảng cáo trở nên ngắn gọn, xúc tích, lược bỏ hết phần giới thiệt không cần thiết, tập trung vào việc gợi mở nhu cầu, kích thích quyết định mua của khách hàng tiềm năng ứng bằng việc đưa ra các thuộc tính sản phẩm thỏa mãn nhu cầu ở từng đối tượng khách hàng. Công ty cũng nên tăng cường tham gia các hội chợ, triển lãm để có thể giới thiệu về sản phẩm, về công ty; tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, khách hàng cũng như nhu cầu của khách hàng;…Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng hội chợ thương mại là nơi hàng ngàn công ty đến trưng bày sản phẩm của mình, do vậy công ty phải cân nhắc lựa chọn trước khi quyết định tham gia.