Hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức ngành công thương giai đoạn 2015 - 2020

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cho ngành Công Thương.

Phương pháp chuyên ngành

- Phương pháp thống kê và phân tích đánh giá tổng hợp: Luận văn phân tích, hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian về tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ngành Công Thương. - Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả cũng đã sử dụng các số liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát riêng của Bộ Nội vụ đối với các cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương.

Những đóng góp của luận văn

- Phương pháp thu thập và hệ thống hóa các số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương.

Kết cấu của luận văn

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

    Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác của công chức, viên chức mà còn liên quan đến việc xác định và thỏa mãn các nhu cầu phát triển khác như phát triển đa kỹ năng, tăng cường năng lực làm việc để công chức viên chức đảm nhận thêm trách nhiệm, tăng cường năng lực công tác toàn diện và chuẩn bị cho đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn trong tương lai của công chức, viên chức. Ví dụ như: Khóa học làm quen với công việc dành cho công chức mới được tuyển dụng hoặc mới chuyển công tác từ nơi khác đến; Khóa học đào tạo cơ bản được tổ chức cho người mới tuyển dụng trong năm đầu tiên công tác; Khóa học nâng cao bổ sung, giúp công chức đạt hiệu quả cao nhất trong công việc và nâng cao khả năng làm việc của người đó trong tương lai; Khóa học mở rộng tạo điều kiện cho công chức được trang bị những kiến thức và nghiệp vụ bên ngoài lĩnh vực chuyên môn chính để có thể đảm đương những công việc liên quan khi cần thiết.

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH CÔNG

    THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-2014

    Giới thiệu về ngành Công Thương

    - Quyết nghị số 786/NQ/TVQHK6 ngày 11/8/1969 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chia Bộ Công nghiệp nặng thành hai bộ và một Tổng cục thuộc Hội đồng Chính phủ (Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, Tổng cục Hoá chất); thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra; thành lập Bộ Vật tư trên cơ sở bộ máy của Tổng cục Vật tư. Đại bộ phận công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, phần lớn đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định, có ý thức tôn trọng và biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

    Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của ngành Công Thương giai đoạn 2012-2015
    Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của ngành Công Thương giai đoạn 2012-2015

    Thuận lợi, khó khăn của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương

    Trong những năm gần đây, Bộ Công Thương đã phân công cho các đơn vị thuộc Bộ tiến hành biên soạn nhiều bộ tài liệu bồi dưỡng như chương trình bồi dưỡng kiến thức về môi trường; biến đổi khí hậu; xúc tiến thương mại; nghiệp vụ quản lí chợ…Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị định 18/2010 ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, Bộ Công Thương đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng kĩ năng chuyên ngành như chương trình bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ thương vụ; chương trình bồi dưỡng cho chuyên viên quản lí thương mại, đội trưởng, đội phó quản lí thị trường; chương trình thanh tra chuyên ngành;. Còn tình trạng các cơ quan, đơn vị cử công chức, viên chức đi học chủ yếu theo nhu cầu của cá nhân mà chưa căn cứ nhu cầu công việc, cử đi học trái chuyên ngành đào tạo, không phù hợp với vị trí đang đảm nhận, đi học chủ yếu lấy bằng cấp mà chưa vì mục đích là nâng cao trình độ năng lực, gây khó khăn trong việc đánh giá chất lượng công chức, viên chức, chất lượng của khóa đào tạo, bồi dưỡng hoặc đánh giá không chính xác.

    Phân tích thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành Công Thương

    Bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, về chuyên môn nghiệp vụ quản lý hành chính và quản lý nhà nước đối với ngành chuyên môn gồm các nội dung như: Tổ chức thực hiện quyền lực chính trị ở nước ta; Những vấn đề cơ bản về hệ thống các cơ quan nhà nước; Pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; Những nội dung về công tác quản lý hành chính, xây dựng và thực thi các chính sách công; Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; Những kỹ năng cơ bản về giao tiếp văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, công chức, đạo đức nghề nghiệp; Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức và điều hành công sở, chương trình đào tạo thạc sĩ hành chính …. Tuy nhiên có hai nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn đối tượng học viên không phù hợp là do chỉ quan tâm đến kết quả có bao nhiêu người đã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng dựa trên việc quy hoạch các đối tượng khá rộng (ví dụ như: các công chức, viên chức quản lý các cấp của nhà nước, các cán bộ quản lý các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý các HTX, chợ…) mà không quy định cụ thể, chi tiết cho tới từng đối tượng với nội dung đào tạo, bồi dưỡng riêng cho đối tượng đó; Nguyên nhân thứ hai có ý nghĩa sâu xa hơn đó là ngành Công Thương chưa xây dựng được đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho từng đối tượng cụ thể cũng như chưa có biện pháp kiểm soát kết quả tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức nên việc cử đối tượng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng không bị ràng buộc chặt chẽ.

    Bảng 2.6: Tổng hợp lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng  theo ngạch công chức, viên chức của Bộ Công Thương năm 2014
    Bảng 2.6: Tổng hợp lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch công chức, viên chức của Bộ Công Thương năm 2014

    Đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức 1. Một số kết quả đạt được

    Bên cạnh đó, Nhà trường chủ động phối hợp với nhiều đơn vị trong Bộ, các doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng kiến thức về quản lí, lãnh đạo doanh nghiệp, thi nâng ngạch tiêu biểu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tổng công ty thuốc lá Việt Nam; Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp và một số đơn vị khác đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động của các đơn vị trong ngành Công Thương. Ngoại trừ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức về lý luận chính trị, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức về chuyên môn đều được xây dựng, phát hành tùy theo từng dự án, tùy vào đội ngũ giảng viên và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mà có tài liệu đào tạo, bồi dưỡng là khác nhau, hầu như không tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn của học viên hay bên có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

    Bảng 2.7: Kinh phí đào tạo công chức, viên chức cơ quan Bộ Công Thương  giai đoạn 2010-2014
    Bảng 2.7: Kinh phí đào tạo công chức, viên chức cơ quan Bộ Công Thương giai đoạn 2010-2014

    PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

    ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

    NGÀNH CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015-2020

    Phương hướng hoạt động 1. Các điều kiện pháp lí

    Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng hành chính đảm bảo tính thống nhất trong hành động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp…Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ theo định kì bắt buộc hàng năm; Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm”..Đây là những căn cứ pháp lý để thực hiện đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhà nước đã dành khoản ngân sách không nhỏ cho việc tăng cường năng lực nhận thức về hội nhập kinh tế, WTO, môi trường, xúc tiến thương mại..Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp biên soạn tài liệu theo nhu cầu mới; Tổ chức tập huấn giảng viên về phương pháp giảng dạy hành chính hiện đại; Nghiên cứu sửa đổi chế độ sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện để áp dụng có hiệu quả hình thức bồi dưỡng mới v.v…Do đó, có thể nói, các căn cứ và điều kiện để thay đổi, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức về cơ bản đã được chuẩn bị.

    Phương hướng hoàn thiện

    Những yếu tố khách quan như sự đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển vượt bậc của công nghệ, vấn đề hội tụ công nghệ, sức ép của tiến trình toàn cầu hóa, tự do hoá ngày càng tăng trên thế giới cũng như những yếu kém do năng lực chủ quan của đội ngũ công chức, viên chức nhà nước so với các nước trong khu vực và thế giới đã và đang đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nhiệm vụ cấp thiết phải đổi mới để từng bước hội nhập quốc tế đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Với các quy định về mặt nguyên tắc đối với việc xác định vị trí việc làm kết hợp với tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức việc nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức là một sự cần thiết, tất yếu và là nhiệm vụ mà các cơ quan được giao thẩm quyền quản lý công chức, viên chức cũng như các tổ chức được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải có trách nhiệm quan tâm xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng công chức, viên chức theo hướng tập trung nhiều hơn vào năng lực thực hiện công vụ để đáp ứng yêu cầu công việc.

    Các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương

    Có thể liệt kê một số năng lực như năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Năng lực tham mưu chiến lược và điều hành công việc hàng ngày; Năng lực bao quát với năng lực biết tập trung cho các công việc chính yếu, quan trọng; Năng lực định hướng chỉ đạo với năng lực biết lắng nghe trao đổi và đối thoại; Năng lực quản lý hành chính, tài chính và nhân sự trong cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý; Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức trong cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý; Năng lực sử dụng các công cụ quản lý phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, việc triển khai đồng bộ các giải pháp khác như xây dựng các vị trí việc làm, đổi mới phương thức quản lý biên chế, đổi mới nội dung và hình thức thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, đổi mới chế độ đào tạo, bồi dưỡng..theo hướng chú trọng yếu tố năng lực, trọng dụng người có tài năng trong hoạt động công vụ sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tiếp tục đổi mới chế độ công vụ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay.

    Bảng 3.2: Bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức, viên chức ngành Công Thương Đối với người thực thi công việc Đối với người liên quan
    Bảng 3.2: Bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức, viên chức ngành Công Thương Đối với người thực thi công việc Đối với người liên quan