MỤC LỤC
Việt Nam với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (gọi tắt là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, viết tắt theo tiếng Anh là: BTA) là hiệp định có mức độ cam kết cao nhất mà Việt Nam đã ký kết trên trường quốc tế bởi vì nó được đàm phán và ký kết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của WTO và những đòi hỏi khắt khe nhất của một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Thông qua Hiệp định này, Việt Nam cam kết từng bước dành quy chế đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực; loại bỏ một số quy định của pháp luật hiện hành không còn phù hợp với hiệp định; bỏ ngay quy định về cân đối xuất nhập khẩu và quy định về quản lý ngoại hối đối với hàng nhập khẩu; cho phép các nhà đầu tư Hoa Kỳ thành lập DN liên doanh hoặc DN 100% vốn của mình để kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các hàng hoá; xoá bỏ dần hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư trong 7 ngành dịch vụ: Dịch vụ chuyên ngành (pháp lý, kiểm toán, kế toán, kiến trúc tư vấn kỹ thuật, vi tính, quảng cáo, thăm dò thị trường), dịch vụ thông tin liên lạc (viễn thông giá trị gia tăng, viễn thông cơ bản, điện thoại cố định, dịch vụ nghe nhìn), dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ), dịch vụ giáo dục, dịch vụ tài chính (bảo hiểm ngân hàng) và dịch vụ y tế.
Hoa Kỳ cũng sẽ dành cho các nhà đầu tư Việt Nam bất kỳ sự ưu đãi nào cao hơn các nguyên tắc đối xử nói trên được quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành, các hiệp định quốc tế hoặc thoả thuận cụ thể với nhà đầu tư. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-TW, ngày 27 tháng 11 năm 2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định một nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “Đổi mới mọi mặt hoạt động kinh tế ở trong nước.
Rừ ràng, những điểm mốc quan trọng về mở cửa của kinh tế và tự do hoỏ thương mại, đầu tư đối với nước ta đã và đang mở ra trước mắt với các cam kết về sửa đổi hệ thống pháp luật nhằm thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2000, và với các cam kết thực hiện đầy đủ AFTA vào năm 2006, hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT, 2010, 2013, 2020 với cam kết thực hiện Hiệp định về khu vực đầu tư ASEAN và những cam kết khác đối với nhiều mặt, đặc biệt nhất và quan trọng nhất là cam kết sửa đổi hệ thống nội luật để phù hợp với các quy định và yêu cầu của WTO. Trong bối cảnh đó, với sự tác động của các chế định pháp lý quốc tế, với những đòi hỏi của các thoả thuận song phương và đa phương đã cam kết, pháp luật về đầu tư nói chung và pháp luật về FDI nói riêng của Việt Nam cần phải được tiếp tục sửa đổi, bổ sung những điểm còn thiết sót bất cập để hoàn thiện hơn nữa mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn hoạt động hợp tác và đầu tư, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ và đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” để phát triển nền kinh tế đất nước.
Việc ký kết các Hiệp định này không những khai thông quan hệ hợp tác đầu tư với các nước ký kết mà còn khẳng định sự phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước lên một tầm cao mới, cũng như tạo tiền đề cho những quan hệ hợp tác kinh tế khác trong các khuôn khổ hợp tác đa phương ngày một phát triển thuận lợi. Mặt khác, phù hợp với thông lệ quốc tế, Việt Nam bảo lưu các ưu đãi dành cho nhà đầu tư của nước thứ ba trong khuôn khổ Liên minh thuế quan, Hiệp định kinh tế khu vực…Về đối xử quốc gia, trong tất cả các Hiệp định đã ký kết, Việt Nam không thừa nhận nguyên tắc đối xử này hoặc chỉ cam kết thực hiện trên cơ sở “phù hợp với pháp luật của mình”;.
- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trớ tuệ, trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và “ bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều7- Luật Đầu tư năm 2005) và đã được cụ thể hóa hơn trong Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Các quy định này đã tạo ra các điều kiện mở mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn tin tưởng an tâm đối với mọi vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam bảo đảm không để có sự xâm phạm nào đến các quyền này nếu như DN thực hiện việc đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Quyền SHCN và CGCN này không chỉ được ghi nhận trong các đạo luật trong nước mà còn được bảo hộ bởi các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia như: Công ước Paris 1883 về quyền SHCN; Thỏa ước Madrid năm 1881 về nhãn hiệu hàng hóa…. - Để phù hợp với các quy định trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài lộ trình mở cửa thị trường đầu tư, đồng thời không hạn chế, bắt buộc các nhà đầu tư phải thực hiện một số hành vi như quy định tại Điều 8 Luật Đầu tư năm 2005:. Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết;. Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:. “a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;. b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;. c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;. d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;. đ) Đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;. e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 26/2004/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện quy định bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, từ 01/01/2004, thu nhập (Bao gồm cả số thuế thu nhập DN đã được hoàn trả cho số lợi nhuận dùng để tái đầu tư và thu nhập do chuyển nhượng vốn, mua cổ phần) của nhà đầu tư nước ngoài và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước khi chuyển ra nước ngoài không phải nộp thuế. Mở và sử dụng tài khoản tại các ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật đầu tư năm 2005 như sau: "Nhà đầu tư được mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản tiền đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam” và “Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao…. Trong khoảng thời gian 1991-1996: FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Tuy vậy để thu hút FDI nhiều hơn nữa trong thời gian tới, tác giả xin đề xuất một số giải pháp dưới đây. Các giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong.
Mặc dù hoạt động đầu tư đã được điều chỉnh thống nhất bằng Luật Đầu tư năm 2005, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các DN trong nước đã có một sân chơi bình đẳng, nhưng trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những bất cập, bởi vậy các Bộ, Ngành liên quan luôn phải bám thực tiễn để rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra những sửa đổi bổ sung hợp lý trong nhiều chính sách bảo đảm và ưu đãi của Nhà nước: Bảo đảm về vốn, chính sách đất đai, chính sách thuế và hỗ trợ tài chính, chính sách lao động và tiền lương, chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm, chính sách công nghệ…. Đồng thời, để sớm đưa Luật Đầu tư năm 2005 áp dụng trong thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế cần phải có những cải cách theo hướng: Mở cửa thị trường nội địa cho hàng hóa, dịch vụ, vốn… của nước ngoài vào Việt Nam; từng bước cắt giảm thuế quan đối với một số loại hàng hóa, xáo bỏ chính sách bảo hộ đối với hàng hóa, dịch vụ của các DN trong nước; nâng cao quản lí Nhà nước trong vấn đề sở hữu trí tuệ; tiến hành minh bạch hóa việc hoạch định, ban hành và thực thi chính sách quy định pháp luật của đất nước về kinh tế, thương mại và những lĩnh vực có liên quan, nâng cao an toàn pháp lý cho các tổ chức các nhân nước ngoài; nội luật hóa một số quy định của các Công ước và Hiệp định quốc tế về đầu tư mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết vào pháp luật đầu tư Việt Nam; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật cho phù hợp với những điều kiện mới, đặc biệt là thực thi các cam kết quốc tế về quan hệ đầu tư.
Đối với cấp giấy chứng nhận đầu tư, cần phải phân cấp mạnh cho Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài, UBND cấp Tỉnh, Thành phố và Ban quản lý khu công nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư thông qua một đầu mối mà không phụ thuộc vào quy mô hoạt động của DN, trừ những trường hợp những dự án nhạy cảm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, văn hóa đạo đức, thuần phong mỹ tục. - Ban hành nhanh chóng các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và phải nhanh chóng thống nhất thuế suất giữa người nước ngoài và người Việt Nam ở mức độ hợp lý vì trước khi ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao vẫn còn những đối xử thiếu công bằng giữa người Việt Nam và người nước ngoài, chưa bao quát hết các khoản thu nhập cá nhân.