Phân tích hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Agribank: Đánh giá và triển vọng

MỤC LỤC

Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng liên tục với tốc độ cao qua các năm, đảm bảo đủ nhu cầu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch đồng thời góp phần cung ứng vốn cho nông nghiệp nông thôn thông qua các kênh điều chuyển vốn của NHNO&PTNT Việt Nam theo chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ, Ngành trong từng thời kì. Để thu hút tiền gửi, ngoài các loại huy động vốn truyền thống như : huy động tiết kiệm có kì hạn, tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cư, Sở giao dịch còn đưa ra các công cụ, chính sách hợp lý như: lãi suất huy động cạnh tranh, các hình thức gửi tiền, kì hạn gửi tiền đa dạng, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi song song với việc cải tạo mặt bằng giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

VIỆT NAM AGRIBANK

Hoạt động huy động vốn

Tuy năm 2004 cũng xuất hiện một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: hậu quả của dịch cúm gia cầm, giá vàng và giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khi liên tục nâng lãi suất huy động vốn để thu hút nguồn tiền gửi… nhưng Sở giao dịch vẫn đạt được tốc độ tăng nguồn vốn huy động ở mức cao. Thực hiện vai trò là đơn vị đầu mối thực hiện thí điểm các dịch vụ sản phẩm mới của Agribank, bên cạnh các sản phẩm hiện có, Sở giao dịch đã thử nghiệm và triển khai áp dụng kịp thời, có hiệu quả các dịch vụ sản phẩm mới như SMS Banking, Vn Topup, Thẻ tín dụng quốc tế, Thẻ ghi nợ quốc tế, giao dịch Thẻ ghi nợ nội địa qua thiết bị POS, thành lập Đại lý nhận lệnh chứng khoán.

Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Trước hết là do lãi suất huy động tiền đồng cao hơn gần 3 lần số với huy động ngoại tệ, nếu như lãi suất trung bình tiền gửi VNĐ trên dưới 17%/năm thì lãi suất huy động USD cao nhất cũng chỉ khoảng 6%/năm, chính điều đó đã không hấp dẫn các tổ chức và cá nhân gửi tiền USD. Thực tế, năm 2004, nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7.7%, tỷ giá ổn định, lãi suất huy động bằng đồng nội tệ ở mức cao, cùng với đó là việc Sở giao dịch thực hiện mở hàng loạt các tài khoản mới, phát hành số lượng lớn thẻ ATM… khiến vốn huy động bằng nội tệ của Sở giao dịch tăng mạnh. Năm 2005, tốc độ tăng liên hoàn của vốn nội tệ là thấp nhất (1.67%), trong năm này, thị trường tiền tệ Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của việc biến động thị trường ngoại hối thế giới khi lãi suất USD trên thị trường có những diễn biến rất phức tạp.

Sở dĩ năm 2008 vốn ngoại tệ tăng cao là do lạm phát cao, dự trữ tiền đồng trở nên thiếu hấp dẫn, người dân chuyển sang dự trữ vàng và ngoại tệ, hơn nữa lãi suất huy động vốn ngoại tệ trong năm 2008 tăng trong khi lãi suất huy động nội tệ giảm, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi nội tệ với USD không lớn như trước nữa mà chỉ ở mức 4%-6%, trong khi tỷ giá lại có xu hướng tăng… Những nguyên nhân trên đã khiến người gửi tiền chuyển dần từ VNĐ sang USD. Qua số liệu và kết quả tính toán ở bảng 2.3, ta có thể thấy rằng nếu xét theo đối tượng huy động vốn thì nguồn vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam tập trung chủ yếu ở tiền gửi của các TCKT-XH, TCTD. Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, ta cũng thấy rằng cơ cấu vốn huy động theo đối tượng chưa hợp lý khi vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng thấp, vốn huy động từ các tổ chức lại quá nhiều, tốc độ tăng, giảm liên hoàn của vốn huy động từ các đối tượng trên không ổn định, khi tăng nhiều, khi tăng ít và có khi lại giảm… Đây là một trong những thách thức đối với Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam.

Duy chỉ có năm 2005, năm mà tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi liên tục của lãi suất huy động nên tiền gửi có kỳ hạn tại Sở giao dịch giảm 4.34% so với năm 2004, tương ứng với giảm 140 tỷ đồng.

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008

Hoạt động sử dụng vốn

Qua số liệu ở bảng 2.5 và biểu đồ 2.5, ta thấy doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam liên tục tăng và duy trì được sự ổn định qua các năm, ngoại trừ năm 2005 doanh số cho vay có giảm. Tuy nhiên, trong năm 2005, doanh số cho vay tại Sở giao dịch giảm 207 tỷ đồng so với năm 2004, nguyên nhân là do trong năm 2005, giá cả thị trường thế giới và trong nước có nhiều biến động, giá xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng tăng, giá hàng tiêu dùng cũng tăng cao dẫn đến nu cầu vốn của doanh nghiệp đề nghị vay cũng tăng trong khi nguồn vốn huy động lại không tăng, dẫn đến việc phải hạn chế đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Năm 2006, doanh số cho vay tăng là do Sở giao dịch giải ngân cho vay doanh nghiệp nội ngành theo chỉ định của Trung ương, còn lại là cho vay doanh nghiệp mới và nâng hạn mức cho vay đối với một số khách hàng truyền thống được đánh giá là có tín nhiệm.

Năm 2007-2008, Sở giao dịch tiếp tục giải ngân các dự án đồng tài trợ và ngoài việc ký kết các hợp đồng hợp tác và thiết lập cho vay đối với các công ty chứng khoán, Sở giao dịch còn thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều doanh ngiệp mới, nâng cao hạn mức tín dụng với một số doanh nghiệp có quan hệ lâu dài. Chính những hoạt động này đã làm doanh số cho vay của Sở giao dịch thời kỳ 2006-2008 tăng cao và ổn định. Nhìn chung trong cả thời kỳ 2003-2008, doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam luôn ổn định và có xu hướng tăng, phản ánh hoạt động có hiệu quả trong công tác cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam.

Năm

Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam. Kết quả tính toán trong bảng 2.6 cùng với biểu đồ 2.6 cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch thời kỳ 2003-2008 chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số cho vay trung và dài hạn và tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng dần qua các năm. Về cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm.

Trong khi đó, doanh số cho vay trung và dài hạn xét về mặt giá trị thì có tăng cụ thể tốc độ tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn luôn ổn định nhưng tỷ trọng thì lại có xu hướng giảm dần theo thời gian. Theo bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 ta có thể thấy rừ xu hướng thay đổi của cơ cấu doanh số cho vay trung và dài hạn so với doanh số cho vay ngắn hạn. Từ năm 2006-2008, Sở giao dịch đã có những biện pháp hiệu quả thay đổi cơ cấu cho vay, do đó tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn đã giảm và cơ cấu doanh số cho vay được cân đối.

So với tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn trung bình của các ngân hàng thương mại là 50% thì từ năm 2006 trở lại đây, Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc cân đối doanh số cho vay ngắn hạn với trung hạn và dài hạn.

Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Lợi nhuận

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này được tính bằng chênh lệch thu chi từ lãi của các hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn để cho vay và đầu tư. Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008.

Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008. Ta thấy trong thời kỳ này, lợi nhuận của Sở giao dịch có tốc độ tăng, giảm không đều. Trong suốt thời kỳ 2003-2008, Sở giao dịch luôn là một trong những đơn vị có tốc độ phát triển hoạt động kinh doanh cao nhất trong hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam với doanh số hoạt động lớn, lợi nhuận tăng trưởng cao.