MỤC LỤC
Theo thống kê sơ bộ, hiện tại Việt Nam có khoảng 35.000 lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp phần mềm (trên 95% có chuyên môn công nghệ thông tin), khoảng hơn 20.000 lao động trong các doanh nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin (khoảng 65% có chuyên môn công nghệ thông tin hoặc điện tử, viễn thông), gần 100.000 lao động trong các doanh nghiệp điện tử, phần. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT trên thế giới, ngành CNTT Việt Nam cũng đang có những bước phát triển vượt bậc, để có sự tiến bộ mạnh mẽ như vậy cũng có sự chủ động rất lớn khi với nguồn nhân lực CNTT còn non trẻ về kinh nghiệm và tay nghề đã và đang cố gắng hoàn thiện để nâng tầm cao của ngành CNTT.
Thông qua các phần mềm này, các đơn vị đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thư điện tử. Công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức CNTT đã có sự chững lại do việc triển khai đề án 112/CP, thực tế theo đề án này những năm trước đã đào tạo được 1 lượng lớn các cán bộ viên chức sử dụng CNTT tuy nhiên hiểu biết về CNTT và sử dụng máy tính chỉ ở các mức độ khác nhau và chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo kết quả cuộc điều tra khảo sát tại 15 doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định thì có 6 doanh nghiệp có hoạt động xây dựng phần mềm, 01 công ty chuyên về xây dựng phần mềm là Công ty CP phần mềm Việt với 14 nhân viên lập trình, sản phẩm dịch vụ chính là các phần mềm đóng gói về kế toán doanh nghiệp, quản trị nhân sự và tiền lương, website… đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp trong nước, công ty cũng đang tiến tới một số hoạt động gia công phần mềm cho các đối tác nước ngoài. (7) Cơ sở dữ liệu số hoá chuyên ngành… đã có sự phát triển trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn còn ở dạng sơ khai, hiện nay mới chỉ phổ biến ở dịch vụ tin nhắn, game online, báo điện tử và thông tin trên Internet…. Về dịch vụ tin nhắn, hiện có 08 đơn vị tham gia cung cấp trong đó có 07 doanh nghiệp viễn thông và 01 đài truyền hình: Bưu điện tỉnh, Vinaphone, Mobifone, EVN- Telecom, HT-Mobile, S-Fone, Viettel, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh. Các loại hình dịch vụ chính như: Tải nhạc chuông, logo, hình nền cho thiết bị di động, tin thông tin kinh tế xã hội, tin nhắn có nội dung chuyên sâu như tư vấn sức khoẻ, tư vấn an toàn giao thông; đặc biệt trong thời gian qua loại hình tin nhắn trúng thưởng qua truyền hình phát triển khá nhanh. Về dịch vụ Game online, các nhà cung cấp dịch vụ game online lớn hiện nay tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như Vina Game, VTC, Asia Soft, VDC, FPT, VASC… Tại Nam Định công ty TNHH tin học Phi Dũng làm đại lý cung cấp các thẻ game onlie cho thị trường Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam, doanh thu khoảng 500 triệu đồng/năm. Báo điện tử và các dịch vụ thông tin trên Internet xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của Internet Việt Nam, có các loại hình như website, cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công, các website của doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 07 website cung cấp dịch vụ công và thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các cơ quan nhà nước và khoảng 5% tương đương với 90 doanh nghiệp đã có trang tin điện tử để giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm và để phát triển thương mại điện tử. Việc xây dựng các giáo trình và bài giảng điện tử cũng đã được thực hiện ở một số trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông như trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại học Lương Thế Vinh, Đại học kinh tế kỹ thuật, Trung học phổ thông Lê Hồng Phong… Tuy nhiên việc sử dụng các giáo trình điện tử và bài giảng điện tử còn ít, mang tính cá biệt và thử nghiệm là chính, chưa trở thành phổ biến và rộng rãi. Đánh giá chung. Nhìn chung, công nghiệp công nghệ thông tin ở tỉnh Nam Định còn nhỏ bé. Trên địa bàn tỉnh Nam Định chưa có nhà máy, phân xưởng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm phần cứng, có một số ít doanh nghiệp công nghiệp phần mềm, hoạt động còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đi vào chuyên nghiệp và chiều sâu. Các doanh nghiệp chủ yếu làm các dịch vụ công nghệ thông tin như cung cấp thiết bị, dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo hành, dịch vụ cài đặt máy tính và thiết kế, nâng cấp cấu hình máy tính và mạng máy tính. Do vậy có thể nói công nghiệp công nghệ thông tin ở tỉnh Nam Định hiện nay chủ yếu là công nghiệp lắp ráp các sản phẩm phần cứng. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin còn quá thấp nếu so sánh tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Hiện trạng quản lý nhà nước về CNTT của Nam Định. 5.1 Đường lối chủ trương, chính sách nhà nước và Đảng về phát triển công nghệ thông tin. Về cơ chế chính sách. Nhận thức rừ vai trũ và tầm quan trọng của việc ứng dụng và phỏt triển cụng nghệ thụng tin, Đảng và Nhà nước đó cú quan điểm chiến lược rừ ràng về phỏt triển cụng nghệ thông tin; đã ban hành nhiều chỉ thị, quyết định về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đú đó xỏc định rừ "cụng nghệ thụng tin là một động lực quan trọng nhất của sự phỏt triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại"; Quyết định 81/2001/QĐ-TTg cùa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58-CT/TW; Nghị định 159/2004/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ… nhằm giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luật quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển cụng nghệ thụng tin. Xỏc định rừ 7 vấn đề trong chớnh sỏch của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Luật Công nghệ thông tin là hành lang pháp lý quan trọng nhất tạo điều kiện để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin phát triển, góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ngày 10 tháng 4 năm 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Cơ chế chính sách còn thiếu quy định về đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin mới chỉ đề cập đến phát triển cơ sở hạ tầng. Quản lý của nhà nước với ngành CNTT. Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin. a) Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin; về xây dựng và quản lý khu công nghệ thông tin tập trung; về danh mục và quy chế khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, quy chế quản lý đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt;. b) Tổ chức thực hiện, báo cáo định kỳ, đánh giá tổng kết việc thực hiện các kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước của tỉnh;. c) Xây dựng quy chế, quy định về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của địa phương;. d) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;. đ) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn công nghệ thông tin theo thẩm quyền;. e) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thu thập, lưu giữ, xử lý thông tin số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh;. g) Xây dựng quy chế quản lý, vận hành, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin;. hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh;. h) Xây dựng mới hoặc duy trì, nâng cấp, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin cho hoạt động trang thông tin điện tử (website, cổng thông tin) của Ủy ban nhân dân. tỉnh; hướng dẫn các đơn vị trong tỉnh thống nhất kết nối, cung cấp nội dung thông tin và các dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;. i) Khảo sát, điều tra, thống kê về tình hình ứng dụng và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, doanh nghiệp tại địa phương phục vụ công tác báo cáo định kỳ theo quy định;. k) Thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của tỉnh.
Đã có một số phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả như các chương trình: cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định, trang thông tin điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, CSDL về các văn kiện của đảng bộ tỉnh, quản lý hồ sơ đảng viên, phần mềm quản lý thi đua khen thưởng, các phần mềm chuyên ngành của sở GD & ĐT, sở Xây dựng, Sở tài nguyên môi trường, Sở tài chính, sở kế hoạch và đầu tư, sở khoa học và công nghệ, cục thống kê… Thông qua những phần mềm ứng dụng này, các đơn vị đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thư tín điện tử…. Công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng và chính sách nhà nước về công nghệ thông tin còn chậm: Chưa có cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyêt, chính sách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đảng và nhà nước, do đó việc tổ chức triển khai thưc hiện chưa kịp thời và hiệu quả; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể và thích hợp để khuyến khích, ràng buộc trách nhiệm và lợi ích của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Đến năm 2015: Nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin sẽ còn tăng cao hơn ở những năm tiếp theo, khi công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin ngày càng phát triển trên địa bàn Nam Định; dự báo nguồn nhân lực có trình độ Đại học, Cao đẳng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ 1,3-1,5 người trên 1.000 dân. Các doanh nghiệp của Nam Định sẽ ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là sử dụng phần mềm quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Quản lý khách hàng (CRM) … để phát triển và hoàn thiện quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
- Xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư trong lĩnh vực phần cứng và thiết bị truyền thông, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở đang thực hiện lắp ráp máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu phát triển công nghệ thông tin nội tỉnh. - Xây dựng các nội dung phục vụ các loại hình dịch vụ thương mại di động như video, film, ảnh trực tuyến và các CSDL lưu trữ nội dung giải trí như nhạc chuông, logo, hình ảnh, giải thưởng, từ điển, thông tin chỉ đường, tài khoản ảo, nội dung phục vụ giải trí trực tuyến như nhạc số, trò chơi trực tuyến,.
Những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cũng là những thách thức cần được tính đến để có biện pháp giải quyết kịp thời như: gia tăng khoảng cách số, ảnh hưởng văn hoá không lành mạnh, đe dọa mất an toàn, an ninh thông tin, phụ thuộc về công nghệ, chảy máu chất xám…. Để có thể đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, góp phần quan trọng trong vào công cuộc CNH-HĐH, và phát triển mạnh nền kinh tế của tỉnh, Nam Định cần phải nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phấn đấu đạt các mục tiêu ít nhất bằng bình quân cả nước và có như vậy mới sớm trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, nhanh chóng đưa công nghệ thông tin thực sự trở thành động lực của sự phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH tỉnh Nam Định.
Các địa phương này đều đang có cố gắng rất lớn trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút chất xám và lực lượng lao động có trình độ cao. Rừ ràng với nguồn nhõn lực dồi dào và sự quan tõm tạo điều kiện cũng như kinh phí của tỉnh cùng với các công nghệ kĩ thuật tiên tiến tiếp thu từ nước ngoài, ngành CNTT tỉnh có bước tạo đà lớn để phát triển.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông tại các cơ quan Đảng và Nhà nước nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung được hiện đại hoá và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy; cước phí rẻ hoặc miễn phí, đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu cho công việc triển khai và vận hành chính quyền điện tử ở các cấp chính quyền cũng như phục vụ thực hiện các giao dịch điện tử, cung cấp các dịch vụ công điện tử tới người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh. - Cùng với quá trình hình thành và triển khai chính quyền điện tử, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ công chức từ lãnh đạo đến cán bộ, chuyên viên các cấp được nâng cao, đòi hỏi phải có đầy đủ nhận thức, năng lực, trình độ để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường của nền hành chính điện tử và việc tham gia vào các quy trình xử lý, giải quyết công việc, làm việc trong môi trường mạng máy tính và Internet là bắt buộc.
+ Tổ chức cho cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia các buổi hội thảo trong nước và nước ngoài về những vấn đề liên quan đến vai trò, tác động của công nghệ thông tin, tham quan khảo sát một số địa phương trong nước và nước ngoài để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý thông tin/công nghệ thông tin. - Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, trong nước và trong tỉnh đầu tư vào công nghệ thông tin, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ở vùng nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các phần mềm, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.