MỤC LỤC
Việt Nam đang thực hiện những cải cách về thủ tục hành chính từ trung ương đến điạ phương, kết hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật cùng với những sửa đổi, bổ sung những quy định mới trong thu hút đầu tư (như quy định về thuế, quy định làm thủ tục đầu tư…) giúp các doanh nghiệp cắt giảm thời gian và có hiệu quả hơn trong việc đầu tư.
Từng bước từng bước một, Việt Nam đang có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Do có những điểm tương đồng về văn hoá và kinh tế của hai nước, cộng với việc Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định và kinh tế đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cao, nên Việt Nam được nhiều nhà đầu tư của Hàn Quốc lựa chọn là thị trường chiến lược của mình. Chỉ tính riêng năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Nam đã xấp xỉ 5 tỷ USD chiếm 25% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trước đây, FDI Hàn Quốc trong thời gian tìm hiểu thị trường, chủ yếu tập trung đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ để tận dụng lợi thế lao động Việt Nam rẻ, đông và khéo léo, thì nay, bên cạnh duy trì việc đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, có một sự chuyển đổi tích cực trong luồng vốn FDI Hàn Quốc khi.
Một vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam là tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, nhất là trong các lĩnh vực dệt, may mặc, sản xuất giầy dép…giải quyết bài toán cho hàng nghìn lao động ở điạ phương và các vùng lân cận khác.
Sau một thời gian kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của mình: như tập đoàn Teachang - một liên doanh giữa tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực may mặc với tập đoàn Dệt may Việt Nam và công ty TNHH Thiên Nam - sau thời gian ổn định kinh doanh ở khu công nghiệp Phố Nối (Hưng Yên) nay tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất sang tỉnh Nam Định với tổng công suất 30 triệu mét vải/ năm và tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD. Nhiều công ty có quy mô lớn đầu tư lớn trong xây dựng: Dự án xây dựng khu trung tâm Văn hoỏ - Thương mại Giảng Vừ và khu triển lóm Mễ Trỡ (Hà Nội) với số vốn 2,5 tỷ USD do tập đoàn Kumho Asiana - một trong 7 tập đoàn xây dựng lớn của Hàn Quốc hay dự án xây dựng tổ hợp văn phòng khách sạn Lanmark Tower với số vốn xấp xỉ 1 tỷ USD. Đó là: tập đoàn Keangnam, xây dựng cụm tháp đôi khách sạn 5 sao Hà Nội Plaza, xây dựng tổ hợp khách sạn và văn phòng Landmark Tower với tổng số vốn 1 tỷ USD, công ty TNHH Deaha xây dựng khách sạn Daewoo tại Hà Nội với vốn đầu tư là 177,4 triệu USD… Vì tính hấp dẫn của lĩnh vực du lịch, các doanh nghiệp Hàn Quốc đăng ký vốn đầu tư là 11,7% trong tổng số vốn đầu tư cho ngành dịch vụ, song thực tế thực hiện lại chiếm 13,32%, cao hơn so với tổng vốn đầu tư.
Có được điều này là do sự tích cực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam: nâng cấp các khu và dịch vụ du lịch, tổ chức nhiều hoạt động ở các điểm thu hút du lịch…và gần đây là chính sách miễn thị thực vào Việt Nam cho công dân Hàn Quốc, nên số lượng khách du lịch tăng đáng kể và thúc đẩy nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia đầu tư và triển khai nhiều hơn vào các dự án thuộc lĩnh vực này. Vốn thực hiện của ngành nông - lâm nghiệp còn thấp do đây là ngành chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết, nên tính rủi ro trong đầu tư cao; thêm vào đó, các doanh nghiệp FDI nhận được ít khuyến khích hỗ trợ từ phía chính phủ của chính các doanh nghiệp này; cộng thêm giá thành của nông sản thấp chưa tạo được sức hấp dẫn với nhà đầu tư. Với hai vựa lúa lớn của cả nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cùng nhiều năm canh tác trồng lúa nước và kinh nghiệm trồng cây ăn quả, cũng như hệ thống kênh rạch sông ngòi nội địa thích hợp cho ngư nghiệp, tiềm năng của ngành Nông - lâm- ngư nghiệp của ta còn rất lớn và cần có những biện pháp để thu hút đầu tư của nước ngoài.
Về Việt Nam, chúng ta đã có nhiều cải thiện và tạo ra môi trường thông thoáng hơn trong đầu tư để thu hút các nhà đầu tư: đó là những quy định về điều kiện và thủ tục đăng ký đầu tư, ưu đãi tiền thuê đất, các sắc thuế…Về Hàn Quốc, họ cũng thể hiện những hoạt động tích cực, thể hiện mong muốn được tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đã có mặt ở 45 tỉnh thành của Việt Nam, song sự phân bổ của các dự án đầu tư FDI Hàn Quốc cũng như FDI nước ngoài nói chung còn chưa có sự đồng đều giữa các địa phương. Sự không đồng đều trong đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc nói riêng vô tình đã tạo ra khoảng cách giầu nghèo giữa các vùng trong nước càng sắc nét và ảnh hưởng tới việc phân công lao động của các vùng, miền.
Hiện nay, do biến động của thị trường thế giới, giá nguyên vật liệu liên tục tăng cao và sự khan hiếm của nguyên vật liệu tại Việt Nam (nguồn nguyên liệu của ta đang cạn dần) cộng thêm lạm phát lớn ở nước ta (theo báo cáo những tháng đầu năm 2008, lạm phát là 15,7%) làm cho giá thành sản phẩm tăng.
Vì vậy, những nhà làm Luật phải dựa trên cơ sở thực tế đưa ra những hoạch định, những chính sách phù hợp, tạo sự thống nhất và phối hợp giữa các ban ngành liên quan, để Luật không bị chồng chéo, có thể gây cản trở nhau khi thực hiện các điều khoản của luật. Hiện nay, chúng ta cũng đã thực hiện một số ưu đãi cụ thể với nhà đầu tư như: giảm thuế thu nhập của người lao động nước ngoài, giảm chi phí thành lập văn phòng đại diện, đơn giản hoá trong thủ tục hành chính…Trong quá trình đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc cho rằng: họ còn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong khâu cơ sở hạ tầng và đăng ký giấy phép. Trung ương và địa phương nên có những chính sách ưu đãi như: quy định số vốn đăng ký nào thì sẽ được giảm thủ tục trong đăng ký giấy phép, hay có những chính sách giảm thuế thuê cơ sở hạ tầng, hoặc miễn giảm bao nhiêu tiền thuê đất với số vốn đăng ký lớn, hoặc các dự án vào các tỉnh còn ít đầu tư của nước ngoài.
Trước tình trạng này, Nhà nước đã khuyến cáo các địa phương thu hút đầu tư nước ngoài nên có những công tác chuẩn bị trước khi tiến hành mời gọi nhà đầu tư: chuẩn bị đất đai, cơ sở hạ tầng, điện đủ khả năng sản xuất, tiến hành cưỡng bức xử lý với những trường hợp các dự án vi phạm pháp luật…Cũng giải quyết bài toán thiếu đất, nhà nước đã có những kế hoạch hỗ trợ và giúp đỡ các tỉnh bé, tận dụng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh, tạo cơ hội cho các tỉnh có thể thu hút được nhiều FDI hơn. Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh đất nước qua các chuyến đi của các vị lãnh đạo, tổ chức các cuộc gặp mặt, trao đổi giữa doanh nghiệp hai nước, tổ chức tốt các cuộc hội thảo mang tầm cỡ quốc tế, hay giới thiệu về đất nước bên lề các hội nghị quốc tế. Bản thân Chính phủ Việt Nam cũng ý thức được cơ hội đầu tư của Hàn Quốc nói riêng và FDI nói chung thông qua việc thay đổi nhiều chính sách, luật pháp, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo cơ hội thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài…để đón nhận cơ hội và nguồn vốn đầu tư này.