Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường do trượt lở tại thị xã Bắc Kạn

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu mức độ tổn thương 1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu

Những thông tin này là cơ sở dữ liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của trượt lở đất tới đời sống người dân, nhận định sơ bộ vùng có nguy cơ xảy ra trượt lở và khả năng ứng phó của khu vực qua tiềm lực hệ thống tự nhiên, xã hội (rừng tự nhiên, rừng nhân tạo, công trình kè đá, tường đá, công tác tuyên truyền ứng phó khi có tai biến xảy ra..). (xây dựng, làm đường..); các đối tượng bị tổn thương (tài nguyên, con người, cơ sở vật chất cảnh quan..); khả năng ứng phó với các yếu tố gây tổn thương (hệ thống tự nhiên: địa hình, địa chất, thảm thực vật..);hệ thống xã hội: (công trình dân sinh, trình độ dân trí..).

Hình 1.1. Mô hình đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội theo Cutter (1996)
Hình 1.1. Mô hình đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội theo Cutter (1996)

Phương pháp thành lập sơ đồ mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở tại thị xã Bắc Kạn

− Bước 3: Xây dựng các tiêu chí đánh giá MĐTT TN - MT: các yếu tố gây tổn thương, các đối tượng bị tổn thương và khả năng ứng phó với các yếu tố gây tổn thương. − Bước 4 : Đánh giá, phân vùng mức độ nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương. − Bước 6 : Đánh giá khả năng ứng phó của tự nhiên - xã hội trước các yếu tố gây tổn thương.

Hình 1.2.  Các bước lập sơ đồ mức độ tổn thương
Hình 1.2. Các bước lập sơ đồ mức độ tổn thương

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên

Khu vực nghiên cứu là vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi với những dải đồi cao trên 200 m và những dãy núi thấp 400 - 500 m, là phần cuối cánh cung Ngân Sơn - Yến Lạc và cánh cung sông Gâm nhưng địa hình vẫn bị chia cắt. Trong khu vực có nhiều thung lũng rộng, độ dốc trung bình 15 - 200 điển hình là thung lũng dọc sông Cầu với hệ thống sông suối dày đặc, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Địa hình phát triển trên các đá cacbonat: loại địa hình này có mặt hạn chế ở phía Nam thị xã Bắc Kạn (thuộc xã Xuất Hóa), các đá cacbonat thuộc hệ tầng Mia lé, Bắc Bun.

− Phân hệ tầng dưới (O3-S1pn12): chủ yếu là đá phiến sét màu xám tro đến xám đen xen cát bột kết và cát kết phân lớp thanh(dạng sọc) màu xám lục phân lớp mỏng, mặt lớp gần láng, phong hóa cho màu vàng hoặc màu vàng nâu. − Phân hệ tầng trên (O3-S1pn21): gồm cát bột kết, đá phiến sét màu xám sẫm, phong hóa cho màu nâu đỏ,vàng nâu nhạt mặt lớp láng bóng với nhiều vảy sericit; đá phiến sét-silic phân lớp mỏng màu xám đen; cát bột kết, cát kết thạch anh xám vàng lục chứa vảy mica đôi khi xen cát kết felspat; đôi nơi còn gặp trong cát bột kết có xen thấu kính đá vôi hoặc sét vôi (đường Bắc Kạn đi chợ Đồn). Thị xã Bắc Kạn nằm sâu trong đất liền lại được các dãy núi che chắn, nên ít chịu ảnh hưởng của bão, thỉnh thoảng có gió lốc cục bộ từng khu vực hẹp ít ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Thị xã Bắc Kạn cũng có những hạn chế nhất định về khí hậu, các tháng mùa hè mưa lớn, mưa tập trung dễ gây ra lũ ống, lũ quét, xói mòn đất đai, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh, gây hạn hán, đặc biệt ở vùng núi đá vôi. Do đó công tác mở rộng diện tích đất nông nghiệp đang được quan tâm trong khi xu hướng thay đổi mục đích sử dụng đất làm suy thoái đất nông nghiệp ngày một ra tăng. Với nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng thêm của các ngành kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và việc đầu tư, phát triển các khu dân cư: 54 ha đất nông nghiệp và 2 ha đất chưa sử dụng đã được sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.

Đặc điểm kinh tế - xã hội 1. Dân cư

Tại thị xã Bắc Kạn có 6 cơ sở sản xuất và chế biến (Bảng 2.3), các cơ sở với việc đầu tư các trang thiết bị mới, mở rộng sản xuất đến nay đã đảm bảo thu nhập cho hàng nghìn công nhân. Mặc dù thời điểm hiện tại, lạm phát đang tăng cao nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may vẫn ổn định và phát triển, doanh thu tăng nhanh từ 7,2 tỷ năm 2009 lên 14 tỷ năm 2010. Ngoài các cơ sở sản xuất trên trên địa bàn còn có các cơ sở sản xuất và chế biến lâm sản vừa và nhỏ, các nhà máy sản xuất và lắp ráp lớn như nhà máy sản xuất, lắp ráp và đóng mới ô tô Tra-Las.

Tại mỏ đá suối Viền với diện tích 18ha, thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, công ty đã đầu tư một dây chuyền hiện đại từ khoan nổ đến chế biến đá thành phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng. Đó là cơ hội để Bắc Kạn phát triển mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nguồn nguyên liệu sắn có, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong tỉnh và cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận. Kết quả trên đã góp phần vào thành công của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trên phạm vi cả nước, nâng cao độ che phủ của rừng, cải thiện môi trường sống, giảm thiểu tai biến (trong đó điển hình là trượt lở).

4 Nhà máy Sản xuất,đóng mới ô tô TRA-LAS Thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn 5 Công ty Cổ phần May Chiến Thắng Tổ 8 phường Đức Xuân, thị Xã Bắc Kạn 6 Nhà máy Chế biến RQ – NGK Bắc Kạn Tổ 1A phường Đức Xuân thị xã Bắc Kạn. Đường tỉnh: gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 256,27 km, hầu hết các tuyến đường tỉnh của thị xã Bắc Kạn đều đạt cấp VI miền núi, chất lượng đường ở mức trung bình, nhiều đoạn đường chất lượng còn xấu, gây khó khăn cho phương tiện cơ giới qua lại đặc biệt là vào mùa mưa. Đường huyện: có tổng chiều dài 598,8 km, các tuyến đường huyện của tỉnh hầu hết không đạt cấp hạng kỹ thuật nào, mặt đường thường rộng từ 3,5 - 6,5 m, mặt đường chủ yếu là đường cấp phối và đường đất.

Bảng 2.3. Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn
Bảng 2.3. Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn

Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở

    Theo kết qủa khảo sát thực địa 2011, trượt lở ở khu vực nghiên cứu xảy ra khá phổ biến, phân bố thành nhiều tuyến, vùng và điểm khác nhau do sự khác biệt về cấu trúc địa chất, vỏ phong hóa, tính chất cơ lý của đất đá, đặc điểm địa hình và hoạt động nhân sinh. Phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn Mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở khu vực nghiên cứu được đánh giá dựa vào các tiêu chí sau: hiện trạng tai biến trượt lở (cường độ, tần xuất, phạm vi ảnh hưởng); các yếu tố cường hóa trượt lở như: yếu tố tự nhiên (cấu trúc địa chất, độ che phủ thảm thực vật…); hoạt động nhân sinh (xây dựng, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp…). Các đối tượng bị tổn thương được nhận định là con người, các công trình nhân sinh (đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, nhà cửa, trường học, bệnh viện, trụ sở, công trình văn hóa..) và tài nguyên đất (nông nghiệp và phi nông nghiệp..).

    Dựa trên cơ sở phân tích chuyên gia cùng với việc điều tra khảo sát, phỏng vấn, các đối tượng bị tổn thương được đánh giá và cho trọng số theo mức độ quan trọng (phụ thuộc vào giá trị và chức năng). Các khu vực mới mở rộng diện tích, khu vực đất, đá phong hóa mạnh, lớp phủ thực vật lớn, tại đây thuận lợi cho việc trồng cây lâm nghiệp hằng năm và lâu năm, vì nằm xa trung tâm thị xã nên cũng thích hợp cho việc xây dựng các khu công nghiệp mở rộng, các khu tái định cư. Ngoài ra việc tăng cường tuyên truyền tác hại của trượt lở cũng giúp sự ứng phó của người dân được nâng cao,và chủ động, các cán bộ quản lý cũng có phương án dự phòng và ứng cứu vùng xảy ra tai biến, hỗ trợ, di rời người dân tới nơi an toàn.

    Cũng trong những năm gần đây kinh tế thị xã Bắc Kạn đã có từng bước phát triển tiến bộ đồng nghĩa với việc mở rộng diện tích, đầu tư cơ sở hạ tầng thị xã thì các công trình ứng phó tai biến cũng được đẩu tư nhiều hơn. Đặc điểm của vùng III là nguy cơ xảy ra tai biến ở mức độ cao, chịu sức ép phát triển kinh tế tương đối lớn, khả năng ứng phó cao với hệ thống kè đá chắc trắn, người dân cũng đã có nhận thức về mức độ nguy hiểm của tai biến. Kết quả đánh giá MĐTT do tai biến trượt lở tại thị xã Bắc Kạn cho thấy vùng có MĐTT cao thường là những khu vực được kết hợp mức độ nguy hiểm do tai biến cao đến rất cao với khả năng ứng phó ở mức trung bình – thấp.

    Bảng 3.1. Thông tin về giáo dục tỉnh Bắc Kạn năm 2005 - 2006
    Bảng 3.1. Thông tin về giáo dục tỉnh Bắc Kạn năm 2005 - 2006