MỤC LỤC
Quận Tây Hồ có diện tích 2400 ha, dân số 130.000 người, bao gồm 8 phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng; 12 cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Quận giúp việc trong công tác quản lý hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm: phòng Nội vụ, phòng Tư pháp, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Văn hoá và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Y tế, Thanh tra Nhà nước, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị. Ngày nay, với những đặc điểm của một vùng đất nhiều tầng lớp văn hóa vô cùng phong phú và đặc trưng, đang được các cấp lãnh đạo, ban, ngành của Quận ủy - UBND quận chăm lo, bảo tồn, quy hoạch, khai thác tiềm năng du lịch, mang lại giá trị về kinh tế, đồng thời qua đó để quảng bá rộng rãi văn hóa truyền thống cũng như hình ảnh con người Tây Hồ tới mọi miền.
Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy - HĐND - UBND quận Tây Hồ, sự quan tâm chỉ đạo về chuyên môn của Sở Văn hóa Thông Tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội), đặc biệt là sự phối hợp của các đoàn thể chính trị quận, phường, các đơn vị trong quận, sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân… trong đó có sự nỗ lực cố gắng vươn lên của cán bộ Nhà văn hóa quận Tây Hồ, Nhà văn hóa quận Tây Hồ luôn là một trong những đơn vị tốp đầu của các Trung tâm, các Nhà văn hóa ở Hà Nội, cả ở hoạt động phong trào, kết quả của các kỳ hội thi, hội diễn và công tác chú trọng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. - Những vấn đề thuộc chủ trương, phương hướng lớn như: Kế hoạch xây dựng tổ chức bộ máy, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quản lý ngành, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, công tác tổ chức cán bộ, đề bạt, miễm nhiệm cán bộ phải thông qua hội nghị gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, đại diện cấp Uỷ Đảng, Công đoàn để bàn bạc góp ý kiến trước khi Giám đốc quyết định hoặc trình cấp trên quyết định.
Phòng VH&TT đã tham mưu giúp UBND quận ban hành các văn bản tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TDTT như ban hành Đề án Xây dựng Nhà văn hóa - thể thao phường trên địa bàn quận, ban hành văn bản tiến hành điều tra đến các phường và một số chỉ tiêu cơ bản, các chỉ tiêu phong trào TDTT quần chúng, tổ chức cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT, điều tra đất đai, công trình TDTT của các phường, xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ TDTT trên địa bàn quận (đặc biệt là dịch vụ bơi lội) nhằm đưa các dịch vụ này đi vào hoạt động nề nếp. Trong những năm qua các lễ hội trên địa bàn quận được tổ chức đúng quy định, giữa phần lễ và phần hội được kết hợp hài hòa, không có các hiện tượng mê tín dị đoan và không có những hành động pha tạp, không đúng với nghi lễ truyền thống của từng địa phương, 100% lễ hội được tổ chức an toàn - tiết kiệm, đều có ban quản lý, có qui ước thực hiện theo nếp sống văn minh, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận được Thanh tra liên ngành Thành phố nhiều năm liền ghi nhận và đánh giá cao.
Nhưng một thực tế do nhận thức về vai trò văn hóa cũng chưa cao, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành chưa đồng đều nên hiệu quả vẫn còn thấp, những hạn chế còn tồn tại như: việc thực hiện và triển khai, áp dụng các văn bản pháp luật, như vấn đề cán bộ, việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chức năng trong quản lý các hoạt động văn hóa của các cơ quan chức năng, vấn đề tài chính cho hoạt động các thiết chế văn hóa. Hoạt động văn hóa đòi hỏi những nội dung, phương pháp, chính sách đồng bộ, ứng dụng linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể của thực tế đang diễn ra trên địa bàn, công tác xã hội hóa phải được thực hiện tốt để huy động được sức mạnh tổng hợp của cả xã hội trong việc tự quản cũng như xây dựng văn hóa, làm cho văn hóa của nhân dân, của dân tộc phát triển theo tinh thần tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tất cả vì con người, vì tiến bộ, công bằng xã hội.
Nghị quyết đưa ra 4 giải pháp lớn, trong đó có giải pháp thứ 2 là: “Xây dựng ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa, gồm: xây dựng, ban hành luật pháp; xây dựng, ban hành các chính sách (chính sách kinh tế trong văn hóa; chính sách văn hóa trong kinh tế; chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa; chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc; chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa; xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những loại đối tượng xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hóa; chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế về văn hóa)” 3. Đại hội Đảng bộ quận Tây Hồ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã nêu phương hướng tổng quát trong thời gian tới, quận Tây Hồ tiếp tục đổi mới, phát huy nội lực để thực hiện mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục phát triển kinh tế theo cơ cấu Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; quản lý, giữ gìn cảnh quan, nâng cao chất lượng môi trường, khai thác có hiệu quả hồ Tây và các vùng phụ cận; từng bước xây dựng đồng bộ, hiện đại hạ tầng đô thị; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xây dựng quận Tây Hồ trở thành Trung tâm Dịch vụ - Du lịch - Văn hóa của Thủ đô” 1.
Công tác tuyên truyền, vận động phải tiến hành bằng nhiều hình thức, đa dạng, thường xuyên liên tục, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, phát huy sức mạnh chủ lực của hệ thống thông tin đại chúng, của các cơ quan báo chí để văn hóa và trách nhiệm tham gia các hoạt động văn hóa thấm sâu vào mỗi người dân, để cho người dân thực sự tích cực chủ động thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, sự bình ổn chính trị xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên, trước thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ trong thời gian tiếp theo cần được thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, hướng vào các nội dung: biến hoạt động văn hóa trở thành hoạt động của toàn xã hội; được xã hội quan tâm nuôi dưỡng; sáng tạo ra nhiều hình thức hoạt động văn hóa phong phú, phù hợp với truyền thống, tập quán của địa phương và dân tộc; nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa; đổi mới quản lý các hoạt động văn hóa trên địa bàn, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ văn hóa; Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, định hướng cho các hoạt động văn hóa phát triển và tăng cường tài trợ cho các hoạt động văn hóa.
Nâng cao chất lượng xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ góp phần nêu cao vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh với những biểu hiện phản văn hóa, vi phạm chính sách, pháp luật về văn hóa, có ý thức tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là thực hiện quan điểm xây dựng văn hóa là sự nghiệp của toàn dân mà Đảng đã đề ra. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao rộng khắp từ phạm vi cấp quận tới cấp cơ sở, các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng tuyên truyền, cổ vũ cho các phong trào thi đua yêu nước, tích cực rèn luyện tư tưởng đạo đức, tích lũy tri thức, học tập và lao động phát triển kinh tế, tự thân lập nghiệp tập trung vào mọi tầng lớp dân cư.
PHẦN PHỤ LỤC
MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN