MỤC LỤC
Thứ hai: Khảo sát được thực trạng công tác đào tạo; bồi dưỡng và phát triển. Thứ ba: Đưa ra được những giải pháp cơ bản và những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển NNL tại UBND huyện Yên Định.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi: trong quá trình nghiên cứu tại cơ quan, tôi đã tiến hành xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra khảo sát gồm: “ Phiếu xác định nhu cầu đào tạo”, “ Phiếu đánh giá năng lực CBCC”, “ Phiếu khảo sát về việc đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NNL” và phát vào giờ nghỉ trưa tại cơ quan của CBCC nhằm đánh giá khách quan công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trong huyện. Tuy còn nhiều hạn chế và gặp một số khó khăn trong quá trình nghiên cứu, nhưng các phương pháp nói trên đã được tôi vận dụng kết hợp hài hòa, phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu để thu thập và xử lý thông tin phục vụ thiết thực, hiệu quả cho đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân.
Thứ hai: Đào tạo và phát triển nhằm sử dụng tối đa nguồn lực đang có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho NLĐ hiểu hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, tự giác với thái độ tốt, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Một là: Có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp đối tượng là: Chủ tịch, Phó Chủ tịch HNDN và UBND cấp huyện; Công chức hành chính ngạch chuyên viên cao cấp chưa có chứng chỉ ngạch chuyên viên cao cấp; Chuyên viên chính hoặc tương đương chuyên viên chính có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương chuyên viên chính tối thiểu từ 04 năm trở lên và mức lương 5,02 trở lên. Riêng đối với bồi dưỡng quản trị gia, người hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp cả kỷ năng, lề lối làm việc, phương pháp điều hành, giải quyết các vấn đề cho một hoặc một số cán bộ, nhân viên có khả năng kế thừa vị trí quản trị gia khi cần thiết vắng mặt tại tổ chức được yên tâm vì có người được ủy quyền để quản lý tổ chức hay những bộ phận của tổ chức.
Việc Tổ chức biên chế của Phòng Nội vụ được thực hiện theo đúng nguyên tắc đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa quản lý cán bộ, công chức, viên chức với tuyển dụng; sử dụng và quản lý công chức; kết hợp giữa quản lý biên chế công chức với việc tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm của công chức; đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; từng bước tiêu chuẩn hóa ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đối với nhận thức của mỗi cán bộ, công chức, viên chức việc được bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như là được học tập nâng cao kỹ năng quản lý, lãnh đạo điều hành cho một tổ chức là tương đối tốt, họ luôn nhiệt tình tham gia đầy đủ cũng như chủ động trong việc đăng ký tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng.
Đây được coi là một mục tiêu quan trọng không chỉ góp phần đánh giá thực trạng về chất lượng trong tổ chức mà còn là yếu tố góp phần bồi dưỡng đúng đối tượng, đúng nội dung kiến thức, yêu cầu công việc, kỹ năng, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí bồi dưỡng cho nhà nước mà UBND huyện Yên Định đã xác định trước khi tổ chức một lớp bồi dưỡng. Các lớp bồi dưỡng cán bộ mà UBND huyện Yên Định có thể nói công tác thực hiện bồi dưỡng cán bộ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, thực tế cho thấy các lớp bồi dưỡng cán bộ mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong khi đó còn rất nhiều công việc, kỹ năng kỹ sảo mà cán bộ, công chức trong huyện Yên Định cần phải bù đắp. Có thể nhận thấy xác định mục tiêu bồi dưỡng cán bộ là một yêu cầu mà UBND huyện Yên Định xác định là mục tiêu quan trọng, một mặt bồi dưỡng đúng cán bộ, công chức còn thiếu một số kỹ năng nhất định, một mặt là xác định đúng mục đích để lựa chọn, quyết định tổ chức các lớp học cần thiết và tránh bồi dưỡng thiếu tính tập trung, không giàn trải và tiết kiệm chi phí của nhà nước.
Qua phân tích thực trạng trên cho thấy, bên cạnh những mặt đã đặt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại cơ quan vẫn còn những hạn chế nhất định dẫn tới kết quả đào tạo, bồi dưỡng chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Định tôi có đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị. Tổ chức lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, khả năng tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;.
Thực hiện tốt quy trình mở lớp, nội dung, chương trình đổi mới phù hợp với thực tiễn, gắn học tập với thực tiễn vào chương trình các lớp.
Thứ nhất: Trong các chương trình đào tạo, giáo viên hướng dẫn ngoài những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên cần kết hợp những kiến thức trong cuộc sống và cho những ví dụ minh họa để chương trình đào tạo đỡ khô khan và người học sẽ cảm thấy hứng thú hơn, chất lượng đào tạo mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, cơ quan cần tìm hiểu, tham khảo nhiều phương pháp mới, tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của từng phương pháp và trong những phương pháp đó phương pháp nào là phù hợp, phương pháp nào còn chưa phù hợp với đặc điểm của cơ quan để có những lựa chọn thích hợp mang lại hiệu quả cao cho công tác đào tạo. Thứ tư: Dù áp dụng phương pháp đào tạo nào thì trước khi tiến hành đào tạo Phòng Nội vụ cũng cần phải lưu ý: cần cung cấp thông tin chung nhất, cơ bản nhất về khóa học để học viên có thể chủ động về mặt thời gian, không gây ảnh hưởng lớn tới công việc; cung cấp lượng thông tin vừa đủ, kiến thức phải đi đôi với thực tế không nên nói nhiều tới vấn đề vĩ mô, gây khó hiểu cho học viên.
Bảy là: Để thực hiện được điều đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cán bộ quản lý trực tiếp, chuyên viên làm công tác đào tạo Phòng Nội vụ, hội đồng thi đua khen thưởng của huyện để thực hiện khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức có thành tích cao, có sức ảnh hưởng lớn tới đội ngũ công chức trong huyện.
Ban lãnh đạo cần nhanh chóng hoàn thiện công tác hướng dẫn cũng như nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chỉ là hình thức. Ban lãnh đạo cần phải xác định đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn theo ngạch, chức danh mà chính là nâng cao năng lực thực hiện công việc của cán bộ, công chức, viên chức là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai của tổ chức. Phòng Nội vụ cần xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác nhau như: tự học, tham gia các lớp học buổi tối, học từ xa.
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần thuấn nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Học để làm việc, học làm người, học làm cán bộ” cần có kế hoạch tự học, thường xuyên tìm tòi, học hỏi cập nhập kiến thức nâng cao trình độ và năng lực công tác.