Giải pháp phát triển thương hiệu bia festival để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Bia Huế

MỤC LỤC

Vai trò của thương hiệu

Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng

Thương hiệu xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm: Thương hiệu giúp cho người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần mua trong muôn vàn hàng hóa cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng: Thương hiệu giúp cho khách hàng có thể giảm thiểu được một số rủi ro như: sản phẩm đã mua không được như mong muốn, sản phẩm không tương xứng với chi phí đã bỏ ra, sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người sử dụng,…. Tiết kiệm chi phí tìm kiếm: Nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một vài kiến thức về thương hiệu đó, họ sẽ không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm.

Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Yên tâm về chất lượng: Một vai trò không thể không kể đến của thương hiệu đối với người tiêu dùng là thương hiệu tạo ra một tâm lý yên tâm về chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng. Thương hiệu tạo được sự bền vững về mặt vị thế cạnh tranh: Một thương hiệu đã có được lòng tin của khách hàng thì sẽ dễ dàng có được lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng: Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng và thuận tiện.

Xây dựng và phát triển thương hiệu

Ngoài ra, thương hiệu nổi tiếng còn tạo điều kiện như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ đối tác. Xây dựng và duy trì được thương hiệu nổi tiếng là một phương thức cạnh tranh hữu hiệu nhất của doanh nghiệp. Một thương hiệu thành công sẽ ngăn cản các đối thủ cạnh tranh cũng như các thương hiệu khác xâm nhập vào thị trường hiện tại của thương hiệu đó.

THƯƠNG HIỆU

Cơ sở thực tiễn

    Đây là điểm yếu của của các doanh nghiệp hiện nay và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do hạn chế về tiềm lực tài chính vì đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Đặc biệt là việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng tiêu dùng, nông thủy hải sản, thực phẩm, … với chất lượng không thua kém với các sản phẩm quốc tế. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về nhận thức luật pháp, phong cách kinh doanh mang đậm nét của một quốc gia nông nghiệp như tâm lý làm ăn nhỏ, sợ rủi ro trong kinh doanh, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà chưa thấy lợi ích lâu dài… Chỉ khi nào thương hiệu bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại từ phía thứ ba thì doanh nghiệp mới tính đến việc làm thủ tục đăng ký bảo hộ.

    Thực tế thời gian qua ở nước ta cho thấy, nhiều mặt hàng của Việt Nam chất lượng không thua kém hàng hóa của nước ngoài nhưng giá cả thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác do doanh nghiệp chưa chú trọng trong công tác thương hiệu, chưa có hành động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu. Đối với doanh nghiệp tư nhân nhỏ hầu như chưa có khái niệm thương hiệu trong chiến lược kinh doanh, còn đối với doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn hơn thì vấn đề xây dựng, phát triển thương hiệu chủ yếu thuộc về ban giám đốc, các bộ phận khác như phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, phòng tiếp thị mang tính chất phụ trợ, giúp việc. Trong thời gian gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu và bảo hộ thương hiệu trên thị trường toàn cầu (Phở 24, bưởi Năm Roi, …).

    Không chỉ là giữa các công ty sản xuất bia lớn như công ty liên doanh Nhà máy bia Việt Nam (VBL), phía Bắc với Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, phía Nam với Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, miền Trung là công ty TNHH Bia Huế. Còn theo ông Nguyễn Tuấn Phong, Chủ tịch HĐQT HABECO, mức tiêu thụ có thể cao hơn một chút, khoảng 2,8 tỷ lít bia cho năm 2010.Năm 2010, không tính đến những nhãn hiệu nhập khẩu như Budweiser, Sapporo, San Miguel, Foster, sản lượng của SABECO đạt hơn 1,1 tỷ lít bia và tiêu thụ cũng xấp xỉ mức đó. Hơn nữa,trong thời gian gần đây, tỷ lệ gia tăng dân số và thu nhập bình quân tăng nhanh, đặc biệt là ở thành phố, thị xã, mặt khác cơ cấu dân cư cũng thay đổi, xuất hiện nhiều tầng lớp có thu nhập cao nên nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng.

    Phát triển hơn nữa thương hiệu Bia Festival sẽ đồng thời đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao hiện nay của khách hàng, tận dụng cơ hội phát triển của thị trường bia hiện nay và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như của công ty TNHH Bia Huế.

    TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BIA HUẾ

    Tài sản lưu động, ngắn

    • Giới thiệu về sản phẩm bia Festival của công ty TNHH Bia Huế .1 Giới thiệu về sản phẩm bia Festival
      • Thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản bia Festival của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bia Huế

        Tuy nhiên để tạo nên thương hiệu riêng cho từng sản phẩm thì mỗi sản phẩm cũng cần thiết kế các yếu tố thương hiệu riêng biệt nhằm giúp khách hàng dễ dàng nhận biết các sản phẩm khác nhau trong cùng một công ty và cũng nhằm định vị sản phẩm có được một hình ảnh. Và để kỷ niệm, tạo nên không khí tưng bừng, đồng thời tưởng thưởng cho niềm tự hào, không gì phù hợp hơn là một chai bia Festival mát lạnh..Nên với thông điệp mà câu Slogan muốn truyền tải có thể đến với khách hàng trên mọi miền đất nước trong các kỳ lễ hội trong năm nếu công ty Bia Huế có kế hoạch quảng bá, xúc tiến tốt cho nhãn hiệu bia Festival. Một yếu tố quan trọng của thương hiệu là nhạc hiệu còn thiếu nên chưa tận dụng được các công cụ này để tạo dựng giá trị thương hiệu một cách hiệu quả hơn nữa, đây là thiếu sót trong công tác xây dựng thương hiệu của công ty bia Huế.

        Để bảo vệ người tiêu dùng trước sự xâm nhập tràn lan của hàng giả, hàng nhái cũng như bảo vệ thương hiệu của công ty trước sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, công ty Bia Huế đã đang kí bảo hộ nhãn hiệu các sản phẩm của công ty. Công ty Bia Huế tổ chức tốt nhiều chương trình như Quỹ học bổng Niềm Hy vọng, giải bóng đá sinh viên Huda Cup, các chương trình hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân nghèo và rất nhiều các hoạt động cộng đồng xã hội khác đã tác động trực tiếp đến sự tin yêu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty. Vì là một doanh nghiệp có quy mô vừa phải nên ngân sách đầu tư cho thương hiệu luôn có hạn, công ty chưa tách biệt ngân sách marketing riêng cho từng thương hiệu riêng biệt của từng sản phẩm mà kế hoạch ngân sách marketing hàng năm đều nhằm đầu tư cho phát triển thương hiệu chung cho các sản phẩm của công ty.

        Nhìn chung chi phí cho hoạt động xúc tiến, Marketing tăng qua 3 năm là tín hiệu đáng mừng, thể hiện công ty đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động Marketing, qua đó giúp củng cố hình ảnh, thương hiệu của công ty, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, hằng năm công ty còn lên kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ ra nhiều tỉnh và thành phố khác ngoài Huế đồng thời có các biện pháp nhằm hạn chế sự xâm nhập của các loại bia cùng đẳng cấp của đối thủ cạnh tranh vào các thị trường hiện tại của bia Festival. Sự khác nhau cơ bản giữa chức năng của PR và các chức năng truyền thông khác của Marketing là PR đánh bóng hình ảnh của cả một doanh nghiệp, một tổ chức, trong khi các chức năng khác lại thúc đẩy một sản phẩm hay một dịch vụ cụ thể.

        Như vậy nếu loại biến trên ra thì hệ số Alpha chung của biến tổng “chất lượng cảm nhận chung đối với sản phẩm” sẽ lớn hơn, tuy nhiên hệ số tương quan biến - tổng vẫn lớn hơn 0,3 nên biến trên vẫn được đưa vào phân tích. Từ kết quả bảng 2.10 và bảng 2.11 ta thấy hệ số tin cậy alpha của các thang đo về “đánh giá về chính sách phân phối, giá cho đại lý” và thang đo về “đánh giá hoạt động xây dựng thương hiệu qua hệ thống đại lý” đều lớn hơn 0,8 nên các thang đo đều tốt để sử dụng. Thông thường đối tượng khách hàng uống bia chủ yếu là nam giới nhưng trong cuộc sống hiện đại, sôi động ngày nay thì không thể không có nữ giới trong các buổi giao lưu, hội họp,…và nữ giới cũng trở thành một phần lớn khách hàng tiêu thụ bia.

        Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Bia Huế qua 3 năm 2008 - 2010
        Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Bia Huế qua 3 năm 2008 - 2010