MỤC LỤC
Internet marketing đang được công ty chú trọng …ngoài ra Bibica còn tham gia những hội chợ triễn lãm, vệ sinh an toàn thực phẩm, những hội thảo sức khỏe để quản bá cho sản phẩm đặc thù dành cho người ăn kiên, người bị beenjnh tiểu đường, tim mạch, người mẹ có thai, Quảng bá thông qua hội thảo đã được sự đánh giá cao và ủng hộ nhiệt tình từ khách hàng giúp tăng thêm uy tính của công ty. - Tặng quà cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật tại các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, không nơi nương tựa vào các dịp ngày QTTN (01/06); Trung thu; Tết dương lịch, Tết nguyên đán, ủng hộ đồng bào ở vùng bị thiên tai, bão lụt trên cả nước, đóng góp cho quỹ vì người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc da cam….tỉnh Đồng Nai. Bình quân chi phí cho hoạt động TTXH: 600 triệu đồng/năm.. Định vị thương hiệu: Công ty hàng đầu về cung cấp các sản phẩm thực phẩm. đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn. Tầm nhìn thương hiệu: “Trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Viê ̣t Nam”. Bảo vệ thương hiệu: Bibica đã đăng ký bản quyền các nhãn hiệu sản phẩm chính như: Hura, Exkool, Volcano, Lotte Pie, các sản phẩm bánh trung thu cao cấp…Bibica cũng đã tham gia vào các hiệp hội bảo vệ người tiêu dung nhằm đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả nhằm bảo vệ thương hiệu và bảo vệ người tiêu dung. Mức giá chiết khấu cho các nhà phân phối của Bibica. b) Hoạt động bán hàng: thị trường chính của Công ty là khu vực miền Nam, chiếm 70% doanh thu của công ty.
Tuy lạm phát được kiểm soát ở mức thấp tuy nhiên tình hình lạm phát tăng gây khó khăn cho tình hình kinh doanh của Bibica vì giá nguồn nguyên liệu tăng khiến doanh nghiệp phải nâng giá bán của sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm của Bibica. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg, Phó Thống Đốc Đặng Thanh Bình cho biết Ngân hàng Nhà Nước đã chủ động đưa ra cam kết về ổn định tỷ giá ngay từ đầu năm 2013 với mức biến động khoảng 2-3% và thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện thành công cam kết này. Hiện nay, lãi suất đang trong xu hướng giảm, lãi suất cho vay doanh nghiệp xoay quanh 10-13% tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cân nguồn vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có thể giảm được một khoảng chi phí tài chính khá lớn so với năm 2012.
Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giám sát thị trường tài chính giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, giữa Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính (thanh tra chứng khoán, bảo hiểm) để vấn đề đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả mới đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng vững chắc và hội nhập quốc tế thành công, tạo điều kiện để huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Trước đây tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động sát mức trần, thì nay mức trần lãi suất huy động được quy định ở mức đủ cao để tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt có thể ấn định lãi suất thấp xa so với mức trần, tổ chức tín dụng có nhu cầu huy động vốn lớn có thể ấn định lãi suất huy động sát mức trần”. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục giữ nguyên so với quý 3 - duy trì ở mức trung bình, 50 điểm, chỉ có 14% các doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến có sự sụt giảm về các đơn hàng, giảm mạnh so với con số 36% của năm ngoái, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng lạm phát có “tác động đáng kể và nghiêm trọng” đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có sự giảm đáng kể, từ 43% của quý trước và 50% của năm ngoái xuống còn 29%.
Đây không chỉ là vấn đề riêng của các doanh nghiệp đến từ châu Âu, nó là trở ngại nói chung cho toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Bốn hành vi trên tạo ra rào cản trong việc đầu tư từ bên ngoài cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh của chính các doanh nghiệp trong trước do những hiện tượng này tạo ra chi phí không đáng có cho doanh nghiệp. Sự xuất hiện của hai siêu bão này làm cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi chậm lại, Nhà nước phải trợ cấp khắc phục hậu quả thiên tai, người dân sẽ hạn chế mua sắm, giá các sản phẩm nông nghiệp có khả năng tăng lên do nguồn cung thu hẹp.
Theo như tình hình hiện nay thì thị trường bánh kẹo trên Thế giới đang phát triển khá mạnh mẽ, vì thế đây là điều rất đáng lo ngại cho các doang nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo tại Việt Nam và Bibica nói riêng.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu chiến lược – chính sách công nghiệp thì sản xuất bánh kẹo trong nước chia làm ba nhóm chính: Nhập khẩu (chiếm 20%), doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn (gồm tập đoàn Kinh Đô, công ty Hải Hà, công ty Bibica chiếm 42%) và các doanh nghiệp khác (chiếm 38%) (hình 3.2). Công ty trong nước tham gia như công ty Kinh Đô (KDC), Hải Hà (HHC), Tân Tân, Vinamit, Hải Châu, Tràng An, Bánh mứt kẹo Hà Nội,…; về bánh kẹo truyền thống thì có bánh đậu xanh Rồng Vàng, bánh kẹo Phượng Hoàng, Bảo Minh, kẹo dừa Bến Tre, mè xửng ở Thừa Thiên Huế,… Các công ty nước ngoài như Orion và Lotte từ Hàn Quốc, Nabati từ Indonesia, Perfetti Van Melle, Liwayway Food, Pepsico Food,…. Các sản phẩm chính của Kinh Đô: bánh trung thu, bánh quy, cracker, bánh bông lan, bánh mì,… Trong đó thị phần bánh bông lan chiếm hơn 3% thị phần bánh bông lan cả nước và chiếm 21% tỷ trọng doanh thu của Kinh Đô tính đến năm 2010.
Sản phẩm kinh doanh: Kẹo là sản phẩm chủ lực của công ty (chiếm 76% doanh thu trong cả nước), ngoài ra công ty còn có các sản phẩm như kem xốp, bánh quy, cracker, bánh mềm phủ socola với nhãn hiệu: long-pie, hi-pie… Công ty kinh doanh xuất nhập. Các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng từ Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Bỉ, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,… Các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu sẽ ngày càng gia tăng, do Việt Nam đang dần mở cửa thị trường thông qua các hiệp định quốc tế và các công ty nước ngoài nhận thấy tiềm năng trong nước.
Các loại bánh kẹo truyền thống, là đặc sản của từng vùng miền như: kẹo Mè xửng – Huế, bánh Cốm – Hà Nội, bánh Pía – Sóc Trăng, bánh đậu xanh Rồng Vàng – Hải Dương…. Tuy nhiên, những sản phẩm đó chỉ có thể thay thể được một phần nhỏ cho các sản phẩm bánh kẹo nói chung, không thể thay thế hoàn toàn dòng sản phẩm bánh kẹo đa dạng hiên nay. Qua bảng ma trận yếu tố bên ngoài ta thấy Bibica phản ứng mạnh với các yếu tố bên ngoài như: cơ cấu dân số vàng (trẻ), tốc độ tăng dân số, niềm tin của người tiêu dùng, bảo vệ mội trường, chế độ chính trị ổn định, thay đổi công nghệ, và hầu như phản ứng mạnh đối với các yếu tố vi mô của môi trường của bên ngoài như: khẩu vị khách hàng, yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm và nguyên liệu, thương hiệu, an toàn thực phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, giá cả nguyên vật liệu và giá cả của đối thủ cạnh tranh, số lượng đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như ngoài nước.
Giữa hai công ty Bibica và Hải Hà điểm số Bibica cao hơn chứng tỏ các chuyên gia đánh giá Bibica vẫn cao hơn, dù khoảng cánh này không đáng kể. Bên cạnh đó, Bibica còn có được mạng lưới phân phối sản phẩm khá tốt, công ty nên tận dụng điều này để đưa những dòng sản phẩm chất lượng nhất đến với người tiêu dùng. Thị phần thị trường bánh kẹo Việt Nam (hình 3.2) cũng phản ánh một phần nào đó ma trận hình ảnh cạnh tranh thông qua thị phần đứng đầu của Kinh Đô (20%) cao hơn hẳn 2 đối thủ nội địa đang bám sát nhau quyết liệt phía sau là Bibica (8%) và Hải Hà (6%).
S8S7S6O2O5O7: Sản phẩm chất lượng đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng cùng với thương hiện đã được khẳng định, giá cả sản phẩm hợp lý cạnh tranh phù hợp với thu nhập người Việt Nam, Bibica nên nhanh chóng nắm bắt cơ hội nền kinh tế đang phục hồi (thể hiện qua tốc độ tăng trưởng) và khả năng phát triển trong ngành cao, cơ cấu dân số trẻ đề tăng thị phần, nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí số một trong ngành sản xuất bánh kẹo. S1S2S4S5O2O3O6O8: Tận dụng nguồn tài chính ổn định (tỷ lệ nợ còn thấp, sử dụng đòn bẩy nợ DOF) cộng với cơ sở hạ tầng tiên tiến, dây chuyển sản xuất hiện đại và hệ thống phân phối rộng khắp Bibica nên tận dụng cơ hội lãi suất ngân hàng giảm, cộng với khả năng tiếp cận công nghệ cao, nguồn nguyên liệu chính luôn được đảm bảo để Bibica mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh đồng thời hai nhiệm vụ, chiếm lĩnh và khẳng định vị trí số 1 trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đặc biệt các thị trường mà Việt Nam đã là thành viên. W1W4W5O2O4O5O6: Phải đẩy mạnh phát triển bộ phận nghiên cứu, để tìm kiếm, nghiên cứu văn hóa, mùa vụ, công thức mới cùng với đó phải có chiến lược hậu mãi thật tốt để tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm đối với các đối thủ cạnh tranh, từ đó lãi suất ngân hàng giảm, mở rộng quy mô, tận dụng công nghệ phát triển, tận dụng cơ hội tốc độ tăng trưởng của ngành cũng như cả nền kinh tế (chứng tỏ kinh tế phục hồi, sức mua.