Các quy định liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

MỤC LỤC

DOANH NGHIỆP Cể VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Định nghĩa

Nghị định 102/2010/NĐ-CP khẳng định: “Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, DN đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của NĐT nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với NĐT trong nước…”. Đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần của NĐT nước ngoài, Nghị định 102 xác định: “NĐT nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty TNHH hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

Các hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Như vậy nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy phép kinh doanh); đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam nếu muốn đầu tư dự án mới mà không gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì chỉ thực hiện xin thủ tục cấp phép đầu tư, trong trường hợp có dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì phải thực hiện theo thủ tục đầu tư lần đầu tại Việt Nam. Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. * Theo Nghị định 108, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án và thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

HỒ SƠ HÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI

• Áp dụng cho hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liêu tương đương khác của chủ sở hữu công ty (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước). Quyết định ủy quyền/Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC

  • Hợp đồng đầu tư

    Theo Điều 2 Nghị định 108/2009/NĐ-CP, “Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT”. Cũng giống như những hình thức trên nhưng sau khi xây dưng song thì thực hiên chuyển giao sau đó thì các nhà đầu tư được phía chủ đầu tư tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiên một dự án khác với nhiều ưu đãi hơn nhằm giúp các nhà đàu tư thu hồi lại phần vốn đã bỏ ra và có lãi nhất định. Hình thức đầu tư này cũng được các nhà đầu tư rất quan tâm bởi nó được ưu đãi về nhiều mặt. Ngoài những lợi thế và thuế đã nêu ở trên thì trong việc thực hiện đầu tư dự án thường ưu tiên những dự án khả thi và có lãi suất cao. Đây là hình thức đầu tư được nhà nước ta cho phép theo đó bên nước ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực hiện hợp đồng được ký kết giữa hai bên Trong thời gian thực hiện hợp đồng các bên phải xỏc định rừ quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trỏch nhiệm của mỗi bờn mà khụng tạo ra một pháp nhân mới và mỗi bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức rất phổ biến và có nhiều ưu thế đối với việc phối hợp sản xuất các sản phẩm có tính chất phức tạp và yêu cầu kỹ thật cao đòi hỏi sự kết hợp thế mạnh của nhiều quốc gia. Đối với nước ta có lợi thế về mặt lao động và nguyên liệu đầu vào chúng ta phải có chính sách hợp lý trong chiến lược phát triển của mình nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. 2.4 G óp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp Việt Nam phải: thực hiện các quy định của Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ vốn góp, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:. a) Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này;. b) Có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp lý, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký;. c) Các điều kiện khác quy định trong điều lệ của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:. a) Có tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. b) Bản sao hộ chiếu còn giá trị;. c) Các điều kiện khác quy định trong điều lệ của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật. a) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc mua lại toàn bộ số vốn điều lệ của chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để trở thành chủ sở hữu mới của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;. b) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn mới. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân mua lại phần vốn góp của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên hợp danh mới, sau khi được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. c) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại một phần vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc góp vốn với chủ doanh nghiệp tư nhân để chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Mua cổ phần:. a) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần phát hành lần đầu của các công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp;. b) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hóa;. c) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán, cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;. d) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần, bao gồm cả các công ty đại chúng niêm yết và các công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (doanh nghiệp trong nước), nhà đầu tư tiến hành thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư gồm có:. a)Xác nhận của ngân hàng về số dư tài khoản của nhà đầu tư cá nhân/báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất của nhà đầu là tổ chức;. b)Bản sao hợp lệ Hộ chiếu/CMT/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của nhà đầu tư. c)Điều lệ công ty sửa đổi (được người đại diện theo pháp luật của Công ty ký từng trang) d)Danh sách thành viên/cổ đông công ty. e)Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ. f)Các tài liệu khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm nộp hồ sơ (nếu có). Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư được thực hiện theo một trong những trường hợp sau đây:. a)Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư;. b)Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, Điều lệ doanh nghiệp hoặc thỏa thuận, cam kết của các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện dự án;. c)Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;. d)Chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của dự án trong trường hợp:. a)Dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà sau 12 tháng, nhà đầu tư không triển khai hoặc dự án chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp được tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án theo quy định tại Điều 67 Nghị định này;. b)Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động. c)Trường hợp theo bản án, quyết định của toà án, trọng tài về việc chấm dứt hoạt động dự án do vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào quyết định, bản án của toà án, trọng tài để quyết định chấm dứt hoạt động. a)Trường hợp thanh lý dự án đầu tư mà không gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì việc thanh lý thực hiện theo quy định pháp luật về thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng;. b)Trường hợp thanh lý dự án gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục giải thể tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.