Hoàn thiện chính sách marketing mix của Công ty cổ phần nước khoáng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn

Qua đánh giá trên ta có thể thấy rằng đối với nghành nước giải khát nói chung và ngành nước khoáng và nước tinh khiết nói riêng có những cơ hội rất lớn để phát triển kinh doanh. Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, nước uống đóng chai đang chiếm khoảng 22% sản lượng nước giải khát ở Việt Nam, với mức tăng trưởng bình quân 26%/năm. Đối với thị trường tiềm năng như vậy ngoài tạo sự phát triển cho các công ty biết nắm bắt thì nó còn tạo sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường với rất nhiều đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm ẩn.

Tuy nhiên đối với thị trường nước đóng chai Việt Nam hiện tại có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhưng trên thực tế, những nhãn hàng có thương hiệu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đối với thị trường nước tinh khiết thì hiện tại Aquafina đang chiếm thị phần rất lớn trên thị trường Việt Nam và là đối thủ đáng gờm của các doanh nghiệp kinh doanh nước khoáng. Tuy nhiên, do thiếu kiểm soát nên thị trường nước giải khát đang đứng trước hiện trạng thực, giả lẫn lộn, đối với sản phẩm nước tinh khiết ta thấy rằng hiện tại đang xuất hiện các vấn đề bất cập khi mà việc quản.

Hiện tượng nước kém chất lượng, không được xử lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khiến cho hình ảnh nước tinh khiết đang bị tụt giảm trong đó đặc biệt nhất là sản phẩm nước tinh khiết bình 20L….

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần nước khoáng Bang

Đánh giá hiệu quả chính sách marketing – mix qua số liệu công ty 1 Chính sách marketing mục tiêu của công ty trong những năm qua

Tình hình tiêu thụ của công ty bị chững lại trong năm 2011 với việc tiêu sản phẩm có nhiều giảm sút so với cùng kì các năm trước đó, so sánh tình hình tiêu thụ/sản xuất từ đầu năm đến kì báo cáo chỉ đạt 98,6%, tình hình tiêu thụ khó khăn còn được thể hiện khi mà sản lượng tiêu thụ của công ty trong năm chỉ đạt 6.739.098 lít nâng mức tồn kho trong thời điểm cuối năm lên 43.264 lít. Tình hình tiêu thụ trong năm 2011 có sự giảm sút có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bắt nguồn từ yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế của các thị trường mục tiêu cũng như nền kinh tế chung của cả nước gặp khủng hoảng, khó khăn khiến cho nhu cầu của người tiêu dùng giảm sút và có sự lựa chọn khắt khe hơn trong tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm sút. Đối với loại sản phẩm nước khoáng thủy tinh mặn loại 460ml vẫn chiếm tỉ trọng tiêu thụ cao song sự gia tăng mức tiêu thụ không cao chỉ tăng 7.53%, cùng với loại sản phẩm này thì một số sản phẩm khác cũng có mức tăng trưởng không cao đặc biệt sản phẩm nước khoáng thủy tinh ngọt 460ml lại có sự sụt giảm mạnh mức tiêu thụ so với năm trước đó giảm 41,74% dẫn đến tỉ trọng của loại sản phẩm này so với mức tiêu thụ chung chỉ còn 3.8%.

Sự sụt giảm cũng thể hiện qua các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm chai thủy tinh như nước khoáng thủy tinh ngọt loại 460ml mặc dù trong năm 2009 sản phẩm có mức tiêu thụ khá tốt song các năm 2010 và 2011 liên tục giảm sự sụt giảm của năm 2011 so với năm 2009 lên tới 50.55% đây là sự sụt giảm mạnh vì vậy công ty cần có tìm hiểu kĩ nguyên nhân vấn đề nó có thể là sự cạnh tranh của sản phẩm ngày càng giảm trên thị trường hoặc là do việc nhu cầu của khách hàng thay đổi khiến cho sản phẩm có sự giảm sút trong tiêu thụ để có các biện pháp cải tiến, xử lý nhằm nâng mức tiêu thụ cho sản phẩm. Đối với các sản phẩm dòng chai thủy tinh thì lượng sản phẩm tiêu thụ rất lớn và theo đánh giá của công ty thì đây là sản phẩm mà lợi nhuận mang lại cao, đồng thời dòng sản phẩm này ngoài tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh thì cũng là sản phẩm chủ yếu được công ty mang đi tiêu thụ tại các thị trường khác trong đó sản phẩm chính là sản phẩm nước khoáng chai thủy tinh mặn 460ml. Ngoài dòng sản phẩm trên thì dòng sản phẩm loại Pet mặc dù có sự giảm sút và mức tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào sản phẩm bình 20lít và 500ml song đối với sản phẩm bình 20lít dù tỉ trọng mức tiêu thụ cao so với các dòng sản phẩm và nhu cầu về sản phẩm này của người tiêu dùng cũng ngày càng tăng nhưng vì công nghệ sản xuất chưa đáp ứng khiến cho chi phí sản xuất cao khiến cho lợi nhuận thu được từ sản phẩm.

Đối với thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế, đây cũng là thị trường được công ty cố gắng khai thác trong những năm qua song với việc chi phí vận chuyển cao dẫn đến giá sản phẩm tăng tạo khó khăn cho công ty trong việc mở rộng và phát triển thị trường này song doanh thu mang lại cũng tương đối so với các thị trường khác bình quân đạt 1,2 – 1,7 tỷ. Riêng đối với thị trường tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng theo đánh giá của các nhân viên thị trường công ty thì xuất phát từ nguyên nhân đầu tiên là do khó khăn về vị trí địa lí khiến cho chi phí vận chuyển tăng cao khiến giá thành sản phẩm tăng nên việc cạnh tranh gặp khó khăn, mặt khác là do có sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công ty nước khoáng Sơn Kim, Đảnh Thạnh…. Song việc một số công ty bắt đầu tham gia vào thị trường này khiến cho môi trường cạnh tranh cao hơn trong đó đáng kể là sự ra đời của nhà máy nước khoáng Sơn Kim tại địa bàn khiến cho việc tiêu thụ của công ty bị tụt giảm nghiêm trọng đặc biệt là năm 2011 với mức tiêu thụ đạt 135252 lít so với năm 2010 giảm 52.6% đồng thời kéo theo doanh thu so với năm 2010 giảm 49.5% đây là con số thể hiện sụt giảm thị phần của công ty rất lớn tại thị trường này.

Hình 2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm nhà máy
Hình 2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm nhà máy

Đánh giá hiệu quả hoạt động chính sách marketing – mix thông qua khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng

Với chỉ số Kurtosiss và Skewness nằm trong khoảng (+/- 1) nên đủ điều kiện để tiến hành kiểm định. H0: Mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách giá bán và hình thức giảm giá là mức 4. H1: Mức độ đánh giá của khách hàng đối với chính sách giá bán và hình thức giảm giá là khác mức 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy. Bảng 13: Kiểm định giá trị trung bình đối với đánh giá về chính sách giá bán và hình thức giảm giá. Tiêu thức kiểm định N. Giá trị trung. Giá trị kiểm. tailed) Chính sách giá bán của công ty là. Kết luận: Với mức ý nghĩa 0.05 thì mức độ đánh giá trung bình của trung gian phân phối đối với 2 tiêu chí thủ tục giao nhận hàng hóa nhanh chóng và thời gian giao hàng nhanh là dưới mức độ đồng ý, tức là không đồng ý. - Đối với tiêu chí hình thức giao sản phẩm thuận tiện, hàng hóa giao được đảm bảo chất lượng, tin cậy và phương thức thanh toán thuận tiện cho đại lý đều có Sig > 0.05 nên ta chưa có cở sở bác bỏ giả thuyết H0 hay chấp nhận H1.

Kết luận: Với mức ý nghĩa 0.05 thì mức độ đánh giá trung bình của các trung gian phân phối đối với tiêu chí hình thức giao sản phẩm thuận tiện, hàng hóa giao được đảm bảo chất lượng, tin cậy và phương thức thanh toán thuận tiện cho đại lý là mức 4, tức là đồng ý. Kết luận: Với mức ý nghĩa 0.05 thì mức độ đánh giá của trung gian phân phối đối với tiêu chí đại lý được bảo vệ tránh cạnh tranh giữa các trung gian phân phối về địa bàn kinh doanh và được bảo vệ tránh cạnh tranh giá giữa các trung gian phân phối là mức 3, tức là mức độ trung lập. H0: Mức độ đánh giá của các trung gian phân phối đối với tiêu chí chính sách thưởng cho đại lý, các hình thức trợ giúp về tài chính, hỗ trợ các công cụ trong các đợt quảng bá, giới thiệu sản phẩm là khác mức 3.

Kết luận: Với mức ý nghĩa 0.05 thì mức độ đánh giá của các trung gian phân phối đối với tiêu chí chính sách thưởng cho đại lý công bằng, có nhiều hình thức trợ giúp về tài chính, hỗ trợ các công cụ trong các đợt quảng bá, giới thiệu sản phẩm là dưới mức 3, tức thấp hơn mức độ là trung lập.

Bảng 13: Kiểm định giá trị  trung bình đối với đánh giá về chính sách giá bán và hình thức giảm giá
Bảng 13: Kiểm định giá trị trung bình đối với đánh giá về chính sách giá bán và hình thức giảm giá