MỤC LỤC
• Nhược điểm: biện pháp này tương đối tốn kém vì ngân hàng phải đi vay vốn bổ sung với lãi suất cao hơn lãi suất chi trả cho những khoản tiền gửi. Ngân hàng sử dụng cả việc tích trữ thanh khoản và đi mua thanh khoản trên thị trường tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Biện pháp chung bao gồm các qui tắc nhằm xây dựng một chương trình quản lý RRTK, đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản, quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn, lập kế hoạch dự phòng, quản trị thanh khoản đối với ngoại tệ, kiểm soát nội bộ trong quản trị RRTK, công bố thông tin ra ngoài, và các nguyên tắc qui định vai trò của Ban kiểm soát.
Bên cạnh đó, năm 2008 NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản khá nhiều lần, lãi suất trên thị trường được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản nên cũng đã có sự thay đổi khá nhiều, điều này cũng làm cho việc huy động vốn của các NHTM Việt Nam gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lãi suất sao cho vẫn đảm bảo nguồn vốn huy động, mà vẫn đảm bảo chi phí lãi phải trả hợp lý. Điều này cho thấy các NHTM nhà nước tại Việt Nam có quy mô hoạt động và thị trường lớn, hiệu quả huy động vốn ngày càng cao, tuy nhiên nguồn vốn tự có của ngân hàng vẫn chưa tương xứng với quy mô hoạt động, chưa thể đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Vì vậy việc tăng nguốn vốn tại các NHTM nhà nước là việc đáng quan tâm, hay nói cách khác việc cổ phần hóa các NHTM nhà nước là một vấn đề cấp thiết hiện nay nhằm tạo điều kiện tăng nguồn vốn tự có cho ngân hàng.
Điều này chưa thể nói lên được độ an toàn về vốn của các ngân hàng hay hiệu quả hoạt động mà còn phải xét đến các yếu tố khác, một số ngân hàng do gặp khó khăn trên thị trường huy động vốn cũng có thể có chỉ số H1 cao. Chỉ số H2 cho thấy vốn tự có của các NHTM Việt Nam nhìn chung chỉ bằng khoản chưa đến 20% tài sản có, hay nói các khác thì nợ phải trả chiếm hơn 80% trên tổng nguồn vốn và do đó các NHTM Việt Nam rất dễ bị RRTK khi không đáp ứng được các khoản phải trả. Khi có các yếu tố tác động làm cho ngân hàng mất khả năng thanh khoản, thì các ngân hàng này sẽ không có khả năng vay thêm (do nợ phải trả đã quá cao), đồng thời không có khả năng chỉ trả cho các khoản phải trả đến hạn, từ đó dẫn đến việc ngân hàng phải phá sản.
Tuy nhiên, việc tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD (đa phần là tiền gửi thanh toán) có thể làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng, vì tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác có tỷ suất sinh lợi thấp hơn so với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác có mức độ rủi ro cao hơn. Nhìn chung thì tín dụng vẫn là hoạt động chính của các NHTM Việt Nam nên tỷ lệ H4 cao là điều tất yếu, vì vậy các NHTM Việt Nam nên mở rộng, đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác nhằm làm giảm tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, từ đó tạo tính thanh khoản cho ngân hàng. Các NHTM nhà nước có chỉ số H5 tương đối cao hơn so với mức trung bình, và đa phần các chứng khoán thanh khoản mà các NHTM nhà nước nắm giữ là chứng khoán chính phủ, do đó sẽ có mức sinh lợi thấp hơn các chứng khoán được giao dịch trên thị trường.
Do đó các NHTM nhà nước nên cân đối các khoản đầu tư vào chứng khoán sao cho tỷ suất sinh lời của các chứng khoán thanh khoản trở nên cao hơn, chấp nhận rủi ro và có biện pháp phòng ngừa rủi ro cụ thể.
Sử dụng phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn để dự báo tổng nhu cầu thanh khoản cho ngân hàng, với phương pháp này ngân hàng sẽ dựa trên cơ sở số liệu biến động của các yếu tố như tài sản nợ huy động, nhu cầu cho vay tiềm năng của các tháng trước đây để dự báo cho các tháng trong tương lai. Để quản trị RRTK tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Đồng Nai, báo cáo đề xuất nên áp dụng chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp vì chiến lược này khắc phục được nhược điểm của hai chiến lược là chiến lược quản trị thanh khoản nợ và quản trị thanh khoản có, từ đó mang lại khả năng phòng ngừa và hạn chế RRTK một cách tốt nhất. Theo những phân tích về tình hình thanh khoản của ngân hàng (chương hai), dự báo khe hở thanh khoản và tổng nhu cầu thanh khoản (mục 3.2.1) thì ngân hàng đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt thanh khoản là khá lớn, bên cạnh đó các tài sản thanh khoản của ngân hàng còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Theo phân tích tại chương hai về chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản thì ta có thể thấy được ngân hàng hiện đang dự trữ chứng khoán thanh khoản với tỷ lệ khá thấp chỉ bằng 0,04% tổng tài sản có, do đó ngân hàng cần phải đầu tư vào chứng khoán thanh khoản (chứng khoán kinh doanh). (nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả) Bên cạnh đó thì chứng khoán thanh khoản của ngân hàng tất cả đều là chứng khoán của chính phủ, do đó tỷ suất sinh lợi sẽ thấp hơn so với các chứng khoán trên thị trường (chứng khoán sẵn sàng để bán). (nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả) Ngân hàng nên giảm bớt tỷ trọng của dư nợ trên tổng tài sản có vì dư nợ tín dụng là tài sản có tín thanh khoản rất thấp, do vậy ngân hàng cần phải mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác thay vì lĩnh vực truyền thống là tín dụng.
Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng phải có nhiều biện pháp nhằm nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro và ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh mới, từ đó làm tăng tín thanh khoản của dư nợ tín dụng vì các khoản vay có khả năng thu hồi cao. Việc sử dụng nguồn tại trợ từ bên ngoài phải được cân nhắc hết sức cẩn thận vì nếu ngân hàng dựa vào khả năng đi vay trên thị trường tiền tệ để đáp ứng thanh khoản quá nhiều thì cũng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng thanh khoản, vì khi mà nhà đầu tư giảm niềm tin đối với ngân hàng thì ngân hàng không thể vay các khoản vay mới và không được phép tuần hoàn các khoản vay cũ, khi đó ngân hàng sẽ không có nguồn cung để đáp ứng cho nhu cầu chi trả các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp cấp thiết khi ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản vì RRTK vì khi vay NHNN thì bản thân ngân hàng sẽ ỷ lại và không xây dựng cho mình cơ chế quản lý cũng như dự báo thanh khoản, và khi vay quá nhiều thì hạn mức tín dụng của ngân hàng tại NHNN sẽ cạn kiệt và khi có rủi ro xảy ra đột biến thì ngân hàng không thể vay thêm để có thể chi trả cho các khoản nợ.
Bên cạnh đó, hội sở cần có các văn bản quy định về các chỉ số thanh toán cũng như các tỷ lệ chi trả phải đạt được cho các chi nhánh, nhằm đảm bảo và duy trì khả năng thanh khoản cho các chi nhánh lớn, từ đó làm giảm RRTK trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về ngân hàng theo xu hướng hội nhập với quốc tế, nghĩa là các điều luật về ngân hàng phải phù hợp với thông lệ quốc tế, từ đó giúp các ngân hàng Việt Nam có thể tham gia thị trường quốc tế một cách dễ dàng, phù hợp với xu hướng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế quốc tế. Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM nhà nước nhằm giúp cho các NHTM nhà nước có thể tăng nguồn vốn tự có một cách nhanh chóng, từ đó đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, hạn chế RRTK do không đủ nguồn vốn để chi trả cho các khoản nợ đến hạn trả.