MỤC LỤC
Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngừ đún con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bỡnh Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông. Chuẩn bị các thủ tục hồ sơ cho danh mục công trình xây dựng cơ bản năm 2008 trên nguyên tắc tập trung thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chương trình chống ngập, chỉnh trang đô thị và các quy hoạch trường lớp….
Tuy nhiên con người lại xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng lấn chiếm quá nhiều ra mép bờ sông, trong khi việc xây dựng nhà và các công trình chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên nền đất yếu, không đủ điều kiện ổn định lâu dài. Địa hình khu vực này thuộc kiểu địa hình sau tích tụ đồng bằng bãi bồi thấp, được cấu tạo bởi các trầm tích bùn sét hữu cơ nguồn gốc sông biển , đầm lầy tuổi Holocene, được hình thành do quá trình bồi tụ của hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Các thành tạo này do mới hình thành, gần như chưa trải qua quá trình nén chặt tự nhiên, các hạt chưa được gắn kết hoặc gắn kết yếu, thêm vào đó các thành tạo này có nguồn gốc đầm lầy sông, sông biển hỗn hợp, thường chứa nhiều vật chất hữu cơ và thành phần muối hòa tan nên chúng có tính chất cơ lývà hóa lý đặc biệt, dễ nhạy cảm với những tác động bên ngoài và tính chất của đất đá dễ bị biến đổi và là tiền đề cho quá trình trượt lở gây mất ổn định bờ dốc khi các yếu tố khác cùng tác động lên nó.
Điều này cộng với tính bán Nhật triều không đều làm dòng chảy của sông bị cản trở, dẫn đến việc tăng lưu lượng, tăng vận tốc dòng chảy ở kênh Thanh Đa kéo theo hiện tượng xâm thực ngang xảy ra mãnh liệt, lòng sông được mở rộng, nhiều dòng chảy được hình thành để thoát nước tồn đọng, nhất là vào mùa mưa lớn. Theo bản đồ ta có thể thấy hình dạng của thung lũng sông gần uốn khúc, có dạng khuyết ở cả hai dãy, hướng của dòng chảy quanh khu vực Thanh Đa quay ngoắc 180o , điều này khiến cho mỗi khi triều lên hoặc xuống nhiều chỗ dũng chảy đõm thẳng vào phớa bờ lừm hay cập sỏt bờ với vận tốc lớn hơn vận tốc tới hạn cho phép đối với bùn sét và cát mịn nên khả năng xói ngang tạo hàm ếch là rất lớn.
Nguyên nhân thứ tư là do địa chất bờ sông khu vực Thanh Đa nói chung rất yếu, được hình thành từ lớp phù sa trẻ, khi gặp mưa, triều cường, nước lớn ngập đất bờ làm khả năng chịu lực của đất càng yếu hơn, đặc biệt khi triều hạ thấp sự thay đổi áp lực thủy tĩnh, thủy động trong đất do độ chênh mực nước ngầm trong đất và mực nước thủy triều hạ thấp ngoài sông gây ra nguy cơ sạt lở bờ tăng cao. Hoạt động kinh tế diễn ra dọc hai bên bờ kênh và bờ sông kéo theo việc thành lập các bến neo đậu quay đầu của các phương tiện đường thủy diễn ra thường xuyên ở các vị trí như bến xà lan của xi măng, các địa điểm kinh doanh cát xây dựng… Việc neo đậu tàu thuyền không đúng quy định, sự va đập tàu thuyền, gây ra sóng lớn vỗ bờ khiến đất bờ sông bị lôi kéo ra, bào xói và cuối cùng khối đất bị sụp đổ, tan rã…là những nguyên nhân gây ra sạt lở bờ. Sự tham gia vận tải thủy ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô, sự lưu thông của các tàu du lịch, tàu cao tốc, các xà lan chở cát…v.v vòng quanh khu vực Bán đảo, tình trạng ghe tàu chạy quá tốc độ gây sóng đánh vào bờ, các ghe tàu lón ( [v] = 80 hải lý/giờ) khi đi vào đoạn sụng cong thưũng chạy về phớa bờ lừm, đó tạo nờn những sóng có biên độ và cường độ lớn, ảnh hưởng trực tiếp và gây ra hiện tượng xói lở bờ sông.
Khi mực nước tiếp tục dâng cao ( do lũ và triều cường), cường độ dòng chảy vòng (dòng chảy ngang) và năng lực mang cát của dòng nước cũng tiếp tục dâng lên, nên sau khi bị xói hết bùn cát bị lắng đọng trước đây , vực sâu lại tiếp tục xói sâu hơn nữa, chân bờ càng dốc hơn nữa, đến một lúc nào đó bờ sông không đứng vững được nữa và bị trượt, sạt lở. Có thể nói rằng nguyên nhân sạt lở bờ sông khu vực Bán đảo Thanh Đa là tổng các nguyên nhân về điều kiện địa hình, địa mạo (trũng thấp, sông uốn khúc), về điều kiện địa chất (vật liệu là trầm tích bùn sét, tính chất cơ lý yếu), điều kiện địa chất thủy văn (mực nước ngầm sát mặt đất, chế độ triều, áp lực. thuỷ động của nước trong đất), điều kiện địa chất công trình (đất có liên kết kiến trúc yếu, có tính xúc biến khi có tải trọng động, đất dễ tan rã khi vận tốc dòng chảy lớn), điều kiện dòng chảy (triều, lũ, mưa…), điều kiện kinh tế xã hội (xây dựng trái phép lấn chiếm luông lạch, sông, các hoạt dộng kinh doanh, dịch vụ dọc theo bờ sông…).
Những nơi nào, vị trí nào trên đoạn sông khu vực Bán đảo Thanh Đa mà hội đủ nhiều điều kiện nêu trên thì bờ sông nơi đó không ổn định, sẽ bị sạt lở mà trong đó nguyên nhân chủ đạo là do tác động của con người làm thay đổi chế độ dòng chảy. Tại quán cafe APT hơn 1.400m2 đất bị trôi xuống sông, ngoài ra còn làm hư hỏng nặng trung tâm cai nghiện ma tuý BÌnh Thạnh với 2 dăy nhà vật liệu nhẹ và một phần nhà diện tích khoảng 200m2, toàn bộ bờ kè phân xưởng P/S bị cuốn trôi theo dòng nước, thiệt hại 2 tỷ đồng. -Năm 2002 đã xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng khác: Sụp lở đoạn bờ 200m làm mất 4000 tấn than cám của công ty Than Miền Nam, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng, sụp tường rào 2m , dài 40m tạo hàm ếch khoét sâu vào nền dãy nhà của kho tang vật quận Bình Thạnh khiến nguy cơ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Nước thải bị nhiễm dầu ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, quang hợp của thủy sinh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nước. Ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh do rác thải trong sinh hoạt hàng ngày của những hộ dân ven bờ kênh, bờ sông thải ra bừa bãi trên lòng sông, kênh và do Bán đảo Thanh Đa là vùng trũng thấp thường bị ngập úng cộng với nước mưa chảy tràn cuốn theo các loại rác và các chất ô nhiễm trôi xuống sông và thấm thấu xuống đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Nguồn ô nhiễm khí thải, bụi ở khu vực chủ yếu từ các phương tiện giao thông do Bán đảo Thanh Đa có độc đạo một con đường chính nên xe cộ lưu thông thường xuyên.
Sạt lở đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân, cướp đi 7 sinh mạng con người, pha huỷ trên 30 căn nhà cùng tài sản và ảnh hưởng đến khu lân cận, nhiều hộ khác trong khu vực đánh giá sạt lở cũng bị ảnh hưởng, hơn 50 hộ buộc phải di dời để tránh thiệt hại. Riêng ở khu vực Bán đảo Thanh Đa, tình trạng ngập úng, sạt lở vào mùa mưa , không khí môi trường thường ẩm thấp, nước tù đọng, là môi trường sinh trưởng tốt cho muỗi, các loại vi khuẩn gây bệnh. Có thể nói để thực hiện xây kè chống sạt lở cho toàn diện các khu vực dự báo sạt lở sẽ gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí nhà nước cho việc xây dựng và bồi thường, di dời tái định cư cho người dân.
- Cần phải tạo ra một hành lang thông thoáng, lập hành lang an toàn bờ theo quy định, nghiêm cấm, xử lý vi phạm xây dựng trái phép trong phạm vi hành lang an toàn, kết hợp với việc trồng cây xanh để tạo cảnh quan ven sông. Tuy nhiên hiện nay khu Đường sông đã lập xong quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng bến khu vực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2020, trong đó kênh Thanh Đa được đề xuất giảm xuống cấp V đường thủy nội địa (hành lang sông 20m) , đang được Sở giao thông công chính xem xét. Do vậy, để khắc phục và phòng chống các hậu quả do trượt lở gây ra, về lâu dài vẫn là một giải pháp đồng bộ, mang tính quốc gia, cần phải luận chứng mức độ hợp lý về kỹ thuật và kinh tế của nó trên cơ sở so sánh nhiều phương án để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.