MỤC LỤC
Từ rất nhiều định nghĩa dưới các góc độ khác nhau, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát là: “Quản lý một đơn vị (cơ sở sản xuất, cơ quan, trường học, địa phương…) với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp tích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra” [14]. - Hoạt động quản lý được tiến hành bởi chủ thể, chủ thể của hoạt động quản lý là con người (một người, hoặc một nhóm người) còn được gọi là “nhà quản lý”, “người quản lý” hay “ban quản lý”. - Hoạt động quản lý được diễn ra trong môi trường kinh tế, chính trị, pháp lí và tâm lí - xã hội, trong điều kiện xã hội - lịch sử xác định. Đó là những môi trường quản lý. Môi trường quản lý và sự biến động của nó là yếu tố khách quan qui định hành vi của chủ thể quản lý. - Hoạt động quản lý cú tớnh chất phõn cấp rừ ràng, là một hệ thống những chức năng và nhiệm vụ của các chủ thể có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Hoạt động của các chủ thể trong hệ thống quản lý vừa có tính phụ thuộc lẫn nhau, vừa có tính độc lập tương đối. - Hoạt động quản lý có bản chất tâm lí là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, có định hướng, có hệ thống thông tin tới đối tượng nhằm điều chỉnh, điều khiển tâm lí tình cảm, thái độ, hành vi của con người phát huy mọi tiềm năng, phối hợp các nỗ lực thực hiện tốt mục tiêu quản lý. Các yếu tố liên quan đến quản lý. Hoạt động quản lý diễn ra trong xã hội. Vì vậy, có nhiều yếu tố liên quan đến quản lý đó là:. - Xã hội – môi trường: Môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến các cơ chế và hình thức quản lý. Môi trường xã hội quan trọng nhất là con người và các hoạt động của con người, các mối quan hệ của con người. - Chế độ chính trị: qui định ra các cơ chế quản lý, các nguyên tắc và phương pháp quản lý tương ứng, đồng thời còn bị chi phối phong cách làm việc của cán bộ trong các bộ máy quản lý. - Khoa học tổ chức: đó là khoa học về sự thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý, qui định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và các bộ phận có liên quan. Tổ chức tốt thì quản lý tốt và ngược lại quản lý tốt thì tổ chức tốt. - Quyền uy: đó là quyền lực và uy tín của nhà quản lý. Quyền lực là công cụ của nhà quản lý, tạo ra sức mạnh cho sự điều khiển của nhà quản lý đối với đối tượng quản lý. Uy tín là sức mạnh về tinh thần của nhà quản lý đối với đối tượng quản lý, tạo ra sự tin tưởng và tín nhiệm của các đối tượng với chủ thể quản lý. - Thông tin: là tin tức và sự chuyển giao tin tức trong bộ máy giúp nhà quản lý điều hành bộ máy. Thiếu tin tức nhà quản lý như bị mù, mất phương hướng. Thông tin là nguyên liệu của nhà quản lý để đề ra các quyết định quản lý. - Mô hình quản lý tổng quát: đó là hình thức, khuôn mẫu về cấu trúc bộ máy, hình thức và phương pháp quản lý mà một quốc gia, một ngành, một phòng, một khoa chuyên môn … sử dụng để quản lý quốc gia một ngành, một phòng, một khoa chuyên môn mình. Quản lý chất lượng dạy học. Thực chất chất lượng dạy học là hoạt động dạy của giáo viên tác động vào người học là sinh viên có hiệu quả nhất định. Từ những cơ sở lí luận đã phân tích, chúng ta có thể định nghĩa: “Quản lý chất lượng dạy học là quản lý. hoạt động truyền thụ kiến thức, kĩ năng cho người học của người thầy thông qua hoạt động dạy”. Hay nói khác hơn đó là “Quản lý quá trình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động của thầy trong giảng dạy đối với sinh viên, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được qui định phù hợp với mục đích dạy học ở ĐH”. Trong trường CĐ, ĐH vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy luôn luôn đi đôi và gắn liền với quản lý hoạt động học tập của sinh viên và trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Đặc điểm của quản lý chất lượng dạy học. - Trong quá trình dạy học ở trường CĐ, ĐH người thầy giáo và tập thể cán bộ giảng dạy là chủ thể của hoạt động giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Thầy giáo với hoạt động dạy có chức năng tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động của sinh viên, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã qui định phù hợp với mục đích dạy học ở CĐ, ĐH. Bên cạnh đó, người sinh viên và tập thể sinh viên một mặt là đối tượng của hoạt động dạy, mặt khác lại là chủ thể của hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu. - Nói cách khác, quá trình dạy học ở CĐ, ĐH người sinh viên vừa là khách thể của hoạt động dạy, vừa là chủ thể hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình. Trong hệ thống dạy học ở trường CĐ, ĐH, nhân tố thầy giáo và hoạt động giảng dạy, sinh viên và hoạt động học tập là các nhân tố trung tâm đặc trưng cơ bản nhất của quá trình dạy học. Trong quản lý chất lượng dạy học có tính đặc thù riêng và có những đặc điểm khác so với các loại quản lý xã hội khác. Sự khác nhau đó thể hiện qua các yếu tố sau:. + Trước hết quản lý chất lượng dạy học đó là quản lý mang tính chất quản lý hành chính sư phạm:. Tính hành chính đó là quản lý theo pháp luật và những nội qui, qui chế, qui trình có tính chất bắt buộc trong quá trình dạy học. Tính sư phạm đó là sự qui định các qui luật của quá trình dạy học, diễn ra trong môi trường sư phạm, lấy hoạt động dạy học làm đối tượng quản lý. + Đặc điểm thứ hai đó là quản lý mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý, nó thể hiện ở chỗ:. Quản lý chất lượng dạy học theo chu trình quản lý và thực hiện các chức năng quản lý. Quản lý chất lượng dạy học trên cơ sở vận dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp quản lý. Quản lý chất lượng dạy học mang tính chất xã hội hoá cao vì quản lý hoạt động dạy học chịu sự chi phối trực tiếp các điều kiện kinh tế xã hội, mặt khác tác động tích cực đến mọi mặt trong đời sống xã hội. + Đặc điểm thứ ba đó là hiệu quả của quản lý chất lượng dạy học được tích hợp trong kết quả đào tạo thông qua các chỉ số: số lượng sinh viên tốt nghiệp, sự phát huy tác dụng kết quả dạy học đối với xã hội. Các qui luật và nguyên tắc quản lý chất lượng dạy học. Quản lý chịu sự tác động của hàng loạt qui luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Có thể khái quát một số loại qui luật sau:. + Các qui luật tự nhiên - kĩ thuật : Việc nắm vững các qui luật tự nhiên giúp nhà quản lý khai thác hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ tự nhiên, nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống nhân dân. + Các qui luật kinh tế xã hội: Việc nắm vững qui luật kinh tế - xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý, bởi vì mọi hoạt động của con người đều lấy kinh tế làm nền tảng, làm động lực. + Các qui luật tâm lí: quản lý là sự tác động vào tâm lí của con người để tạo động lực cho họ hành động nhằm mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy, trong quản lý đòi hỏi phải hiểu và vận dụng các qui luật tâm lí để nâng cao trình độ và hiệu quả quản lý. + Các qui luật tổ chức-quản lý: muốn quản lý được trước hết phải tổ chức, tạo nên những hệ thống quản lý và bị quản lý phù hợp, ổn định và có hiệu quả. Công tác tổ chức đòi hỏi vận dụng các kiến thức về quan hệ giữa cấp quản lý và khâu quản lý, giữa tập trung và phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức một cách cụ thể sáng tạo. Đối tượng quản lý là hoạt động thực tiễn luôn vận động và phát triển, do đó, khi vận dụng các qui luật quản lý phải có quan điểm động và theo xu hướng phát triển. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường chịu sự tác động các qui luật của những hoạt động này. Nhận thức tốt và vận dụng linh hoạt các qui luật trong quản lý sẽ giúp cho công tác quản lý mang lại hiệu quả cao và có tác dụng trong công tác quản lý. Quản lý chất lượng dạy học trong nhà trường phải dựa và tuân thủ các nguyên tắc quản lý. Trên cơ sở nhận thức qui luật khách quan và qui luật của đối tượng quản lý, khoa học quản lý xây dựng nên hệ thống các nguyên tắc quản lý trong công tác quản lý. Nguyên tắc quản lý là các yêu cầu cơ bản những qui định có tính chất chỉ đạo mà những người quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý. Các nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở những qui luật của khoa học quản lý, khoa học giáo dục. Người quản lý vận dụng đảm bảo các nguyên tắc này, nhà quản lý sẽ đạt hiệu quả cao trong chính hoạt động quản lý của mình. Chất lượng dạy học:. Để hiểu chất lượng dạy học trước hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm chất lượng, qua tham khảo nhiều tài liệu chúng tôi thấy cách định nghĩa của các tác giả trong cuốn “Từ điển tiếng Việt năm 2005” của Viện ngôn ngữ học là đầy đủ nhất “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” Từ điển tiếng việt năm 2005, NXB Đà Nẵng, tr144).[ 39].
Nó đòi hỏi người làm công tác giáo dục TDTT phải biết giảng dạy và hoàn thiện năng lực thể chất của người tập, phải biết phát triển lòng ham thích, hiểu biết và khả năng độc lập tư duy trong hoạt động vận động, biết nhìn nhận một cách tinh tế những đặc điểm cá nhân, những động cơ hành vi của người tập và khéo léo hướng dẫn ý thích, đòi hỏi, nhu cầu và nguyện vọng của họ. Để quá trình quản lý dạy học môn GDTC cho SV không chuyên có chất lượng, người quản lý cần tìm ra những biện pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù riêng của từng trường trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản lý và quản lý giáo dục để tổ chức chỉ đạo, điều hành có hiệu quả cao, phát huy được sức mạnh của các lực lượng tham gia vào quản lý dạy học môn GDTC nhằm góp phần tích cực thực hiện tốt mục tiêu giáo dục-đào tạo của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
Cơ sở 2 của trường đóng trên địa bàn phường An Phú, Thành phố Tam Kỳ với diện tích 50 ha (cơ sở này đang giải phóng mặt bằng). Trường ĐH Quảng Nam là trung tâm văn hoá, khoa học và kĩ thuật của tỉnh Quảng Nam và của khu vực. Chức năng và nhiệm vụ của trường là đào tạo đa ngành, đa nghề từ Trung cấp đến Đại học và liên kết với các trường ĐH lớn đào tạo sau đại học. Từ ngày thành lập đến nay, trường đã thực hiện việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng các đối tượng đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người học và tăng qui mô phát triển của nhà trường. Các hình thức đào tạo chính qui, không chính qui phát triển đồng bộ. Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm đều tăng. Lưu lượng học sinh, sinh viên hệ chính qui đạt trên 5000 người và không chính qui đạt trên 3.000 người mỗi năm. Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng), có 06 phòng chức năng là: Hành chính - Tổ chức, Quản trị, Đào tạo- Công tác HS-SV, Nghiên cứu khoa học- Đối ngoại, Kế hoạch - Tài chính, Ban quản lý. Phòng Đào tạo - Công tác HS-SV, Phòng Nghiên cứu khoa học- Đối ngoại và các Khoa, Tổ chuyên môn là cơ quan chuyên trách, giúp Hiệu trưởng quản lý và giám sát nội dung, chương trình, kế hoạch tuyển sinh và đào tạo; quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ GV và quản lý quá trình và kết quả học tập của sinh viên.