MỤC LỤC
Thanh Bình là huyện đầu nguồn sông Cửu Long và là vùng ngập sâu của khu vực Đồng Tháp Mười, thuộc vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Đồng Tháp, phía tây bắc giáp thị xã Hồng ngự, phía tây và tây nam giáp tỉnh An giang, phía đông và đông bắc giáp huyện Tam nông, phía đông nam giáp thành phố Cao lãnh. Huyện Thanh Bình được chia làm 13 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thị trấn và 12 xã, trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Thanh Bình. Thanh Bình là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, diện tích mặt nước khá lớn, đất đai phì nhiêu màu mỡ, Thanh Bình được phân định gồm 3 vùng:. Vùng cù lao, vùng ven và vùng sâu. Do vậy, việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các loại cây ăn trái và hoa màu phục vụ cho công nghiệp chế biến rất thích hợp. Đặc biệt vùng bãi bồi ven sông được tận dụng để nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đa số dân số của huyện Thanh Bình là dân tộc kinh. d) Khí hậu, thủy sản. Huyện Thanh Bình cũng như các địa phương khác của tỉnh Đồng Tháp, có khí hậu mang đặc tớnh nhiệt đới giú mựa quanh năm, với 2 mựa mưa và nắng rừ rệt, mựa mưa. Do có đặc điểm khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển toàn diện về cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Chế độ thủy văn theo 2 mùa: Mùa lũ và mùa khô với 2 đỉnh thủy triều trong ngày. Đặc biệt với lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn như bãi bồi ven sông và diện tích mặt nước rộng lớn vào mùa lũ là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế như: Vùng nuôi cá tra, cá ba sa, xen canh nuôi tôm càng xanh, cá rô ….
Do có đặc điểm khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển toàn diện về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chế độ thủy văn theo 2 mùa: Mùa lũ và mùa khô với 2 đỉnh thủy triều trong ngày. Đặc biệt với lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn như bãi bồi ven sông và diện tích mặt nước rộng lớn vào mùa lũ là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế như: Vùng nuôi cá tra, cá ba sa, xen canh nuôi tôm càng xanh, cá rô …. Cụm công nghiệp Bình Thành hiện có 5 nhà máy đang hoạt động ổn định tạo việc làm cho hơn 4.500 lao động và cụm công nghiệp Tân Thạnh đang kêu gọi đầu tư. tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn Huyện đạt 30%. - Trong năm đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, đến nay toàn Huyện còn 7.598 hộ nghèo theo chuẩn mới chiếm 19,17%, có 3.086 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 7,79%; Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện bằng những việc làm thiết thực như: xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, hỗ trợ đời sống cho hộ nghèo, neo đơn gặp khó khăn, thăm hỏi nhân dịp lễ tết.; toàn Huyện có 3.841 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội theo tinh thần Nghị định 67 và 13 của Chính phủ. Thực trạng giáo dục phổ thông ở huyện Thanh Bình 2.2.1. Tình hình chung về quy mô GD&ĐT huyện Thanh Bình a) Quy mô phát triển trường, lớp, ho ̣c sinh. Được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT Đồng Tháp, Huyện ủy, UBND huyê ̣n Thanh Bình, sự phối hợp với các ngành đoàn thể liên quan trong phát triển giáo dục mầm non, giáo du ̣c phổ thông và giáo du ̣c thương xuyên nên hệ thống trường lớp ngày càng được cũng cố về mọi mặt, phát triển cân đối toàn diện và đồng đều, giữ vững và ổn định được quy mô phát triển. - Số lớp và học sinh các trường Mầm non và Tiểu học đã bắt đầu ổn định, Số lớp và học sinh THCS tăng nhẹ; số lớp và học sinh THPT giảm so với những năm trước đây do thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
(Nguồn từ báo cáo Emis của Phòng GD&ĐT và trường các THPT huyện Thanh Bình) Đội ngũ CBQL, nhân viên, giáo viên huyện Thanh Bình được bổ sung hàng năm theo định biên cho từng cấp học, cơ bản đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu, không còn tình trạng dạy chéo chuyên môn hoặc không đúng chuyên môn. Tỷ lệ giáo viên trẻ ngày càng tăng, trình độ đào tạo cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn (tỷ lệ trên chuẩn khá cao), không có trường hợp không đạt chuẩn, có nhiều đồng chí cán bộ trẻ có năng lực tốt, đóng góp nhiều cho phong trào giáo dục huyện nhà. Ngoài ra còn có 15 đồng chí đang học thạc sỹ. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng giáo viên ở các trường thừa, thiếu cục bộ. d) Cơ sở vật chất – thiết bị trường học. (Nguồn từ báo cáo Emis của Phòng GD&ĐT và trường các THPT huyện Thanh Bình) Trong những năm qua mạng lưới trường học phát triển về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo.
Đề án kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2008-2012 tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng phòng học để xóa phòng học 3 ca và thay thế phòng học xuống cấp các loại. Các đơn vị triển khai thực hiện khá tốt công tác khai thác, sử dụng, bảo quản các thiết bị dạy học và công tác rà soát, mua sắm bổ sung sách, thiết bị dạy học các ngành học, cấp học. Tuy cơ sở vật chất được đầu tư nhiều nhưng việc xuống cấp của các phòng học cũng diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là bậc học Mầm non còn gặp nhiều khó khăn, phải mượn tạm cơ sở của cơ quan khác và của nhà dân để dạy học; các phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập và nhà hiệu bộ đầu tư còn nhỏ lẻ, không đồng bộ.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện và sự chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát về chuyên môn của Sở GD&ĐT. + Thực hiện hoàn thành chương trình của các cấp học theo đúng nội dung tinh thần của Chỉ thị nhiệm vụ năm học và biên chế năm học; thực hiện dạy đầy đủ các bộ môn theo nội dung chương trình sách giáo khoa theo hướng giảm tải. + Hệ thống mạng lưới trường lớp đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, duy trì mở rô ̣ng các lớp bán trú nông thôn, nhóm trẻ gia đình.
+ Phong trào thi đua “ dạy tốt, học tốt “ được duy trì thường xuyên, thực hiện tốt phong trào tự làm thiết bị dạy học, hưởng ứng việc thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết sáng kiến kinh nghiệm có tiến bộ về số lượng và chất lượng. + CBQL được học tập nâng cao trình độ quản lí; công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên được duy trì, số lượng đảng viên trong giáo viên ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Một số trường Tiểu học, THCS cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên việc triển khai các hoạt động giáo dục theo nội dung chương trình sách giáo khoa mới có phần hạn chế.