MỤC LỤC
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng. Chất lượng công trình là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành, do đó để quản lý được chất lượng công trình thì phải kiểm soát, quản lý được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, bao gồm: con người, vật tư, biện pháp kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến.
+ Phòng tài chính tham mưu cho Giám đốc Công ty xét duyệt tiến độ cấp vốn đồng thời đảm bảo kinh phí theo tiến độ được duyệt, quản lý các hợp đồng cung cấp vật tư, kiểm tra độ tin cậy của nguồn gốc vật tư, hướng dẫn các đơn vị lập hệ thống sổ sách mẫu biểu quản lý vật tư, kiểm tra tính pháp lý các chứng từ thanh toán mua vật tư và các công việc liên quan khác. Có nhiệm vụ, lập tổng mặt bằng thi công, tiến độ thi công, tiến độ cung ứng vật tư, tiến độ cấp vốn, tìm nguồn cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng, phù hợp điều kiện thi công tại khu vực, tiến hành kiểm tra vật tư trước khi đưa vào thi công (chỉ đưa vào sử dụng các vật tư, cấu kiện bán thành phẩm có chứng chỉ xác nhận phẩm cấp chất lượng sản phẩm). Tổ chức lưu mẫu các lô vật tư nhập về, tổ chức lưu giữ chứng từ xuất nhập,. chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm vật tư, biên bản nghiệm thu… theo đúng các quy định hiện hành. Về máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là yếu tố quan trọng trong quá trình thi công, quyết định đến tiến độ và chất lượng công trình xây dựng. Nội dung quản lý chất lượng thiết bị, dây chuyển sản xuất của Công ty gồm:. - Xây dựng kế hoạch đầu tư các máy móc thiết bị, phương tiện và dây chuyền sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ hiện tại của công nhân. - Xây dựng hệ thống danh mục, trình độ công nghệ của máy móc thiết bị sao cho phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định. - Định kỳ tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng quy định của ngành. - Xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện, dây chuyển sản xuất theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị và đánh giá định kỳ hàng năm. - Quản lý định mức, đơn giá máy thi công, ban hành các quy trình, quy phạm sử dụng máy. - Bên cạnh đó cần tiến hành phân cấp quản lý cho từng bộ phận, xí nghiệp thành viên:. + Phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ tổng hợp xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị, phương tiện Công ty hàng năm và dự báo nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị trung và dài hạn. Thực hiện việc quản lý thống kê, đánh giá năng lực máy theo định kỳ, đề xuất việc điều phối phương tiện, thiết bị giữa các xí nghiệp thành viên. + Các phòng chức năng khác tuỳ thực hiện nhiệm vụ tương ứng với chức năng của mình. + Các xí nghiệp là đơn vị chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về việc bảo toàn, khai thác hiệu quả máy móc thiết bị. Cụ thể các xí nghiệp phải thực hiện các công việc:. ++ Xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất, thi công của. “xí nghiệp” hàng năm phù hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, lựa chọn đầu tư những thiết bị, phương tiện phù hợp công nghệ và tiên tiến nhất. ++ Thực hiện quá trình đầu tư đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư cao nhất. ++ Xây dựng định mức hạch toán chi phí nội bộ cho từng loại thiết bị, phương tiện được giao quản lý đề nghị Công ty phê duyệt. ++ Sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện đúng mục đích, đúng quy trình vận hành, tính năng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng. Không được khai thác quá công suất tối đa cho phép. Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiện phải xây dựng bảng chỉ dẫn quy trình vận hành. ++ Xây dựng kho, lán đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh, an toàn, có hệ thống phòng chống cháy nổ để lưu giữ, bảo quản thiết bị, phương tiện. ++ Hàng năm thực hiện công tác kiểm kê, lập báo cáo kiểm kê định kỳ, đánh giá chất lượng và phân cấp thiết bị, phương tiện theo hướng dẫn của các phòng chức năng. ++ Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện theo chế độ quy định đối với từng loại. Đối với những loại thiết bị, phương tiện có giá trị lớn hoặc hiếm, Công ty khuyến khích mua bảo hiểm tài sản cho suốt đời máy hoặc trong thời gian cần thiết. Thực hiện kiểm định thiết bị, phương tiện định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư. ++ Xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ, lý lịch máy, mở sổ nhật ký theo dừi lịch trỡnh hoạt động của thiết bị, phương tiện. Về phương pháp. Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng công trình. Trong đó quản lý thi công công trình là một khâu quan trọng trong quản lý chất lượng công trình. Phương pháp công nghệ thích hợp, hiện đại, với trình độ tố chức quản lý tốt thì sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản lý thi công công trình là tổng hợp các hoạt động từ xây dựng hình thức tổ chức thi công thể hiện tính khoa học và kinh tế đến quản lý quy phạm, quy trình kỹ thuật, định mức khối lượng, …, quản lý hệ thống hồ sơ công trình theo quy định. Quy trình quản lý thi công như sau:. a) Các hình thức tổ chức thi công. Khi kết thúc công trình, phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào biện pháp kinh tế kỹ thuật đó được duyệt, hồ sơ giao khoỏn, quỏ trỡnh theo dừi tiến độ, giám sát chất lượng, quá trình cung ứng vật tư, báo cáo của Phòng quản lý thi công về quá trình triển khai thi công, lập hồ sơ kỹ thuật, thu hồi vốn, báo cáo của Phòng Tài chính kế toán về công tác thu hồi vốn và thanh toán chi phí để tổng hợp báo cáo về toàn bộ kết quả quá trình thi công của công tình.
Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ công tác đào tạo được tổ chức thực hiện rất tốt, điều này cho thấy chất lượng cán bộ, công nhân trong Công ty luôn được đảm bảo, nó sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều. + Qua đó sẽ đánh giá được về : Số công trình thi công đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn nghiệm thu công trình.; Số công trình sau khi đưa vào sử dụng mới phát hiện thấy các vấn đề về nảy sinh về cấu tạo làm ảnh hưởng đến mỹ quan công trình.
Kết quả 5 năm đã có 548 công trình, sản phẩm vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng được tặng thưởng huy chương vàng và bằng chất lượng cao; 34 lượt DN được tặng cờ đơn vị xuất sắc về đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sản phẩm xây dựng hàng năm; 574 tập thể và cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và của Ban Thường vụ công đoàn Xây dựng Việt Nam. Phát huy những thành tựu đã đạt được, mục tiêu đề ra cho năm 2008 và những năm tiếp theo là: "Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở; đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ xây dựng hiện đại trong thi công xây lắp các công trình lớn và phức tạp như: công trình thủy điện, nhiệt điện, nhà cao tầng, công trình có khẩu độ hoặc chiều cao lớn, cầu, hầm, công trình ngầm, công trình dầu khí, v.v.; phấn đấu đạt giá trị tăng thêm từ 10 đến 10,2%/năm".