Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại doanh nghiệp chế biến gỗ

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

    • Trong từ điển thuật ngữ của kế toán Mỹ có định nghĩa như sau: “Kế toán quản trị là một lĩnh vực của kế toán liên quan đến việc định lượng các thông tin kinh tế và hổ trợ những nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định tài chính, đặc biệt trong việc hoạch định kế hoạch và quản lý giá thành”. Tuy nhiên sự khác biệt là không nhiều vì bản chất kế toán quản trị theo tác giả luận văn này là “một công cụ nhằm thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp và truyền đạt thông tin giúp cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các chức năng quản trị gồm hoạch định, kiểm tra, đánh giá, ra quyết định trong kinh doanh”.

    Bảng số 01 :  SO SÁNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH.
    Bảng số 01 : SO SÁNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH.

    DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

    • NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHể KHĂN .1 Thuận lợi

      Ngành chế biến gỗ Việt Nam nói chung và tại Bình Dương nói riêng tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây là do Việt Nam có lợi thế giá lao động còn rẻ hơn so với hai quốc gia có ngành công nghiệp đồ gỗ phát triển mạnh trong khu vực là Trung Quốc và Thái Lan. Trước thực trạng trên, vào tháng bảy vừa qua, “Hội thảo xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ và và kỹ thuật thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ” do Sở Thương Mại Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp tạp chí Furniture Today cùng Saigon Times Group tổ chức với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp chế biến gỗ. Sự yếu kém về nhân lực là một trong những điểm mấu chốt phải tiến hành đề ra các giải pháp khắc phục được đưa ra tại hội thảo: “Một số giải pháp phát triển ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp Bộ Thương Mại tổ chức vào quý ba năm nay.

      Quá trình sản xuất chỉ được tự động hóa ở một số khâu nên vấn đề kiểm soát quá trình sản xuất rất phức tạp, dẫn đến việc tiêu hao nguyên liệu vật tư, chi phí sản xuất khó kiểm soát, thông tin cung cấp không kịp thời cho các nhu cầu để đưa ra quyết định kinh doanh. Các hạn chế đó là: những hiểu biết về kế toán quản trị còn quá ít; nhân lực còn thiếu; các doanh nghiệp chưa quen với việc áp dụng các quy trình quản lý mới; và nguyên nhân có ảnh hưởng nhiều nhất, có tính quyết định là hạn chế về nhận thức và am hiểu kế toán quản trị của quản trị cấp cao, chủ doanh nghiệp. Trong thực tế quá trình triển khai ứng dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp chế biến gỗ ở địa bàn tỉnh Bình Dương, điều mà tác giả đề tài này rút ra được là: nếu chủ doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của kế toán quản trị và cam kết rằng sẽ triển khai vào thực tế quản lý thì khi đó việc ứng dụng kế toán quản trị mới được thực thi.

      Sơ đồ số 05 :  QUY TRÌNH CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT TẠI CÁC                                   DOANH NGHIEÄP  CHEÁ BIEÁN GOÃ
      Sơ đồ số 05 : QUY TRÌNH CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIEÄP CHEÁ BIEÁN GOÃ

      XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở BÌNH DƯƠNG

      HỆ THỐNG DỰ TOÁN

      • Khái niệm và vai trò của dự toán trong ngành chế biến gỗ .1 Khái niệm
        • Sơ đồ và phương pháp lập dự toán cho doanh nghiệp chế biến gỗ .1 Sơ đồ dự toán
          • Nội dung và mức độ kiểm soát tại các doanh nghiệp chế biến gỗ
            • Cách thức xây dựng hệ thống kiểm soát .1 Hệ thống kiểm soát cơ bản

              Mức độ tổng thể của từng dự toán, lựa chọn kỳ dự toán ngắn hay dài, trách nhiệm của từng bộ phận trong công tác dự toán quy định như thế nào tuỳ thuộc vào những đặc điểm như quy mô hoạt động, cách thức tổ chức quản lý sản xuất, đặc thù của ngành nghề, doanh nghiệp. Căn cứ vào mục tiêu đó cấp quản lý trung gian triển khai việc lập dự toán, phân công từng bộ phận, phòng ban lập các dự toán dựa trên cơ sở mục tiêu chung về các phần mà từng bộ phận chịu trách nhiệm chính. Hàng năm, công ty đều tiến hành lập dự toán sản xuất kinh doanh cho cả năm để chuẩn bị tốt cho quá trình triển khai sản xuất như: tìm nguồn nguyên liệu, chuẩn bị nhân lực, chuẩn bị nguồn vốn đầu tư, xác định lợi nhuận dự kiến….

              Đối với các công ty chế biến gỗ thì đây là một công việc khá khó khăn do đặc điểm đa dạng khách hàng, đa dạng sản phẩm, nguyên liệu nhiều chủng loại, nhiều nguồn gốc, sản phẩm trãi qua nhiều công đoạn chế biến. Nội dung và quá trình xây dựng hệ thống kiểm soát dựa trên mức độ nhu cầu của nhà quản lý, đặc điểm công tác tổ chức sản xuất và nó cũng được hoàn thiện song song với quá trình hoàn thiện công tác tổ chức trong từng doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống kiểm soát tốt, ngoài chức năng cơ bản là kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện, nó còn gián tiếp thúc đẩy quản lý quy trình sản xuất, về nhân sự, về tài chính, về hệ thống quản lý chất lượng.

              Sơ đồ số 06:  HỆ THỐNG DỰ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
              Sơ đồ số 06: HỆ THỐNG DỰ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ

              HEÄ THOÁNG RA QUYEÁT ẹềNH KINH DOANH .1 Khái niệm và phân loại

              • Nội dung hệ thống quyết định

                Một hệ thống quyết định kinh doanh được tổ chức rừ ràng, định rừ cấp bậc là rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp, tránh được trường hợp ra quyết định chồng chéo, không đúng chức năng, thiếu cơ sở khoa học. Lợi nhuận = doanh thu – chi phí= số lượng x gía bán – (định phí + biến phí) Tuy nhiên đó chỉ là nguyên tắc áp dụng, nếu thực hiện đúng như thế sẽ có thể dẫn đến hậu quả không mong đợi như mất khách hàng, sản lượng tiêu thụ giảm…Trong hoàn cảnh hiện tại, để giữ được thị trường tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp đành chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, đồng thời tìm biện pháp tiết giảm thêm chi phí để tăng lợi nhuận. Hơn nữa trong đơn đặt hàng của khách hàng luôn có hơn 10% sản phẩm gỗ thông, nếu lấy lý do sản xuất lỗ mà không ký hợp đồng giao gỗ thông thì sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm khác, khách hàng sẽ bỏ đi.

                Các quyết định dạng này thường có ba trường hợp xảy ra: Trường hợp một: doanh nghiệp chưa hoạt động hết công suất và không có phương án kinh doanh thay thế; trường hợp hai là doanh nghiệp chưa hoạt động hết công suất và có phương án kinh doanh khác thay thế; trường hợp ba là các doanh nghiệp đã hoạt động hết cống suất. Tuy nhiên nếu phần năng lực dư thừa dùng sản xuất sản phẩm khác mà mức thiệt hại cao hơn lợi nhuận bán bán thành phẩm thì nên tiếp tục duy trì sản xuất bán thành phẩm khi chờ đợi một phương án có lợi hơn. Như tại Công ty Cổ phần Hưng Vượng, để truyền đạt cho ban lãnh đạo hiểu được vấn đề hoặc số liệu nào đó nhanh chóng hơn, thay vì cung cấp các số liệu thô, bộ phận kế toán quản trị làm theo cách xử lý lại một lần nữa để cho ra các bảng phân tích, bài phân tích cô đọng, hệ thống, giúp cho ban lãnh đạo hiểu thấu đáo vấn đề.

                MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀO CÁC DOANH NGHIEÄP

                  Những việc làm gia tăng hiệu quả bộ máy kế toán tài chính trong quá trình cũng cố lại là: phân công trách nhiệm cụ thể hơn, tăng cường hiệu quả mảng kế toán chi phí, xác định giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động các bộ phận trong doanh nghiệp. Việc xây dựng nội dung kế toán quản trị áp dụng vào cụ thể doanh nghiệp nên đi từ những bước cơ bản như tiến hành phân loại chi phí, tập họp chi phí, lập dự toán tổng thể, lập các báo cáo thực hiện dự toán, phân tích chênh lệch chi phí giá thành, chi phí hoạt động. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, và báo cáo kế toán quản trị được ví như “bộ xương sống” của toàn bộ công tác kế toán quản trị vì đó là nơi ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số liệu của toàn bộ công tác kế toán quản trị.

                  Tuy nhiên cần hết sức lưu ý bởi vì đối với những mô hình quản lý phức tạp, tin học đôi lúc là con dao hai lưỡi, nếu ứng dụng tốt thì mang lại kết quả, ứng dụng không tốt lại trở thành gánh nặng vì chi phí phân cứng và phần mềm xử lý hiện còn khá đắt. Do vậy việc nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ giữa hai mô hình quản lý MBO và MBP mà điển hình là sự liên hệ của hệ thống kế toán quản trị và hệ thống quản trị chất lượng QMS là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các công trình nghiên cứu kế tiếp nên đi sâu tìm hiểu điểm chung giữa hai hệ thống, tìm ra những hạn chế của mỗi hệ thống và đưa ra các cách khắc phục, cũng như bổ sung thêm nội dung để hoàn thiện hệ thống quản lý.