Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động

MỤC LỤC

Về thuận lợi

Đảng khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển với chủ trương tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của đầu tư nước ngoài. Thuận lợi lớn và cơ bản của nước ta là sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới chưa thoát hẳn ra khỏi tình trạng trì trệ, khó khăn. Nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng thuộc loại cao trong khu vực: tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng về mọi mặt vào khu vực và thế giới.

Sau gần 20 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu về kinh tế, chớnh trị, xó hội khỏ thuận lợi, đặc biệt là nhận thức đó khỏ rừ về vị trí, vai trò và xu thế phát triển của FDI đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Yếu tố này cho phép chúng ta tận dụng được khả năng thu hút các dòng đầu tư và buôn bán quốc tế để bước kịp vào “khoảng trống” cơ cấu mà các nước trong khu vực đang tạo ra nhưng thiếu khả năng “lấp đầy’ một cách hiệu quả. Việt Nam tuy còn là quốc gia có thu nhập trên đầu người thấp, nhưng là thị trường tiềm năng với sức mua của 80 triệu dân, thu nhập đang tăng.Nước ta lại có lực lượng lao động dồi dào, trẻ, có trình độ văn hóa và khả năng nắm bắt, thích ứng nhanh với điều kiện mới, giá nhân công vẫn vào loại rẻ.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của nước ta hiện nay so với nhiều nước trong khu vực thuộc loại thấp kém, chưa thuận lợi: thu nhập và sức mua của người dân(GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt trên 400 USD/năm) còn quá thấp, cũng là yếu tố hạn chế sự chú ý của các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư của chúng ta còn nhiều hạn chế mặc dù khung khổ pháp luật, chính sách của Việt Nam đã được cải thiện nhiều nhưng còn thiếu ổn định và thực hiện chưa tốt,do vậy chưa hoàn toàn thuận lợi, hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nước ta đứng trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực:Sau khủng hoảng tài chính- tiền tệ 1997, nhiều nước trong khu vực đã có những giải pháp mạnh mẽ, tích cực để phục hồi nền kinh tế của mình, trong đó có những giải pháp đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việt Nam nằm trong khu vực có nhiều thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn như Trung quốc, ấn độ, Hàn quốc, các nước ASEAN…Các nước này đều ráo riết cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút mạnh vốn FDI, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực. Trong khi đó, tổng lượng vốn FDI toàn cầu đang có xu hướng giảm đi do trì trệ và suy thoái kinh tế ở một số trung tâm kinh tế chủ yêú trên thế giới( Mỹ, Nhật ,EU…) làm cho cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt hơn. Trên thế giới cũng như trong khu vực , xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra với tốc độ nhanh.Việt nam bắt đầu bước vào tiến trình hội nhập AFTA, thực hiện các cam kết quốc tế trong hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ, diễn đàn kinh tế châu á-Thái bình dương(APEC)… và chuẩn bị gia nhập WTO.

Với yêu cầu đó , tính tự do hóa trong thương mại và đầu tư sẽ dần xoá nhòa “biên giới” kinh tế giữa các nước, mặt khác tính cạnh tranh và hợp tác giữa các nước trong khu vực như Trung Quốc và ASEAN sẽ ngày càng tăng lên. Năm 2000, nước ta thu hút FDI đã có dấu hiệu phục hồi, song 4 năm trở lại đây lực lượng vốn đăng ký mới có chiều hướng giảm sút, trong khi yêu cầu về nguồn vốn cho đầu tư phát triển, tiếp thu công nghệ tiên tiến để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn lớn, khả năng nguồn vốn trong nước tuy đã khá lớn nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển. - Trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước trong khu vực về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng gay gắt, nhiều vấn đề mới được đặt ra, chúng ta cần xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch chi tiết nguồn vốn FDI trong tương lai.

Đa dạng hóa các hình thức doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - Việt Nam có thể tận dụng được ưu thế ổn định về chính trị, xã hội và sự tăng trưởng tương đối cao của nền kinh tế để thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI cho sự phát triển trong giai đoạn này. - Mặt khác, phù hợp với trình độ của nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần, trong lĩnh vực thu hút công nghệ, nước ta có thể tranh thủ những công nghệ không phải hiện đại nhất nhưng còn phát huy tác dụng, có hiệu quả, giá cả hợp lý, thích hợp với trình độ tay nghề của lao động Việt Nam…Đối với chúng ta, không chỉ công nghệ nguồn tư các nước công nghiệp phát triển(các nước G7), mà công nghệ Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Đông Âu…cũng có thể thích hợp và có hiệu quả nếu biết lựa chọn kỹ,không chỉ công nghệ của các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn, mà công nghệ của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước phát triển cũng thích hợp và đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam.