Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm 2013

MỤC LỤC

Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 1. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các Tòa án quân sự. Một là, hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Một là, ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao: ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

Hai là, tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao: phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Ba là, Bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động. Ba là, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên đề thi hành án, công chức khác và người lao động.

Cơ cấu tổ chức của tòa án quân sự trung ương gồm: Uỷ ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương bao gồm Chánh án, Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân trung ương. Hai là, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp đặc biệt ( cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín).

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 1. Thẩm phán

Đối với thẩm phán trung cấp phải có thâm niên thẩm phán sơ cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc kinh nghiệm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên, có năng lực xét xử, đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn vào ngạch thẩm phán trung cấp. Đối với thẩm phán cao cấp phải có thâm niên thẩm phán trung cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án dân dân các cấp hoặc tòa án quân sự trung ương, đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn vào ngạch thẩm phán cao cấp. Đối với thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có thâm niên thẩm phán cao cấp từ đủ 5 năm trở lên và có năng lực xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao .1.

Một, là công dân của nước Việt Nam ý chí kiên định, trung thành với tổ quốc, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, uy tín, có tinh thần dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công bằng. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có1 sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm. Nhiệm kì của hội thẩm dựa trên sự bổ nhiệm hội thẩm mới của hội đồng nhân dân các cấp, khi hết nhiệm kì hội thẩm vẫn tiếp tục nhiệm vụ cho tới khi hội thẩm mới lên thay thế.

Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự cấp quân khu do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương. Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân.

HOẠT ĐỘNG XẫT XỬ CỦA TềA ÁN NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Từ chưa nhận thức rừ tớnh chất, vai trũ của Tũa ỏn dẫn đến nhầm lẫn trong việc quy định các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Tòa án trong quá trình tố tụng trong một số trường hợp. Về cơ bản, tổ chức Tòa án chưa theo thẩm quyền xét xử, còn gắn với địa giới hành chính một cách chặt chẽ nên còn phụ thuộc vào chính quyền địa phương, điều này dẫn đến một số hạn chế nhất định. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận, nhất là đội ngũ Thư ký, Thẩm tra viên để bổ nhiệm chức danh Thẩm phán còn rất khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán theo hướng chuyên môn hóa từng lĩnh vực chưa được chú trọng. Cán bộ, công chức Tòa án hiện nay còn yếu về trình độ ngoại ngữ nhưng chưa được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực này.1.

Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục và phát triển hoạt động xét xử của Tòa án.

Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục và phát triển hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân Việt Nam

Quản lý và sử dụng ngân sách được giao hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của Tòa án. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin, truyền thông về tổ chức, hoạt động của Tòa án; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật; kịp thời phản hồi, phúc đáp những kiến nghị, phản ánh, thắc mắc của nhân dân liên quan tới hoạt động Tòa án. Tăng cường công tác hướng dẫn, bảo đảm thống nhất pháp luật trong những hoạt động xét xử, tập trung giải đáp vướng mắt kịp thời để tháo gỡ những khó khăn.

Đối với nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ, Tòa án phải thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất cho cán bộ, thẩm phán. Rà soát, tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện đối với cán bộ thuộc diện chức vụ lãnh đạo, quy hoạch bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp. Các Tòa án đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp đột phá để tăng cường sự giám sát của Nhân dân, cơ quan dân cử và công luận đối với tòa án.

Nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của hội Thẩm nhân dân, nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia hoạt động xét xử tại Tòa án để Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền tư pháp, giám sát tư pháp. Cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng, thủ tục hành chính tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia tố tụng hoặc có công việc tại Tòa án; hướng đến mục tiêu phục vụ người dân tốt nhất, góp phần củng cố và giữ vững niềm tin của Nhân dân đối với Tòa án.