Phân tích hệ thống thông tin quản lý thư viện

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Giới thiệu về hệ thống thông tin

Foundation Concepts – Các khái niệm cơ bản: Cung cấp khái niệm về hành vi, kỹ thuật, kinh doanh và quản lý về các thành phần cơ bản và vai trò của HTTT Information Technology – Công nghệ thông tin: Các khái niệm chính, các vấn đề về phát triển và quản trị trong CNTT bao gồm: phần cứng, phần mềm, mạng, quản lý dữ liệu và các công nghệ hoạt động dựa trên nền tảng Internet. Một hệ thống là một tập hợp các phần tử tương quan lẫn nhau, có sự phân chia ranh giới rỡ ràng những làm việc chung với nhau để đạt được các mực tiêu chung bằng cách chấp nhận các yếu tố đầu vào và tạo ra sản phẩm đầu ra trong một quy trình chuyển đổi có tổ chức.

Hình 2.1: Khung tóm tắt các lĩnh vực chính của tri thức HTTT cần thiết cho ngành kinh doanh
Hình 2.1: Khung tóm tắt các lĩnh vực chính của tri thức HTTT cần thiết cho ngành kinh doanh

Quản lý

- Trong quá trình quản lý, nhà quản lý sử dụng kỹ năng nhân sự, nguồn lực nguyên vật liệu sản xuất và các phương pháp khoa học để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu.Quá trình quản lý bao gồm một giải pháp liên tục cho xung đột các loại có ảnh hưởng tới việc đạt mục tiêu. Quản lý bất cứ hoạt động nào cũng vậy, nhà quản lý đối mặt với sự xung đột giữa mọi người, xung đột giữa các mục tiêu, giữa các nguồn lực khác nhau, xung đột thời gian, xung đột cách tiếp cận hoặc phương pháp và xung đột sự lựa chọn. - Nhà quản lý sử dụng nhiều công cụ, kỹ thuật và kỹ năng trong khi thực thi quá trình quản lý như Hoạch định, tổ chức, tuyển dụng nhân sự, phối hợp và kiểm soát.

Cách hiệu quả để xử lý quá trình này là xem tổ chức là một Hệ thống. Quản lý hướng kết quả tiếp cận bài toán quản lý thông qua hướng nhìn hệ thống đối với tổ chức. - Lợi thế của việc xem quản lý là một hệ thống đó là nó cho phép ta sử dụng các biến quan trọng, ràng buộc và sự tương tác của chúng với nhau.

Nó buộc nhà quản lý nhìn vào hoàn cảnh theo cách đúng đắn đối với kết quả được tạo ra cùng với các phần tử và đối tượng có liên quan.

Vai trò của Hệ thống thông tin quản lý

 Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems – MIS) : Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems - MIS) là hệ thống tích hợp các yếu tố con người, các thủ tục, các CSDL và các thiết bị được sử dụng để cung cấp những thông tin có ích cho các nhà quản lý và ra quyết định. - Đây là hệ trợ giúp quản lý mà khả năng của nó vượt xa HTTT quản lý.Trong khi, trọng tâm của MIS hướng tới việc cung cấp thông tin đúng dưới dạng các báo cáo khác nhau thì trọng tâm của DSS hướng tới việc cung cấp các thông tin trợ giúp trong quá trình phân tích tình huống. Dạng phổ biến nhất của hệ chuyên gia là một chương trình gồm một tập luật phân tích thông tin (thường được cung cấp bởi người sử dụng hệ thống) về một lớp vấn đề cụ thể, cũng như đưa ra các phân tích về các vấn đề đó, và tùy theo thiết kế chương trình mà đưa lời khuyên về trình tự các hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề.

Hệ thống này chịu trách nhiệm trả lời cho các câu hỏi như: giá trị tài sản hiện nay của doanh nghiệp là bao nhiêu; mức độ lãi lỗ sau một khoảng thời gian hoạt động là bao nhiêu, các chứng từ thu tiền, ghi nợ, khấu hao, đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp là gì,… để giúp người quản lý nhận thức được thực trạng và diễn biến của nguồn vốn trong tổ chức. Các hệ thống này không những trợ giúp cho phòng quản trị nhân lực lưu giữ các thông tin về nhân sự và lập báo cáo định kỳ mà còn giúp các nhân viên phòng quản trị nhân lực trong việc lập kế hoạch chiến thuật và chiến lược bằng cách cung cấp cho họ công cụ để mô phỏng, dự báo, phân tích thống kê, truy vấn và thực hiện các chức năng xử lý nguồn nhân lực khác. HTTT văn phòng là một loại hình HTTT liên quan đến các mức của tổ chức, đó là những công nghệ được ứng dụng để tạo ra các văn bản tài liệu, lập lịch trình điện tử hỗ trợ các nguồn lực hiện có của tổ chức (con người, phương tiện, phòng ốc làm việc) và truyền thông tin (thư điện tử, thư thoại, fax hay hội nghị điện tử).

Với sự trợ giúp của một HTTT văn phòng, người ta có thể thực hiện một các hiệu quả các hoạt động văn phòng đặc trưng như: truyền thông tin; lập lịch; chuẩn bị tài liệu; phân tích và trộn dữ liệu; tổng hợp thông tin; phối hợp hoạt động theo nhóm và trợ giúp quá trình ra quyết định. Hệ thống này cung cấp thông tin hỗ trợ các nhà cung cấp, các tổ chức có nhu cầu cung ứng, các nhà phân phối và các doanh nghiệp cung ứng phối hợp, lập lịch và kiểm soát các quá trình nghiệp vụ mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất, quản lý hàng tồn kho và cung cấp các sản phẩm dịch vụ đầu ra. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP) là hệ thống phần mềm ứng dụng gồm nhiều mô-đun, nhằm giúp công ty quản lý các phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh, là hệ thống dùng để hoạch định tài nguyên trong một tổ chức, một doanh nghiệp.

Hình 2.3: Vai trò của Hệ thống thông tin quản lý
Hình 2.3: Vai trò của Hệ thống thông tin quản lý

ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN

    - Thủ thư sẽ kiểm tra thông tin độc giả qua hệ thống bằng chức năng tìm kiếm độc giả để xác định thẻ hết hạn hay chưa, kiểm tra thông tin người đọc có giống trên hệ thống hay không, kiểm tra trên hệ thống bằng chức năng tìm kiếm sách coi sách người đọc muốn mượn còn ở thư viện hay không , nếu còn thì kiểm tra tình trạng sách trước khi mượn nhập vào hệ thống quản lý mượn để khi trả sách có thể đối chiếu được. Số liệu thống kê có được từ những thông tin nhân viên nhập trên hệ thống thể hiện hiệu quả hoạt động của thư viện, bao gồm những thông tin : số lượng người dủng đăng ký thẻ thư viện và danh sách, số lượng sách được mượn, số lượng các vi phạm và danh sách các người đọc vi phạm và lý do, số lượng sách nhập vào thư viện và thông tin sách đó, những sách được yêu thích nhất,. Độc giả cần nhập thông tin về sách vào thanh tìm kiếm trên hệ thống thì sẽ hiện ra thông tin sách cần tìm, nếu không thì hệ thống sẽ hiện không có kết quả tìm kiếm hoặc gợi ý những sách tương tự sách cần tìm.

    + Mạng không dây (Wi-Fi) : Đa số các thư viện hiện nay thường cung cấp mạng Wi-Fi để độc giả có thể truy cập Internet và các tài nguyên trực tuyến trên các thiết bị cá nhân của họ trong không gian thư viện. + Thông tin sách : Bao gồm các thông tin về sách trong thư viện như tên sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, ISBN (International Standard Book Number), mô tả sách, thể loại, vị trí lưu trữ trong thư viện và số lượng sách có sẵn. + Thông tin độc giả : Bao gồm các thông tin cá nhân của độc giả như tên, địa chỉ, số điện thoại, email, ngày sinh, giới tính và thông tin về thẻ độc giả (mã số, ngày cấp, ngày hết hạn) để xác định danh tính và quản lý việc mượn sách.

    + Thông tin mượn trả sách : Bao gồm thông tin về các giao dịch mượn/trả sách của độc giả, bao gồm ngày mượn, ngày hẹn trả, ngày trả thực tế, số lượng sách mượn, trạng thái mượn/trả (đã trả, chưa trả, trễ hạn), tiền phạt (nếu có) và thông tin liên quan đến việc quản lý mượn/trả sách. + Thông tin về thể loại sách : Bao gồm danh sách các thể loại sách có trong thư viện như tiểu thuyết, kỹ thuật, khoa học, lịch sử, nghệ thuật, tự nhiên và các thể loại khác để phân loại và tìm kiếm sách dễ dàng hơn. + Thông tin thống kê và báo cáo : Bao gồm các thông tin liên quan đến báo cáo và thống kê về hoạt động của thư viện như số lượng sách mượn/trả, sách được mượn nhiều nhất, độc giả mượn nhiều sách nhất, tình trạng sách, tình trạng độc giả và các dữ liệu thống kê khác để đánh giá và quản lý hoạt động thư viện.

    Hình 3.14: Hình ảnh ví dụ về máy tính
    Hình 3.14: Hình ảnh ví dụ về máy tính