Quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty ATAX

MỤC LỤC

Những sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ hữu hình

Chẳng hạn như khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí sửa chữa lẽ ra phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ qua ghi Nợ tài khoản 627, tài khoản 641, tài khoản 642 … thì kế toán lại ghi vào bên Nợ tài khoản 211 làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên bảng Cân đối kế toán. Nhầm lẫn do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp vụ phát sinh vào sổ hoặc khi có chế độ mới ban hành kế toán chưa nắm hết được nội dung hoặc chưa hiểu hết nghiệp vụ nên dẫn đến những sai sót trong quá trình hạch toán.

Lập kế hoạch kiểm toán

Xác định mức trọng yếu (A710) và phương pháp xác định cỡ mẫu (A810) Theo CMKiT số 320- CMKiT số 320 - “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” được hiểu là những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Phân tích ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục Sau khi KTV đã ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC, để xác định số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức CP thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

loại hình cho đến đa loại hình với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế: tư nhân, Nhà nước, Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
loại hình cho đến đa loại hình với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế: tư nhân, Nhà nước, Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thực hiện kiểm toán

+ Rà soát danh mục TSCĐ/BĐS đầu tư (chi tiết theo từng tài sản) để đảm bảo việc phân loại giữa TSCĐ HH với BĐS đầu tư, giữa TSCĐ HH với chi phí SXKD hoặc HTK, giữa BĐS đầu tư và hàng hóa BĐS, giữa TSCĐ VH với chi phí trả trước dài hạn là phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. (kết hợp với phần hành “Vay và nợ ngắn/dài hạn”) và danh mục TSCĐ đã dừng hoạt động, tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanh lý, đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng,…(thông qua phỏng vấn KH, kết hợp với thủ tục quan sát thực tế).

Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo kiểm toán 1. Tổng hợp kết quả kiểm toán

Theo VSA 705 Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, KTV phải đưa ra ý kiến dạng này khi KTV cho rằng tổng thể BCTC vẫn còn sai sót trọng yếu hoặc không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể BCTC không còn sai sót trọng yếu. Ý kiến của KTV đưa ra trên BCKT là sự đảm bảo rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, nhưng không đảm bảo tuyệt đối rằng không có bất kỳ sai sót nào trên BCTC đã được kiểm toán.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX

Giới thiệu chung và Lịch sử hình thành phát triển 1.Giới thiệu chung

Với phương châm “Chất lượng tạo nên sự khác biệt”, ATAX đã góp phần đáng kể vào sự thành công của nhiều KH trên phạm vi cả nước. Ngày 12/9/2011, Trung tâm Khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp đã cấp “Bằng chứng nhận tín nhiệm” cho ATAX trong lĩnh vực Kiểm toán, Tư vấn tài chính – kế toán.

Cơ cấu tổ chức

Để đạt được điều đó, ATAX đã, đang và sẽ không ngừng phát triển nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu của KH. ATAX xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thân thiện và chuyên nghiệp, luôn tạo điều kiện cho mọi nhân viên đều có thể cống hiến và thể hiện hết mọi tài năng của mình.

Các loại hình dịch vụ cung cấp 1.Kiểm toán

ATAX có các chuyên viên cao cấp về thuế với đầy đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi vấn đề liên quan đến thuế nhằm gia tăng lợi ích của chủ doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng mọi quy định của pháp luật. Nhận biết được tầm quan trọng đó, ban lãnh đạo ATAX đã phối hợp với đội ngũ các Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên các trường đại học và các chuyên gia nhằm xây dựng những chương trình đào tạo và huấn luyện theo yêu cầu của KH đạt hiệu quả cao.

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN

Lập kế hoạch kiểm toán

KTV nhận thấy Ban Giám Đốc của công ty ABC có ý thức chấp hành tốt các quy định của Luật pháp Việt Nam, không có gì nghi ngờ phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến chính trực, có thể tin cậy được; cập nhật thông tin khách hàng và đánh giá không có rủi ro nào nên khiến cho KTV phải ngừng cung cấp dịch vụ KiT, đồng thời nhận thấy có khả năng thực hiện cuộc KiT. Mục tiêu của việc tìm hiểu chính sách KT và chu trình có liên quan là nhằm xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng; đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình kinh doanh này; quyết định xem liệu có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không; thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.

Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình 1.Thử nghiệm kiểm soát khoản mục TSCĐ hữu hình

Thời gian dự kiến giao hàng: Tháng 01/2021 sau khi bên Bán đã nhận đầy đủ tổng giá trị từ bên mua Phương thức thanh toán: Sau 3 ngày làm việc kể từ khi Hợp đồng đc ký kết, bên mua sẽ thanh toán trước cho bên bán số tiền là 50 triệu đồng. + Rà soát danh mục TSCĐ (chi tiết theo từng tài sản) để đảm bảo việc phân loại giữa TSCĐ HH với BĐS đầu tư, giữa TSCĐ HH với chi phí SXKD hoặc HTK, giữa BĐS đầu tư và hàng hóa BĐS, giữa TSCĐ VH với chi phí trả trước dài hạn là phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

- Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước để đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước
- Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước để đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước

Kết thúc kiểm toán

Thư giải trình BGĐ được lập nhằm đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính, KQKD, kết quả lưu chuyển tiền tệ của Công ty có phù hợp với Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán DN Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan, được trình bày trên GLV B440 – Phụ lục 24. Qua quá trình thực hiện kiểm toán tại Công ty khách hàng ABC, kiểm toán viên nhận thấy rằng BCTC của công ty sau khi bổ sung và thực hiện bút toán điều chỉnh đã được phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và phù hợp với Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý liên quan.

NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY ATAX THỰC HIỆN

Ưu điểm

Về quy trình KiT, trình tự thực hiện các bước của một cuộc KiT tại công ty ATAX đều thực hiện theo nguyên tắc chung đó là tìm hiểu khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán, hợp đồng kiểm toán, chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán, báo cáo kiểm toán và lưu hồ sơ kiểm toán. Việc sắp xếp nhân sự cho mỗi đoàn kiểm toán luôn được công ty lên kến hoạch cụ thể, đặc biệt công ty luôn bố trí trưởng đoàn là người có năng lực chuyên môn cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng tạo ra sự thoải mái, thân thiện trong quá trình kiểm toán.

Hạn chế

Bên cạnh đó, việc tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán của công ty khách hàng còn một số hạn chế. Một số giấy tờ làm việc chưa được lưu trữ đầy đủ trong hồ sơ.

NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX THỰC HIỆN SO VỚI CTKTM

So sánh thực tế kiểm toán khoản mục TSCĐ tại ATAX với lý thuyết đã học

Thử nghiệm kiểm soát chủ yếu được tiến hành bằng kinh nghiệm của KTV thông qua việc phỏng vấn và, quản sát. KTV kiểm tra tất cả các bằng chứng, dữ liệu cho từng nghiệp vụ tăng giảm TS, nhưng chỉ lưu file hồ sơ một số chứng từ quan trọng; đồng thời việc kiểm tra chứng từ được thể hiện bằng dấu tickmark () trên giấy làm việc; thể hiện rằng KTV đã xem đầy đủ chứng từ.

So sánh công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình tại ATAX với CTKTM VACPA 2019

Chương trình kiểm toán theo thiết kế mới yêu cầu KTV phải đánh giá mức độ rủi ro (cao/trung bình/thấp) theo từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục và chỉ rừ cỏc thủ tục kiểm toỏn tương ứng để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã xác định trước đó trong giai đoạn đánh giá rủi ro (đặc biệt là các rủi ro đáng kể, rủi ro gian lận). CTKTM-BCTC mới đã bổ sung nhiều hướng dẫn với các ví dụ minh họa cụ thể như: lựa chọn tiêu chí thích hợp để xác định mức trọng yếu tổng thể, xác định cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát đối với các kiểm soát diễn ra theo tần suất giao dịch (các giao dịch thường xuyên) và mẫu giấy làm việc ghi chép kết quả thực hiện thử nghiệm kiểm soát, dự tính sai sót cho tổng thể từ sai sót phát hiện trong mẫu, đánh giá các sai sót phát hiện trong cuộc kiểm toán. Từ giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện, đến giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, CTKTM-BCTC mới đã sửa đổi, bổ. sung nhiều biểu mẫu để giúp KTV thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán và đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ chuẩn mực, bao gồm: Hợp đồng kiểm toán và soát xét; Chiến lược kiểm toán tổng thể; Các biểu mẫu trao đổi với đơn vị được kiểm toán; Các biểu thủ tục chung; Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán; Soát xét BCTC trước khi phát hành; Các mẫu báo cáo kiểm toán.. Thiết lập các thủ tục kiểm toán đầy đủ với việc xây dựng quy trình kiểm toán TSCĐ như xem xét các biên bản phân công công việc, giấy đề nghị trong các quy trình mua sắm, nhượng bán, thanh lý TSCĐ,…. Việc kiểm toán khoản mục TSCĐ thường được KTV chính- người có kinh nghiệm lâu năm thực hiện. Dựa trên quy trình đã được lập sẵn các KTV tiến hành thực hiện theo đúng các thủ tục và trình tự của quy trình, tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được KTV kiểm tra đầy đủ để đảm bảo rủi ro KiT đối với TSCĐ là thấp nhất. Các KTV thường đặc biệt chú trọng đến các thử nghiệm chi tiết. Hồ sơ làm việc của khách hàng đều được KiT thu thập, và lưu đầy đủ những bằng chứng có liên quan đến TSCĐ. Ngoài ra, đoàn KiT còn thu thập những thông tin chung, những quy định riêng áp dụng cho nội bộ đơn vị,các quy chế tài chính,…. đối với những khách hàng mới để lập nên Hồ sơ thường trực dùng cho nhiều năm. Với các khách hàng cũ thì đoàn KiT có nhiệm vụ cập nhật những nguồn tài liệu mới hàng năm để bổ sung vào hồ sơ thường trực. Hồ sơ thường trực sẽ giúp các KTV khác năm sau khi thực hiện KiT sẽ giảm được thời gian tìm hiểu về khách hàng. Ngoài ra, KTV còn được sự hỗ sợ của phần mềm KiT trong quá trình làm việc, do vậy, hiệu quả công việc được đảm bảo và tiết kiệm thời gian thực hiện. Các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cần được thiết kế dựa trên kết quả của thủ tục tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro sai sót, gian lận của doanh nghiệp kiểm toán. Các thử nghiệm như vậy mang lại hiệu quả trong đánh giá vùng rủi ro cần tập trung thực hiện các thử nghiệm kiểm tra. Phạm vi của các thử nghiệm cơ bản có thể được thu hẹp nhưng vẫn đảm bảo cho KTV đưa ra một kết luận hợp lý trên khía cạnh trọng yếu. Trên thực tế, công ty tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tương đối kỹ đối với những khách hàng mới, thực hiện kiểm toán năm đầu tiên, còn đối với khách hàng quen thuộc thì việc đánh giá này ít được chú trọng. Đối với khoản mục kiểm toán khoản mục TSCĐ, Công ty có một quy trình tìm hiểu riêng về chu trình kiểm toán TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên, đối với nhiều cuộc kiểm toán bị hạn chế về thời gian, việc thực hiện quy trình tìm hiểu này có phần bị hạn chế không được chú trọng. Phương pháp mà KTV thực hiện chủ yếu là phỏng vấn với doanh nghiệp được kiểm toán, sau đó KTV dựa vào giấy làm việc là kết quả của năm trước đó và bằng kinh nghiệm của mình để đánh giá việc kiểm soát của đơn vị đối với khoản mục TSCĐ. Tuy nhiên, đối với những khách mà KTV đánh giá trong cuộc kiểm toán năm trước đó là hệ thống KSNB là vô cùng hiệu quả và quyết định giảm việc thực hiện một số thử nghiệm cơ bản liên quan, nếu năm nay KTVv tiếp tục sử dụng kết quả đó mà không thự hiện đánh giá lại hệ thống KSNB thì sẽ dẫn đến rủi ro ý kiến kiểm toán đưa ra là không phù hợp. Rủi ro trên là do hệ thống KSNB năm nay của doanh nghiệp có thể đã không phù hợp nữa. Rủi ro của hệ thống KSNB của năm nay có thể đã không còn hiệu quả như các năm trước, đẫn đến có nhiều gian lận và sai sót trên GLV không phát hiện ra được do sự chủ quan của mình. Do đó, các quy trình này có thể không tối ưu và nhiều lỗ hỏng khi các năm sau người trực tiếp kiểm toán không phải là kiểm toán viên thực hiện của các năm trước và các trợ lý kiểm toán cũng khó lòng nắm bắt được tình hình nội bộ của khách hàng mà mình đang thực hiện kiểm toán. b) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. CTKTM chỉ nêu ra các mục tiêu kiểm soát rất chung chung mà không đưa ra hết các mục tiêu kiểm soát tối thiểu trong từng phần hành. Chính điều này sẽ gây. khó khăn rất lớn cho các KTV và các trợ lý trong việc đánh giá HTKSNB. Cụ thể là trong các giấy tờ làm việc về đánh giá việc thiết kế và thực hiện cũng như kiểm tra tính hữu hiệu của HTKSNB, chương trình kiểm toán chỉ đưa ra những mục tiêu và thủ tục kiểm toán giả định, còn các mục tiêu kiểm soát và các thủ tục kiểm soát thì do KTV và trợ lý tự nghiên cứu, đưa ra thủ tục để đánh giá đơn vị. Việc chỉ đưa ra các thủ tục kiểm soát giả định gây khó khăn rất lớn KTV trong việc thực hiện do thời gian, trình độ kiểm toán của KTV tại đơn vị còn hạn chế đặc biệt là trong mùa kiểm toán, KTV sẽ không có đủ thời gian và trình độ để suy nghĩ ra những thủ tục kiểm soát khác. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào CTKTM mà KTV thực hiện hết yêu cầu của chương trình này thì không thể kết luận là HTKSNB tốt hay không tốt bởi vì chương trình này còn thiếu nhiều mục tiêu và thủ tục kiểm soát khác cần thiết. Không đưa ra tiêu chí đánh giá HTKSNB như thế nào là tốt, trung bình hoặc không tốt: Chương trình kiểm toán của VACPA không nêu ra tiêu chí cần thiết để KTV lựa chọn làm cơ sở để kết luận HTKSNB như thế nào là tốt, trung bình và không tốt. Vì vậy, khi kết luận về HTKSNB của một đơn vị, KTV sẽ dùng xét đoán là chính. Việc này ảnh hýởng không tốt đến chất lượng cuộc kiểm toán bởi vì việc kết luận còn tùy thuộc rất lớn vào xét đoán chủ quan của KTV. Theo các lý thuyết về KiT thì KTV nên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để giảm bớt khối lượng thực hiện trong thử nghiệm cơ bản. Mặc dù các quy định về việc thực hiện cỏc thử nghiệm kiểm soỏt được ghi khỏ rừ trong chương trỡnh KiT nhưng do TSCĐ là khoản mục trọng yếu nên các KTV ít thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm làm việc kết hợp với phỏng vấn nhân viên, và thu thập tài liệu để đưa ra đánh giá hoặc thường sẽ bỏ qua việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát rồi tiến hành thực hiện luôn các thử nghiệm cơ bản. Ở giai đoạn lập kế hoạch, khi tiến hành tìm hiểu các chu trình kinh doanh quan trọng của khách hàng, KTV đã thực hiện soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát tại đơn vị và dựa vào kết quả đó đánh giá tính hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát tại đơn vị mà bỏ qua việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Việc có thực hiện thử nghiệm kiểm soát hay không là kết quả của việc đánh giá hệ thống KSNB. Do việc đánh giá hệ thống KSNB được thực hiện sơ sài nên kéo theo các thử nghiệm kiểm soát ít được thực hiện trên thực tế, mà KTV đi vào các thử nghiệm chi tiết. c) Chọn mẫu trong quá trình kiểm toán.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM

Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX đối với khách hàng ABC

CTKTM mới nhất 2019 đã cải thiện nhiều chi tiết hóa trong công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công ty khách hàng như bổ sung các câu hỏi chi tiết khi phỏng vấn đơn vị khách hàng như bổ sung các câu hỏi chi tiết khi phỏng vấn đơn vị khách hàng hay bổ sung các câu hỏi về các hoạt động kiểm soát và bổ sung thờm cột tham chiếu GLV để KTV đễ theo dừi, đối chiếu và đỏnh giỏ tớnh hợp lý của các thủ tục có liên quan. Việc đánh giá lại hệ thống KSNB và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát liên quan sẽ giúp KTV nhận diện lại các rủi ro mới phát sinh và thiết kế thêm các thủ tục kiểm toán hoặc lượt bỏ bớt những thủ tục không cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Hoàn thiện thử nghiệm kiểm soát kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX đối với khách hàng ABC

Công ty nên dành nhiều thời gian trong công việc đánh giá lại hệ thống KSNB của doanh nghiệp một lần nữa vì việc việc này có tầm quan trọng rất lớn giúp KTV định hướng được cả cuộc kiểm toán. Không nên dựa vào những tờ giấy làm việc các năm trước vì theo thời gian, hệ thống KSNB của đơn vị có thể bị thay đổi và không còn hữu hiện như những năm trước.

HỒ SƠ KIỂM TOÁN