MỤC LỤC
Với bề dày lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sự phong phú trong đời sống vật chất, tinh thần và sự đa dạng về các tộc người cùng chung sống xen kẻ, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển đã tạo nên một bản sắc văn hóa Việt Nam vô cùng độc đáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào với phong trào cách mạng Việt Nam, chú trọng đến việc GD bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá, các giá trị truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Người đó chỉ rừ những mục tiờu cơ bản mà cỏch mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc, đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng” (Hồ Chí Minh, 1996).
Bộ GD&ĐT và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã có Hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, Trung tâm GD thường xuyên nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của HS (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, 2013).
Theo từ điển triết học của Liên Xô, văn hóa được định nghĩa như sau: “Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội; Các giá trị ấy nói lên trình độ phát triển của lịch sử loài người” (Theo Trần Khánh Đức, 2014). Vào năm 1943, Hồ Chí Minh đã nêu ra một định nghĩa về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. PGS.VS Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam đã định nghĩa văn hoá: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" (Trần Ngọc Thêm, 1999).
Đối tượng quản lý GD bao gồm nguồn nhân lực của GD, cơ sở vật chất kĩ thuật của GD và các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của GD, đó chính là những đối tượng chịu sự tác động của cán bộ quản lý (chủ thể) để thực hiện và biến đổi phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã đề ra.
Trong quan hệ công đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi, các em yêu lao động, quý trọng thầy trò, tình bạn trung thực, gắn bó, trong học tập và rèn luyện ở môi trường nội trú phần lớn các em có tâm lý tự ti, mặc cảm, hay đôi khi có tính tự ái dân tộc khá cao, tính cách này thể hiện nhiều trong các sinh hoạt tập thể vui chơi giải trí. Nội dung giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 quy định về tổ chức hoạt động lao động, văn hóa, văn nghệ, thể thao trong các trường PTDTNT như sau: “Hoạt động lao động, văn hóa, văn nghệ, thể thao: sinh hoạt văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc; giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh” (Điều 21). Các nội dung GDVHDT có thể cụ thể như: Yêu gia đình,yêu quê hương, yêu dân tộc và đất nước; khiêm tốn, thật thà, cần cù, sáng tạo, có ý chí vươn lên; truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc cùng với tiếng phổ thông; quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu; bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường; phòng tránh các tệ nạn XH, mê tín dị đoan; văn hóa ứng xử, giao tiếp.
Một số nội dung cần kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GDVHDT ở HS: Thái độ tham gia các hoạt động GD của nhà trường; Ý thức sử dụng trang phục, ngôn ngữ dân tộc trong các hoạt động tập thể; ý thức, hành vi quảng bá những sản phẩmvăn hóa và phong tục tập quán của dân tộc mình; thái độ tôn trọng tập tục, ngôn ngữ, phong cách và trang phục của dân tộc khác.
+ Trên cơ sở sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Đoàn trường triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ mang tính GDVHDT; Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động biểu diễn văn hóa-văn nghệ trong nhà trường nhằm GDVHDT; phát động các đợt thi đua, tổ chức các sân chơi, các hoạt động giao lưu, tuyên truyền, các hoạt động nhân đạo, hoạt động lao động công ích, tình nguyện nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về ý nghĩa của GDVHDT cho HS. + GV chủ nhiệm thông qua các cuộc họp phụ huynh HS, tuyên truyền để cha mẹ HS hiểu được về các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thống nhất yêu cầu GD giữa nhà trường với gia đình, trách nhiệm của gia đình trong GD con em, thống nhất kênh liên lạc giữa GV chủ nhiệm và cha mẹ HS. Theo tác giả Nguyễn Sỹ Thư trong Đề cương bài giảng xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường: Văn hóa nhà trường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, nghi thức, biểu tượng và những tiểu sử, sự kiện làm nên bộ mặt riêng của nhà trường.
Đó là một loạt những kì vọng không viết thành văn được hình thành trong suốt chặng đường phát triển của nhà trường do GV, lãnh đạo nhà trường, cha mẹ và HS cùng nhau giải quyết các vấn đề, vượt qua những thách thức, và đương đầu với những thất bại.
Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước và sự thay đổi nhanh chóng của thế giới như hiện nay, có nhiều văn hóa ngoại lai xâm nhập vào nước ta, bên cạnh những mặt tốt thì có nhiều mặt còn hạn chế, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm và thái độ sống của HS. Hoạt động GDVHDT cho HS sẽ có những thuận lợi to lớn nếu có chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước và các văn bản điều hành của các cấp quản lí GD, nó sẽ tạo nên một sự thống nhất chung và là động lực thúc đẩy việc GDVHDT cho HS ngày càng được quan tâm và phát triển. Trong đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Viện Nam khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (16-7- 1998) là Nghị quyết có vai trò đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thời kì đổi mới.
Để GD nhân cách một con người đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các lực lượng GD, bởi vì con người có tham gia hoạt động, giao tiếp, giao lưu với nhiều đối tượng, nhiều môi trường khác nhau, các môi trường đó gồm nhà trường, gia đình và xã hội, nên đòi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất, sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ, hỗ trợ nhau giữa ba môi trường GD ấy.