Luận văn thạc sĩ luật học: Chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam

MỤC LỤC

THƯ VIỆN

Chủ hoặc thợ bãi khế ước làm công phải có lý do, trừ trường hợp việc làm công trong khế ước là không định hạn, vì theo Điều 23/SL 29 quy định : Đối với việc làm công không định hạn thì chủ và thợ, bất cứ lúc nào cũng có thể tự mình thôi được nhưng phải báo trước trong thời hạn và trường hợp do Bộ trưởng Bộ lao động ấn định.Chủ hoặc thợ bãi khế ước thì phái báo cho bên kia một thời hạn nhất định theo yêu cầu của pháp luật. Trong khi đó hướng giải quyết của Quy chế lao động đối với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại theo hướng thừa nhận HDLD đã hết han trở thành HDLD không xác định thời hạn, theo đó NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt quan hệ lao động với bất cứ lý do nào ma không bi coi là trái pháp luật, còn người sử dụng lao động muốn chấm dứt HĐLĐ phải có căn cứ chấm đứt và thực hiện những nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Quan điểm ủng hộ thì cho rằng: pháp luật lao động được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động nẻn khi đưa qui định này vào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NLD có thé tự do lựa chọn công việc khác tốt và phù hợp với mình hơn, qua đó gây sức ép lên NSDLĐ phải luôn tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho NLD để tránh khả năng chảy máu nguồn nhân lực xảy ra.

THUC TRẠNG PHAP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUAT CHAM DUT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Buộc Công ty phải có trách nhiệm bồi thường và thanh toán cho anh

Trong vụ án trên quan điểm giữa Toà án cấp sơ thẩm và Phúc thẩm khác nhau về giải quyết bồi thường những ngày NSDLĐ không báo cho NLD biết trước về việc đơn phương chấm dứt HDLD. Theo điều 41 Bộ luật lao động nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt HDLD trái pháp luật thì phải bồi thường cho NLD cho những ngày không được làm việc và nhận NLD trở lại làm việc. Sau đó NLD mới thoả thuận với NSDLD về việc chấm dứt HDLD theo điều 36 mà việc thoả thuận chấm dứt HDLD thi không buộc NSDLD báo trước, nên trong vụ án trên quan điểm cuả Toà án cấp Phúc thẩm là đúng.

Khi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NSDLĐ phai bồi thường cho NLD theo quy định tại khoản 1 điều 41 BLLD đã sửa đổi bổ sung: “ Trong trường hợp NSDLD đơn phương chấm dứt HDLD trái pháp luật thì phải nhận NLD trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký va phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương(. nếu có) trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương(nếu có)”. Nếu NSDLĐ không muốn nhận NLD trở lại làm việc va NLD đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 điều này và trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thoả thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho NLD dé chấm dứt HDLD. Trường hợp NSDLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước, NSDLD phải bồi thường cho NLD một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLD trong những ngày không báo trước (khoản 4 Điều 41 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ xung).

NLĐ cũng sẽ phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương và phụ cấp(nếu có) nếu NLD đơn phương chấm dứt HDLD trái pháp luật (khoản 2 điều 41 BLLĐ đã sửa đổi bổ sung). Nay công ty quyết định việc chấm dứt HDLD với anh Tuấn là do thay đổi cơ cấu tổ chức và công ty đã thanh toán đầy đủ các khoản tiền cho anh Tuấn theo đúng quy định của pháp luật. Trong vụ án trên Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều nhận định chi nhánh công ty BAT Việt Nam có thu hẹp sản xuất nên có dư thừa một số lao động, nhưng việc Công ty chấm dứt HĐLĐ với anh Tuấn không đúng với quy định điều 17 bộ luật lao động nên việc chấm đứt đó là trái pháp luật.

Song anh Tuấn cũng đồng ý chấm dứt HDLD nên chỉ cần giải quyết các quyền lợi cho anh Tuấn, nhưng việc giải quyết đó thế nào thì Toà án cấp sơ thẩm và phúc thầm quan điểm khác nhau.

Công ty còn phải tra cho anh Tuấn 2.751.921đ

Vì vậy theo quy định của PLLD hiện hành, NLD làm việc theo HDLD xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định khi đơn phương chấm dứt HDLD mà không có một trong những quy định tại khoản 1 Điều 37 BLLD đã sửa đổi, sổ sung ( đã được trình bày ở phần trên) sẽ bị coi là trái pháp luật do vi phạm về căn cứ chấm dứt. NLD làm việc theo HDLD xác định thời han từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đơn phương chấm dứt HĐLĐ với những căn cứ quy định tại điểm a, b, c của khoản 1 Điều 37 BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung mà không báo trước cho NSDLD ít nhất 3 ngày ( vi phạm điểm a khoản 2 Điều 37 BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung). NLD đơn phương chấm dứt HDLD với căn cứ quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 37 BLLD va không báo trước cho NSDLD ít nhất 30 ngày nếu đó là HDLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và ít nhất là 3 ngày nếu đó là HD thời vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ( vi phạm điểm b, khoản 2 Điều 37 BLLĐ).

Thứ nhất : Trường hợp NSDLD đơn phương chấm dứt HDLD vì lý de được qui định tại khoản 1 Điều 17 BLLĐ hoặc điểm a, b, c, khoản 1 điều 38 BLLĐ mà không trao đổi trực tiếp với ban chap hành công đoàn cơ sở hoặc có trao đổi với ban chấp hành công đoàn cơ sở nhưng hai bên không thống nhất ý kiến mà NSDLD không thực hiện đúng thủ tục báo trước cho cơ quan lao động 30 ngày trước khi chấm dứt HDLD. Cũng như người lao động , việc NSDLD không báo trước cho bên bị chấm dứt là sự vi phạm một nghĩa vụ phát sinh từ quyền đơn phương chấm dứt HDLD của NSDLD , không bao hàm sự vi phạm nghĩa vụ thực hiện HDLD các trường hợp này là : NSDLĐ đơn phương chấm dứt HDLD không xác định thời hạn mà không báo trước cho NLD ít nhất 45 ngày. Hiện nay, liên quan đến thủ tục này vẫn tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng việc đào tạo lại NLD chỉ đặt ra đối với NSDLĐ nếu việc đào tạo lai NLD có thể giải quyết được việc làm mới cho NLD, nếu thấy ¡rước được khả năng không giải quyết được công việc mới cho NLD thì NSDLD không nhất thiết phải thực hiện thủ tục này, mà có quyền chấm dứt HDLD ngay mà không bi coi là trái pháp luật.

Nhu vậy, trong mọi trường hợp NSDLD chấm dứt HDLD với người lao động đã làm việc trong doanh nghiệp từ 1 năm trở lên mà không thực hiện nghĩa vụ đào tạo lại người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.Trên đây là những trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HDLD trái pháp luật do vi phạm thủ tục chung. Ngoài các trường hợp trái pháp luật trên, việc NSDLD tiến hành ky luật sa thải vắng mặt đương sự (trừ trường hợp người sử dụng lao động đã thông báo bằng văn bản cho người lao động ba lần mà đương sự vẫn vắng mặt) hoặc quyết định không do người có thẩm quyền ký cũng như vi phạm về hình thức ra quyết định đều có thể coi đó là những trường hợp NSDLĐ sa thải người lao động trái pháp luật. - Về khoản 2 điều 27 Bộ luật lao động đã sửa đổi bổ sung, nếu hết hạn HĐLĐ mà NSDLD và NLD vẫn tiếp tục quan hệ lao động, nhưng không ký kết HDLD mới hoặc không gia hạn HDLD cũ thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày HDLD hết hạn, hai bên phải ký kết HDLD, nếu không ký kết HDLD mới, HDLD đã giao kết trở thành HDLD không xác định thời hạn.

Tuy nhiên, hiện nay theo hướng dẫn tai Nghị định 44/ND - CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ thì việc bồi thường phí đào tạo quy định tại khoản 3 điều 41 BLLD không áp dụng đối với NLD có hành vi chấm dứt HDLD hợp pháp mà chi dat ‘a khi NLD don phương chấm dứt HDLD trái pháp luật (điều 13 nghị định 44/ND - CP).