MỤC LỤC
Do đó, chất lượng đội ngũ viên chức của Trung tâm còn hạn chế, còn thụ động; hiệu suất sử dụng thời gian chưa đạt mức tối đa; chế độ lương, thu nhập tăng thêm chưa hấp dẫn, chưa tạo được động lực làm việc cho đội ngũ này; mức thưởng còn thấp, mang tính bình quân; công tác đánh giá thành tích chưa thực sự công bằng,… Những hạn chế này đang dần ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh và hiệu suất làm việc của các viên chức tại Trung tâm. Từ các lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trung tâm Y tế huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk” làm luận thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công với mong muốn giúp Trung tâm nâng cao hiệu quả các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức, từ đó góp phần giữ chân các viên chức có năng lực, thu hút thêm nhiều viên chức giỏi và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
- Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các nghiên cứu có liên quan đến tạo động lực cho viên chức y tế; phân tích các số liệu, dữ liệu thu thập được liên quan đến tạo động lực làm việc cho viên chức y tế tại Trung tâm y tế huyện Ea Súp. - Phương pháp điều tra xã hội học: Được sử dụng để thực hiện khảo sát 186 viên chức đang làm việc tại Trung tâm y tế huyện Ea Súp để có bằng chứng đánh giá khách quan và toàn diện hơn về công tác tạo động lực làm việc cho viên chức y tế tại đây.
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để tổng hợp các số liệu, dữ liệu liên quan đến tạo động lực làm việc cho viên chức y tế; từ đó kế thừa để làm giàu hơn cơ sở lý luận của nghiên cứu này. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo của Trung tâm y tế huyện Ea Súp, lãnh đạo các phòng, ban thuộc huyện Ea Súp và một số địa phương khác.
Trong nhiều trường hợp, chính động lực làm việc của nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định sự thành công, bởi lẽ chỉ khi mỗi người trong tổ chức có động lực, có sự tự nguyện từ bên trong bản thân, tạo ra động cơ khuyến khích người lao động làm việc, thúc đẩy sự sáng tạo, tăng năng suất lao động, hướng tới mục tiêu cần đạt được cho bản thân và cho tổ chức. Các đặc trưng này bao gồm: lương thưởng, phúc lợi như mức lương, chế độ bảo hiểm, chế độ nghỉ phép,..; điều kiện làm việc như cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường làm việc,..; cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp; sự công bằng trong quản lý, phân công công việc, khen thưởng, kỷ luật; sự hài lòng về công việc; sự gắn bó với tổ chức.
Các đặc trưng này bao gồm: Nhu cầu, mong muốn của viên chức y tế, chẳng hạn như nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về sự phát triển nghề nghiệp,..; Giá trị, tính cách của viên chức y tế, chẳng hạn như giá trị đạo đức, giá trị nghề nghiệp, tính trách nhiệm, tính chủ động,. Để đào tạo, phát triển viên chức y tế, các cơ quan y tế cần xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nhân lực dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phù hợp với nhu cầu của viên chức y tế và của ngành y tế; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, phát triển nhân lực, bao gồm đào tạo chính quy, đào tạo ngắn hạn, đào tạo trực tuyến,..; tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân lực.
Động lực học tập của viên chức y tế được tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân viên chức y tế (Nhu cầu học tập, nâng cao trình độ; Mục tiêu nghề nghiệp; Tính cách, sở thích; Giá trị bản thân); Các yếu tố thuộc về tổ chức (Chính sách, chế độ đãi ngộ; Cơ hội thăng tiến; Điều kiện học tập, bồi dưỡng; Văn hóa tổ chức) Các yếu tố bên ngoài (Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật; Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân). + Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức y tế, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân bằng cách nâng cao giải pháp nguồn nhân lực y tế; đổi mới cơ chế quản lý, điều hành; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe.
Biết rằng mức tăng lương của TTYT phải tuân thủ theo chế độ tăng lương do Nhà nước quy định, trong thời gian tới TTYT cần nghiên cứu, xem xét các vấn đề còn tồn tại này để giải quyết triệt để, nhằm đảm bảo quyền lợi cho viên chức y tế, cũng như tăng hiệu quả khuyến khích viên chức y tế thông qua chính sách tiền lương; 57,3% không hài lòng với mức thưởng, tiền thu nhập tăng thêm điều này cũng dễ hiều vào đầu tháng 10 năm 2019 Trung tâm Y tế Ea Súp được sáp nhập bởi 3 đơn vị (Bệnh viện đa khoa Ea Súp, Trung tâm Y tế Ea Súp, Phòng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của huyện) nhân lực tăng lên khá nhiều từ 86 nhân viên lên 186 nhân viên và bị ảnh hưởng 2 năm khá nặng nề của đại dịch Covid 19, vì vậy với nguồn ngân sách tập trung cho phòng dịch kèm theo nhân lực đông thì thu nhập tăng thêm của viên chức rất thấp, đến năm 2022 tình hình dịch Covid 19 dần ổn định và số lượng bệnh nhân đến khám ngày tăng lên thì hiện nay thu nhập tăng thêm của viên chức y tế dần dần được tăng lên; còn 51,1%. Tuy nhiên, quá trình phân công, bố trí công việc cho các viên chức tại Trung tâm vẫn tồn tại một số nhược điểm như việc phân tích công việc còn thủ công, dựa trên kinh nghiệm, đôi khi cứng nhắc, theo quy định; chưa quy định cụ thể tiến độ thực hiện công việc hay quy định sự phối hợp giữa các phòng ban để giúp các viên chức hoàn thành công việc; việc phân công công việc giữa khoa nội, khoa ngoại chưa rừ ràng nờn chưa phỏt huy hết tinh thần, trách nhiệm của các viên chức.
Việc trả lương, thưởng cho các viên chức còn mang tính chất cào bằng, các viên chức ở cùng vị trí sẽ được hưởng một mức lương, thưởng nhất định nên chưa tạo sự khác biệt cũng như động lực nỗ lực của các viên chức. - Công tác đánh giá hiệu quả làm việc của các viên chức chưa thực sự được thực hiện thực chất, còn mang tính hình thức, chưa có hệ thống các tiêu chớ đỏnh giỏ cụ thể, rừ ràng, cú thể đo lường được.
+ Chiến lược phát triển về nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh trong tình hình mới; Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế theo kế hoạch; Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. + Chiến lược tạo động lực làm việc cho người lao động: Nghiên cứu, bổ sung thu nhập tăng thêm cho người lao động; xây dựng chế độ lương, thưởng, phụ cấp theo năng lực làm việc thực tế của các viên chức; xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh để làm căn cứ bố trí, sắp xếp công việc;.
Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này, cần xác định các mức thâm niên công tác tương ứng với các mức lương, phụ cấp tương ứng một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành y tế; quy định cụ thể cách tính thâm niên công tác phải đảm bảo công khai, minh bạch, tránh gây bất bình đẳng trong việc trả lương, phụ cấp cho viên chức; cần có quy định về việc xét duyệt. Các tiêu chí khen thưởng – phúc lợi cần bao gồm các yếu tố sau: Kết quả thực hiện nhiệm vụ, bao gồm các chỉ tiêu chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng khám, chữa bệnh,..; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ người bệnh, tinh thần đoàn kết, hợp tác,..; cống hiến của viên chức đối với ngành y tế, đất nước.
- Xây dựng tư duy lãnh đạo, quản lý phù hợp với thực tiễn công tác y tế hiện nay thông qua việc nghiên cứu, nắm bắt các xu hướng phát triển của công tác y tế, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tạo môi trường làm việc thuận lợi cho viên chức y tế, đảm bảo các điều kiện cần thiết để viên chức y tế thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.