Tổng hợp và đặc trưng hạt nano bạc từ dịch chiết sâm ngọc linh

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Pha dung dịch muối bạc nitrate 25mM: Cân chính xác 0,4293 g AgNO3 cho vào becher 50mL, sau đó cho 20mL nước cất vào becher và khuấy đều cho toàn bộ bạc nitrate tan hết. Hạt nano bạc được tổng hợp từ dịch chiết sâm và dung dịch bạc nitrate theo tỉ lệ 1:10 trong chai bi 20mL được bọc kín bằng giấy nhôm. Dung dịch được khuấy và gia nhiệt trên bếp từ với tốc độ 1000 rpm, ở nhiệt độ và thời gian thích hợp từ quá trình khảo sát.

Sau đó, cho dung dịch vào ly tâm ở tốc độ 3000 rpm và rửa với nước cất để loại bỏ các thành phần hóa học không được hấp thụ trên bề mặt hạt nano. Đo UV-Vis của những dung dịch thu được để khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ đến quá trình tạo thành nano bạc và tìm được nồng độ thích hợp và sử dụng cho khảo sát tiếp theo. Dịch chiết sâm Ngọc Linh và dung dịch bạc nitrate theo tỉ lệ 1:10 (v/v) ở nồng độ thích hợp đã được thực hiện ở phần khảo sát trên cho vào các chai bi 10 mL.

Dịch chiết sâm Ngọc Linh và dung dịch AgNO3 theo tỉ lệ 1:10 (v/v) ở nồng độ thích hợp đã được thực hiện ở phần khảo sát trên cho vào chai bi 10 mL. Dung dịch được bọc kín bằng giấy nhôm và tiến hành phản ứng trên bếp từ ở nhiệt độ thích hợp đã được xác định ở khảo sát trước với tốc độ khuấy 1000 rpm theo thời gian. Cứ mỗi 10 phút mẫu 1 lần từ chai bi để đo UV-Vis nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến sự hình thành nano bạc và xác định được thời gian phản ứng thích hợp.

Chuẩn bị dung dịch o-nitrophenol, m-nitrophenol, p-nitrophenol 0,1 M: Cân 0,0028 g o-nitrophenol, m-nitrophenol và p-nitrophenol rắn cho vào 3 becher 20 mL. Sử dụng pipet hút chính xác 10 mL nước cất cho vào từng becher và khuấy đều để hòa tan rắn, đổ dung dịch trong becher vào bình định mức 20 mL và định mức bằng nước cất, thu được dung dịch chuẩn của o-NP, m-NP, p-NP có nồng độ 1 mM. Hai loại vi khuẩn Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus là vi khuẩn Gram dương và Escherichia coli là vi khuẩn Gram âm được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn.

Sau khi đã tính toán nồng độ thích hợp dựa trên số lượng vi khuẩn đếm được, hỗn hợp nuôi cấy sẽ được trải trên các đĩa thạch để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các hạt nano bạc. Chúng được đặt trong tủ cấy vô trùng trong khoảng 15 phút mục đích giúp cho dung dịch nano bạc được phân tán đều trên đĩa giấy. Đĩa giấy đối chứng dương có chứa kháng sinh ampicillin (0,01 mg/mL) và môi trường Luria–Bertani broth (LB) được sử dụng làm đĩa giấy đối chứng âm.

Bảng 2.3. Lượng hóa chất dùng trong khảo sát nồng độ ion bạc  STT  Tỉ lệ dịch chiết : AgNO 3
Bảng 2.3. Lượng hóa chất dùng trong khảo sát nồng độ ion bạc STT Tỉ lệ dịch chiết : AgNO 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đối với ảnh hưởng của nhiệt độ, theo kết quả UV-Vis (Hình 3.3) sẽ thấy lượng nano bạc được tạo ra càng nhiều khi tăng nhiệt độ của phản ứng lên, màu của dung dịch sẽ đậm dần, từ đó các peak sẽ có cường độ hấp thụ tăng ở khoảng 440 – 450 nm. Điều này chứng tỏ sự gia tăng độ hấp thụ khi tăng nhiệt độ phản ứng và giá trị đạt cực đại ở 90°C cho thấy sự phụ thuộc mạnh mẽ trong việc tạo ra nano bạc với nhiệt độ.Khi tăng nhiệt độ dung dịch lớn hơn 90oC, các hạt nano bạc cũng bị ngưng tụ, có thể do nhiệt độ cao sự tương tác của các phân tử lớn gây ảnh hưởng đến bề mặt hạt và gây ra sự kết tụ hạt. Để nghiên cứu đặc tính lý hóa của vật liệu và khảo sát ứng dụng hệ nano bạc được tổng hợp tại điều kiện thích hợp sau quá trình được khảo sát (Bảng 3.1) và mẫu nano được mô tả trong (Hình 3.6).

Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết sâm Ngọc Linh trước (trái) và sau (phải) khi tổng hợp tại điều kiện thích hợp phản ứng: nồng độ 20 mM, nhiệt độ. Điều này chỉ ra rằng các hợp chất hoạt động trong dịch chiết có thể làm ổn định để tạo thành các hạt nano có kích thước nhỏ giúp tăng cường hoạt tính của nano bạc. Kết quả phân tích ánh xạ STEM và EDX Mapping (Hình 3.11) cho thấy sự hiện diện của các nguyên tố bao gồm bạc, clorua, carbon và oxy cùng với đó cho thấy sự hiện diện của tinh thể nano bạc, AgCl và các thành phần hữu cơ trong các hạt nano.

Tính chất nhiệt của dịch chiết và nano bạc (AgNPs) đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng phân tích TGA – DSC đo từ nhiệt độ phòng đến 800oC, áp suất khí quyển, tốc độ gia nhiệt 10oC/phút trong không khí. Hằng số k có thể xác định trực tiếp từ hệ số góc của phương trình đường thẳng giữa ln (At/Ao) so với thời gian phản ứng (Hình 3.20). Dựa vào kết quả hằng số tốc độ đã tính được cho thấy khả năng khử của nano bạc đối với các chất màu tăng theo thứ tự Rhodamine 6G < Methyl da cam <.

Dựa vào số liệu ở Bảng 3.2, các hạt nano bạc trong các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy khả năng xúc tác phân hủy 4-NP là hiệu quả. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus tại nồng độ tăng dần của nano bạc từ 2,5 – 20 mM (tương ứng ký hiệu mẫu từ 1 – 5). Kết quả cho thấy nano bạc được tổng hợp từ dịch chiết sâm Ngọc Linh thể hiện được hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với tất cả các chủng vi khuẩn thử nghiệm.

Các mẫu cho thấy không có khả năng kháng khuẩn ở nồng độ 2,5 mM nhưng tại 5,0 mM đều có tác dụng kháng khuẩn và tăng dần theo nồng độ. Đề tài nghiên cứu đã tổng hợp thành công nano bạc từ dịch chiết phôi sâm Ngọc Linh với các điều kiện thích hợp với nồng độ ion Ag+ là 20 mM, nhiệt độ phản ứng 90oC và thời gian phản ứng là 120 phút. Các đặc tính hóa lý như SEM, TEM, EDX, FTIR, XRD, TGA-DSC đã chứng minh được nano bạc tổng hợp được bằng tác nhân khử có trong thành phần dịch chiết sâm Ngọc Linh.

Dựa vào kết quả hằng số tốc độ đã tính được cho thấy khả năng khử của nano bạc đối với các hợp chất nitrophenol tăng theo thứ tự m-NP. Tóm lại, nghiên cứu đã chứng minh phôi thực vật phế thải là một nguồn sinh học có thể được tận dụng để tổng hợp các hạt nano kim loại thân thiện với môi trường ứng dụng trong xúc tác và công nghệ sinh học.

Hình  3.4. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hình thành  nano bạc.
Hình 3.4. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hình thành nano bạc.