Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng

MỤC LỤC

Những đóng góp mới của luận án

Luận án xây dựng quan niệm và phân tích nội hàm quan niệm về DLLN, phát triển DLLN ở vùng ĐBSH; xác định nội dung, tiêu chí đánh giá DLLN ở vùng ĐBSH. Đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển DLLN ở vùng ĐBSH đến năm 2035 bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, khả thi, sát với điều kiện vùng ĐBSH.

Kết cấu của luận án

Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án

Tác giả đã phân tích, luận giải cơ sở lý luận về du lịch văn hóa, phát triển du lịch văn hóa ở vùng ĐBSH, đưa ra các khái niệm công cụ; khái niệm trung tâm; các yếu tố ảnh hưởng về du lịch văn hóa; đánh giá thực trạng các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm du lịch văn hóa, nguồn nhân lực cho phát triển du lịch văn hóa, cơ sở vật chất, kỹ thuật và các nguồn lực của du lịch văn hóa, thị trường du lịch văn hóa ở vùng ĐBSH; từ đó, đề xuất định hướng phát triển và một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở vùng ĐBSH trong thời gian tới. Luận án phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong liên kết vùng ĐBSH và Duyên hải Đông Bắc; xác định các nhân tố ảnh hưởng; các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch; các điều kiện cơ bản của phát triển du lịch trong liên kết vùng ĐBSH và Duyên hải Đông Bắc; khảo cứu kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở vùng ĐBSH, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng đối với thành phố Hải Phòng; đánh giá thực trạng; dự báo bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng ĐBSH và duyên hải Đông Bắc; đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng ĐBSH và duyên hải Đông Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35 - 40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề (thu nhập từ làng nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ) đồng thời giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương. Hoạt động sản xuất của các làng đạt tiêu chí trên phải ổn định trong một thời gian liên tục nhất định, ít nhất là 5 năm. Theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn, thì làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau: a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này; b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận; c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành [191]. Với cách tiếp cận như trên, tác giả cho rằng: Làng nghề là làng có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập; có số hộ làm nghề đông từ 20% trong tổng số hộ trở lên và thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao (ít nhất 50%) tổng giá trị sản phẩm của làng. Phân loại làng nghề. Hiện nay, ở nước ta có nhiều làng nghề khác nhau, tuỳ theo cách phân loại làng nghề. Phân loại làng nghề theo lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề có: làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Làng nghề truyền thống, là làng nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm với những nét độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay. Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ đã đưa ra 3 tiêu chí quy định làng nghề truyền thống như sau: a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận; b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề [191]. Làng nghề mới, là những làng có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu do sự lan tỏa từ làng nghề truyền thống hoặc do sự du nhập giữa các vùng và giữa các nước trong quá trình hội nhập. Ngay các làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã xuất hiện các làng nghề có tính hiện đại, sử dụng máy móc. Phân loại theo ngành nghề sản xuất kinh doanh sẽ có:. Các làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như. gốm sứ, chạm khảm gỗ, chạm khắc đá, thêu, vàng bạc..; Các làng nghề sản xuất các sản phẩm phục vụ cho đời sống như:. nề, mộc, hàn, đúc đồng, gang, nhôm, sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ..; Các làng nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: dệt vải, dệt chiếu, khâu nón..; Các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm như: xay xát, làm bún bánh, nấu rượu, nấu đường mật, chế biến thủy sản.. Phân loại theo quy mô làng nghề có: làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc cùng một không gian lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở đó các làng nghề có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê. Làng nghề quy mô nhỏ là trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính. Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc. Phân loại theo loại hình kinh doanh có: Làng nghề truyền thống chuyên kinh doanh một loại sản phẩm truyền thống;. Làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống; Làng nghề vừa kinh doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng. Loại làng nghề này phát triển mạnh trong những năm gần đây. Có làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp; Làng nghề thủ công chuyên nghiệp; Làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.. Quan niệm, đặc điểm, vai trò của du lịch làng nghề. Quan niệm về du lịch làng nghề. Hiện cả nước có khoảng 3.000 làng nghề; trong đó có hơn 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau; trong đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm, hàng nghìn năm [118]. Tiềm năng là vậy nhưng không phải mọi làng nghề đều trở thành nơi đến tham quan của khách du lịch, mà chỉ các làng nghề đáp ứng các điều kiện theo Điều 23, Luật Du lịch 2017 quy định điểm du lịch sau mới được công nhân là điểm du lịch. Thứ nhất, có tài nguyên du lịch và ranh giới xác định. Theo đó, với các làng nghề muốn trở thành điểm du lịch phải có: 1) Tổ nghề, tức là có người đầu tiên sáng tạo hoặc mang nghề đó truyền dạy cho những người khác trong làng để mọi người cùng làm. Hiện trong làng có các nghệ nhân, những người tài hoa, nắm giữ bí quyết sản xuất nghề của làng; 2) Có quy trình sản xuất ra sản phẩm. Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhưng có quy trình sản xuất cụ thể. Từ việc thu mua nguyên liệu, sơ chế cho đến sản xuất ra sản phẩm, bảo quản và phân phối,…Tất cả phải tuân theo quy trình mới có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp. 3) Phải có một vài công đoạn đơn giản cho khách du lịch tham gia: Khi khách du lịch tới các làng nghề họ sẽ vô cùng thích thú với các công đoạn sản xuất, và muốn tham gia làm thử thậm chí họ muốn tự tay hoàn thành một sản phẩm. Vì vậy mà các công đoạn đơn giản là một tài nguyên thu hút du khách đến các làng nghề. 4) Có điều kiện cho khách tham quan, tìm hiểu các khu vực sản xuất, môi trường cảnh quan của làng: Đó có thể là nơi bảo quản nguyên liệu, nơi bảo quản các thành phẩm,. nơi tiến hành sơ chế nguyên liệu, nơi tiến hành sản xuất hay là các hộ gia đình trong làng nghề cũng chính là một xưởng sản xuất thu nhỏ. 5) Có sản phẩm cho khách mua làm quà lưu niệm: Đây là điều kiện không thể thiếu vì khách du lịch sẽ vô cùng thích thú khi tới một làng nghề mà họ có một món quà lưu niệm độc đáo, tinh xảo cho chính mình và người thân, bạn bè.

Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ hai, mục đích của du khách đi DLLN là để thăm quan, giải trí, tìm hiểu, trải nghiệm bề dày lịch sử, truyền thống về sản xuất (nhất là truyền thống công nghệ cổ, thông qua những nghệ nhân tài giỏi), hệ thống đình, chùa, lễ hội, các phong tục tập quán của cư dân làng nghề. Thứ ba, lệ phí mà du khách phải bỏ ra, sau khi trừ đi các chi phí cần thiết sẽ là thu nhập của người kinh doanh du lịch, cư dân làng nghề và của địa phương. Nội dung, tiêu chí đánh giá du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Du lịch làng nghề ở vùng ĐBSH được tạo lập bởi nhiều nội dung, các nội dung này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Để đánh giá DLLN vùng ĐBSH phải dựa vào các nội dung và các tiêu chí sau:. Một là, các làng nghề được cấp phép đón khách du lịch, đây chính là điểm đến của khách du lịch làng nghề. Số lượng, chất lượng các làng nghề là yếu tố quan trọng quyết định đến việc thu hút khách du lịch đến với làng nghề. Hai là, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đây là các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó có DLLN, họ mở các tour, tuyến đưa khách du lịch đến với các làng nghề. Ba là, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Đây là điều kiện cơ sở vật chất không thể thiếu trong hoạt động du lịch nói chung, DLLN nói riêng. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm nhiều yếu tố như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước, nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú…Số lượng, nhất là chất lượng kết cấu hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để du khách quyết định có trở lại DLLN nữa hay không. Bốn là, nhân lực phục vụ DLLN. Đây là những người lao động hoạt động DLLN, bao gồm nhân lực quản lý du lịch, nhân lực của các công ty du lịch, nhân lực của các làng nghề tham gia hoạt động DLLN. Nhân lực là yếu tố quyết định nhất đến kết quả hoạt động của DLLN. Năm là, vốn để đầu tư kinh doanh DLLN. Vốn cũng là yếu tố không thể thiếu để kinh doanh DLLN. Vì có vốn mới đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, đào tạo người lao động, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch…. Sáu là, khách du lịch. Khách du lịch chính là người có nhu cầu đi tham quan DLLN, là người trả phí cho các công ty du lịch, mua sắm sản phẩm làng nghề, sử dụng các dịch vụ như đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ…Số lượng, chất lượng của khách du lịch sẽ quyết định đến sự tồn tại phát triển của DLLN. Bảy là, đóng góp của DLLN cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong vùng ĐBSH. Nội dung này phản ánh kết quả tổng hợp của cả 6 nội dung trên. Để đánh giá thực trạng DLLN ở vùng ĐBSH cần đánh giá cả mặt lượng và mặt chất của cả 7 nội dung trên. Về mặt lượng DLLN ở vùng ĐBSH: mặt lượng được thể hiện ở bề nổi của DLLN. Mặt lượng được thể hiện qua số lượng, quy mô các yếu tố cấu thành DLLN tại thời điểm đánh giá. Nhìn vào mặt lượng sẽ cho ta thấy được ở vùng ĐBSH tại một thời điểm nhất định có bao nhiêu làng nghề có các tour du lịch đến tham quan; số lượng khách du lịch hàng năm đến với các làng nghề;. quy mô về vốn đầu tư cho các làng nghề du lịch; doanh thu từ DLLN đem lại…. Để đánh giá nội dung này cần phải dựa vào các tiêu chí sau: 1) Số lượng các làng nghề có các tour du lịch đến tham quan hàng năm; 2) Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh DLLN hàng năm trên địa bàn vùng ĐBSH; 3) Số lượng cơ sở vật chất phục vụ DLLN như: số lượng phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, mua sắm…; 4) Số lượng nhân lực phục vụ DLLN; 5) Số vốn đầu tư cho phát triển DLLN hàng năm; 6) Số lượng khách du lịch đến với các làng nghề hàng năm; 7) Số lượng, tỷ trọng đóng góp của DLLN cho GRDP của các tỉnh, thành phố Hà Nội hàng năm; số lượng việc làm, thu nhập được tạo ra cho các địa phương từ hàng năm. Về mặt chất DLNN ở vùng ĐBSH: Chất lượng là nội dung thể hiện chiều sâu của DLLN và là sự phản ánh chính xác hiện trạng của DLLN ở vùng ĐBSH. Để đánh giá chất lượng DLLN vùng ĐBSH cần dựa vào các tiêu chí sau:. 1) Chất lượng sản phẩm làng nghề, thể hiện thông qua đánh giá của khách du lịch về chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm; 2) Chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh DLLN, được thể hiện ở chất lượng nhân lực; quy mô về vốn, lao động; doanh thu, lợi nhuận, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; 3) Chất lượng kết cấu hạ tầng phục vụ DLLN. Để đánh giá nội dung này cần dựa vào đánh giá của các tổ chức quốc tế về xếp hạng chất lượng hàng không, xếp hạng khách sạn các sao và đặc biệt là đánh giá của khách du lịch thông qua phiếu khảo sát điều tra về: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, y tế, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ; khu mua sắm, vui chơi giải trí… 4) Chất lượng nhân lực phục vụ DLLN, đánh giá thông qua các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực; 5) Chất lượng vốn đầu tư cho phát triển DLLN hàng năm, được đánh giá thông qua doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận; 6) Chất lượng khách du lịch đến với các làng nghề hàng năm, được đánh giá thông qua mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú của khách. du lịch tại các làng nghề; 7) Đóng góp của DLLN cho địa phương được đánh giá thông qua: đóng góp của DLLN cho GRDP của các tỉnh, thành phố; giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động hoạt động DLLN. Lễ hội truyền thống ĐBSH được phân loại thành những lễ hội sau: Lễ hội nông nghiệp hay hội mùa như lễ hội đình Chèm, hội rước lụa Vân Sa, lễ hội Lệ Mật (Hà Nội); hội Yên (Bắc Ninh)…; Lễ hội lịch sử như lễ hội đền Nghè (Hải Phòng), lễ hội Tiên La (Thái Bình), lễ hội Gióng (Hà Nội)…; Lễ hội thi tài như hội hát Xoan (Vĩnh Phúc), hội hát Quan họ (Bắc Ninh), hội hát Đúm (Hải Phòng, Bắc Ninh), hội hát Ả đào (Hà Nội),…; Lễ hội làng nghề thủ công truyền thống, như: lễ hội Bát Tràng, lễ hội làng Chuông (Hà Nội); lễ hội làng Đông Hồ (Bắc Ninh)…; Lễ hội tôn giáo, như: lễ hội chùa Dâu (Bắc Ninh); lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Thầy, lễ hội đền Và (Hà Nội); lễ hội đền Đa Hoà và Dạ Trạch (Hưng Yên), lễ hội phủ Giầy (Nam Định),… Các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống: Điển hình như Quan họ, Ả đào, Ca trù, Chèo, hát Xẩm….

Quan niệm phát triển du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng và kinh nghiệm của một số vùng trong nước về phát triển du

Nó đòi hỏi có sự đồng thuận và tham gia mang tính liên ngành, nhiều lĩnh vực và toàn bộ xã hội, các cấp chính quyền cần có quan điểm, giải pháp đúng đắn, đồng thời triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả để góp phần tạo nên nguồn lực phát triển mạnh mẽ, đưa thành phố Cần Thơ phát triển toàn diện của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Đồng Tháp thực hiện kế hoạch bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, DLLN, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức trưng bày sản phẩm, triển lãm hình ảnh, trình diễn thực hành nghề, không gian làng nghề thủ công truyền thống phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch, DLLN, lễ hội. Thực tế các làng nghề vùng ĐBSH cho thấy, bên cạnh các làng nghề có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ thì cũng có rất nhiều làng nghề có khả năng thu hút khách du lịch nhưng có hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, giao thông đi lại còn khó khăn, đường sá hẹp, xa các trung tâm thành phố, đô thị; hệ thống điện, nước của làng còn chắp vá, đặc biệt là không có không gian để xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm, xây dựng nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ… Do đó, để DLLN ở vùng ĐBSH phát triển thì trước hết cần quan tâm đến việc huy động vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ của làng nghề và kết nối với các địa phương khác trong vùng, cũng như ngoài vùng.

Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng ĐBSH thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển làng ghề và phát triển du lịch sinh thái với các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hướng xuất khẩu đặc trưng của địa phương; Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã có những kế hoạch về phát triển DLLN, đây cũng là một trong những định hướng phát triển bền vững của các làng nghề ở vùng ĐBSH. Về ưu điểm: Các địa phương đều có các làng nghề được công nhân là điểm du lịch, sản phẩm du lịch nhiều làng nghề có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của du khách; nhiều công ty du lịch đã mở các tour, tuyến du lịch đến các làng nghề; kết cấu hạ tầng nhiều làng nghề được đầu tư xây dựng; nhân lực DLLN bước đầu đáp ứng được yêu cầu đặt ra; vốn, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận tăng; số lượng khách du lịch đến với các làng nghề có xu hướng tăng, đã có khách lưu trú qua đêm tại các làng nghề, chi tiêu của khách du lịch tăng; DLLN có đóng góp quan trọng cho GRDP của các địa phương và giải quyết việc làm, thu nhập cho một bộ phận lao động các làng nghề.

Quan điểm phát triển du lịch làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2035

Phát triển DLLN thực sự trở thành ngành kinh tế tổng hợp của nhiều ngành như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ra các sản phẩm hàng hoá thủ công mỹ nghệ với công nghệ truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại; ngành nông nghiệp với việc tận dụng các sản phẩm của nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thủ công mỹ nghệ như mây, tre đan; chế biến hàng hoá nông sản; ngành dịch vụ hàng hoá, mua bán sản phẩm; ngành dịch vụ du lịch tham quan, trải nghiệm, vui chơi giải trí… Để DLLN vùng ĐBSH thực sự trở thành ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp đòi hỏi phải có một. Điều này được xuất phát từ tâm lý của khách du lịch là trong một chuyến đi du lịch, một tour du lịch thì du khách đều mong muốn được tham quan nhiều địa phương với nhiều điểm du lịch, nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh khác nhau… Chính vì vậy, để phát triển DLLN vùng ĐBSH phải có sự liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài; giữa các loại hình du lịch, như DLLN, du lịch tham quan thắng cảnh di tích lịch sử, du lịch trải nghiệm….

Giải pháp phát triển du lịch ở vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2035

Xây dựng ban hành các chính sách miễn giảm các loại thuế, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 đến 10 năm đầu cho doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh DLLN; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức cá nhân đầu tư phát triển DLLN thuê đất, có mặt bằng để xây dựng khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề, kết hợp khu vui chơi giải trí, khu ẩm thực, nghỉ ngơi cho du khách; có chính sách cho vay vốn ưu đãi với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh DLLB…. Ví dụ, làng gốm sứ Bát Tràng, sản phẩm đặc trưng là gốm sứ, song Làng còn làm ra rất nhiều loại sản phẩm khác như: các loại ấm chén, bát, lọ hoa, lộc bình… Để nâng cao chất lượng của sản phẩm, các hộ gia đình, các làng nghề phải phát huy tốt vai trò của các nghệ nhân trong việc giữ nghề, truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ trong làng; cùng với đó là phải đổi mới quản lý, hợp lý hoá sản xuất và tích cực cải tiến sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.