Quản lý và phát triển lễ hội Đền Nưa - Am Tiên gắn với du lịch

MỤC LỤC

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Hồ Thị Nga trong đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu giá trị khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa - huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch” đã tìm hiểu giá trị khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh núi Nưa và thực trạng khai thác tại khu di tích này đối với sự phát triển du lịch của huyện Triệu Sơn trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao giá trị khai thác khu di tích này gắn với phát triển du lịch [24]. Linh thiêng lễ hội Đền Nưa - Am Tiên” của tác giả Đào Nguyên trên trang baoxaydung.com.vn đã khái quát lịch sử và những nét đẹp của khu di tích quốc gia đền Nưa - Am Tiên đồng thời giới thiệu về lễ hội đền Nưa - Am tiên với những nghi lễ đầu năm; “Lễ hội đền Nưa Am Tiên đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, ATGT, Vệ sinh môi trường” của tác giả Đình Duyến trên trang trieuson.gov.vn đã đánh giá những kết quả tích cực trong công tác ạn ninh trật tự, ATGT, vệ sinh môi trường cho du khách thập hương về dâng hương trong những ngày đầu năm mới; “Am Tiên địa danh lịch sự, linh thiêng bậc nhất xử Thanh” của tác giả Minh Hiền trên tạp chí doanh nghiệp hội nhập” cũng đã khái quát những nét đẹp của khu di tích lịch sử Am Tiên đồng thời khái quát những nội dung trong việc quản lý du khách tham quan tại khu di tích đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu

- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Sau khi thu thập các nguồn tài liệu có liên quan đến luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, đối chiếu để đưa ra các quan điểm khoa học phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Củng cố quan điểm khoa học để có các đánh giá khách quan, chân thực, chính xác công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên.

Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay

Tổ chức bộ máy quản lý lễ hội đền Nƣa - Am Tiên

Thông báo kịp thời cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa khi di tích có nguy cơ bị xâm phạm, hủy hoại, lấn chiếm, mất mát cổ vật, hoạt động mê tín dị đoan;. Chính vì vậy, Ban tổ chức lễ hội do trực tiếp đồng chí chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn làm trưởng ban, đồng chí trưởng Ban VH-TT xã làm phó ban tổ chức lễ hội nhằm đề cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ giá trị di tích trong giai đoạn diễn ra lễ hội. - Ban hành các quy định đối với các cơ sở dịch vụ về khu vực kinh doanh, giá cung ứng dịch vụ, yêu cầu không ép giá, không bày bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thự chiện treo các biển chỉ dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham quan di tích và tham gia lễ hội;.

Thực trạng quản lý lễ hội đền Nƣa - Am Tiên 1. Xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển lễ hội

Đồng chí giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ngành, đơn vị như: Phần lễ giao cho Thủ từ thuộc ban quản lý di tích; trang trí khánh tiết, phông, loa đài, văn nghệ, chúc văn giao Phòng VH – TT huyện; công tác vệ sinh môi trường giao cho thị trấn Nưa kết hợp với Thủ từ Đền Nưa - Am Tiên; công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông giao Công an huyện phối hợp với thị trấn Nưa; vận chuyển hành khách giao thị trấn Nưa; giao phòng Tài chính tham mưu văn bản về công tác quản lý công đức để giao Ban quản lý đền, Thủ từ quản lý tôn tạo; đồng chí thống nhất kế hoạch, dự kiến thành lập BTC, phân công các tiểu ban để thực hiện. Trong những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di sản văn hóa và lễ hội Đền Nưa - Am Tiên luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trên địa bàn huyện Triệu Sơn đến các cơ sở quan tâm triển khai thực hiện như Luật Di sản năm 2013, các văn bản của Chính phủ, Bộ VH,TT&DL, UBND tỉnh Thanh Hoá để thực hiện hiệu quả, phòng VH&TT đã tham mưu cho UBND huyện có văn bản chỉ đạo trực tiếp vì lễ hội có quy mô cấp huyện. Ngày 2/8/2020, UBND huyện Triệu Sơn đã phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn cho các chuyên viên và cán bộ làm công tác VH&TT, đài truyền thanh, cán bộ, công chức, viên chức ngành VH&TT huyện; đội ngũ lãnh đạo, công chức Văn hóa - Xã hội các xã, thị trấn; đại diện các di tích về công tác bảo tồn và phát huy các di tích, các hoạt động tổ chức lễ hội: (1) Giới thiệu khái quát về hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn huyện Triệu Sơn bao gồm các di tích lịch sử và các lễ hội, trình bày về các giá trị lịch sử và giá trị văn hoá, tuyên truyền, thực hiện việc phân cấp quản lý nhà nước về di tích của các cấp; (2) Tuyên truyền.

Bảng 2.2. Thống kê lƣợng khách tham gia lễ hội   Đền Nƣa - Am Tiên
Bảng 2.2. Thống kê lƣợng khách tham gia lễ hội Đền Nƣa - Am Tiên

Đánh giá chung

Trong phần hội có tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao thu hút nhiều khách tham gia như kéo co, cầu lông, bóng bàn, bóng đá…Để đảm bảo thực hiện chương trình lễ hội tốt nhất, UBND huyện Triệu Sơn cũng đã xây dựng các phương án dự phòng, các phương án sắp xếp hàng quán hợp lý, quy định bãi đỗ xe và phí gửi xe…Nhìn chung năm nay được du khách đánh giá có tiến bộ so với các năm trước về an ninh trật tự và vệ sinh môi trường khu vực di tích. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thị trấn Nưa (trước đây là xã Tân Ninh) nói riêng và huyện Triệu Sơn nói chung đã được các cấp, các ngành coi trọng và thực hiện bằng nhiều hình thức thiết thực, phù hợp với thực tế địa phương, thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ văn hóa hàng năm cho cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở. Bên cạnh những kết quả đạt được thì quản lý lễ hội Đền Nưa – Am Tiên gắn với phát triển du lịch cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, công tác tuyên truyền gắn với phát triển du lịch còn hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ lễ hội vẫn còn bất cập, công tác thanh tra kiểm tra đã được thực hiện nhưng chưa có tính răn đe.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lễ hội Đền Nƣa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay

Định kỳ, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa mời các chuyên gia giỏi hàng năm tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật, kinh nghiệm cho những người làm công tác văn hóa, bảo tồn, tôn tạo di tích, quản lý lễ hội và khai thác di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện, cấp chứng chỉ cho mỗi cán bộ khi họ hoàn thành xong chương trình coi đó như là hình thức khuyến khích cán bộ bổ sung kiến thức chuyên môn. Để đổi mới một bước công tác quản lý Nhà nước về văn hóa nghệ thuật nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng với mục đích vừa phát huy tính tích cực của lễ hội Đền Nưa - Am Tiên đối với đời sống tinh thần của con người, vừa loại trừ các biểu hiện, các hoạt động lệch chuẩn trong sinh hoạt lễ hội, các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, các nhà khoa học, những người tổ chức thực hành lễ hội cần phải sớm có được những chính sách, những phương thức phù hợp với thực tiễn, đề cao những chuẩn mực, phê phán những lệch chuẩn, tạo cho người dân một môi trường đặc biệt trong lành để họ vui chơi, tu dưỡng, thực hành nghi lễ, hoàn thiện nhân cách của mình. Với định hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch, đồng thời với những hạn chế tồn tại ở chỉ ra ở chương 2, trong chương 3 này tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lễ hội Đền Nưa – Am Tiên gắn với phát triển du lịch bao gồm: (i) Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý lễ hội; (ii) Tăng cường công tác tuyên truyền nhân dân trong việc phát huy giá trị của lễ hội; (iii) Thu hút nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ lễ hội; (iv) Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trong quản lý lễ hội; (v) Tăng cường quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch.