Ảnh hưởng của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

MỤC LỤC

Đối tượng đầu tư gián tiếp nước ngoài

Quỹ đầu tư chứng khoán thông qua công ty quản lý quỹ (sau đây gọi là quỹ đầu tư chứng khoán), công ty đầu tư chứng khoán.

Đặc điểm của FPI

Khi có dấu hiệu bất ổn trên thị trường, chẳng hạn như có dấu hiệu suy thoái kinh tế, tiềm năng lợi nhuận giảm, hoặc một thông tin bất lợi trên thị trường, một số nhà đầu tư sẽ nhanh chóng bán chứng khoán mà họ nắm giữ, thu hồi tiền mặt để đảm bảo an toàn đồng vốn của mình. Do theo đuổi lợi nhuận ngắn hạn và phản ứng nhạy bén của của nhà đầu tư trước bất kỳ thay đổi nào của thị trường, dòng vốn này thường gặp biến động mạnh, gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán và hệ thống tài chính trong nước tiếp nhận.

Các nhân tố ảnh hưởng đến FPI

Do FPI có độ nhạu cảm lớn, có tính thanh khoản cao, nên bất kỳ một biến động bất lợi nào của tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng có thể làm tháo lui dòng vốn này, như đã từng chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 hay cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2010. - Chính sách phát triển kinh tế của các nước lớn trên thế giới hoặc của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc cũng có tác động đáng kể đến dòng vốn FPI, tạo áp lực lên việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khoá của các nước tiếp nhận dòng vốn này.

Bài học kinh nghiệm đầu tư FPI từ các nước khác

Ngoài ra, để thực hiện các ưu đãi cho người bản địa Mã Lai (người Bumiputera) chính phủ Malaysia còn thực hiện cung cấp Giấy chứng nhận tài chính Hồi giáo (Sukuk) trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Với giấy chứng nhận này, Malaysia đang là thị trường trái phiếu Sukuk lớn nhất khu. vực Đông Á, chiếm khoảng 86,5% thị phần khu vực và 60% thị phần trên thị trường Sukuk toàn cầu. Về công cụ kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Malaysia, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã thực hiện 3 công cụ chính sách sau đây:. 1) Hệ thống giám sát hoạt động của đồng Ringit (ROMS). Hệ thống này có trách nhiệm báo cáo các giao dịch ngoại hối về ngân hàng trung ương. Các giao dịch ngoại hối xuyên biên giới được ROMS thu nhập là các luồng tiền được chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ. 2) Cán cân thanh toán tiền mặt (CBOP): CBOP ghi lại các giao dịch tiền mặt xuyên biên giới giữa người cư trú và người không cư trú. Hệ thống này quản lý các giao dịch trung gian qua hệ thống ngân hàng, tài khoản liên công ty và tài khoản ở nước ngoài. 3) Số liệu khảo sát về vị thế đầu tư quốc tế (IIP): Malaysia tiến hành các cuộc khảo sát hàng quý để ghi lại quy mô và cơ cấu tài sản nước ngoài và nợ phải trả bên ngoài của nền kinh tế Malaysia. Các biện pháp quản lý dòng vốn FPI rất đa dạng, từ kiểm soát vốn, giám sát đồng nội tệ và tỷ giá hối đoái, quy định chặt chẽ về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, neo giá cố định đồng nội tệ vào đồng USD trong trường hợp xảy ra biến động hoặc khủng hoảng trên thị trường tài chính, quản lý dòng vốn vào và lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, quy định hạn ngạch/điều kiện đầu tư, chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá, các quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc sử dụng các công cụ hành chính liên quan đén thủ tục, văn bản, giấy tờ cần thiết khi lưu chuyển dòng vốn FPI vào và ra khỏi nước tiếp nhận.

Hình 1.1.  Thực trạng FPI tại Trung Quốc
Hình 1.1. Thực trạng FPI tại Trung Quốc

Tác động của FPI đến phát triển kinh tế - xã hội

Tác động tích cực của FPI đến phát triển kinh tế xã hội

Kinh nghiệm của Trung Quốc và Malaysia cho thấy hai nước đã làm tương đối tốt việc quản lý nguồn vốn FPI bằng các quy chế và giám sát thận trọng, các biện pháp hành chính cụ thể để kiểm soát về số lượng vốn FPI, sở hữu vốn FPI của nhà đầu tư nước ngoài và nguy cơ đảo chiều của dòng vốn có thể gây ra cho nền kinh tế. Để thu hút nhà đầu tư FPI, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị công ty quốc tế cao, bao gồm minh bạch thông tin, công bố thông tin đầy đủ và kịp thời, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, ..Việc nâng cao tiêu chuẩn quản trị công ty sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng của nhà đầu tư, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư FPI tham gia thị trường.

Tác động tiêu cực của FPI đến phát triển kinh tế xã hội 1 Biến động thị trường

Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yêu dưới dạng vật chất (xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất), khó chuyển đôi hoạc thanh khoản, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần túy với các chứng khoán có thể chuyển đổi và màn tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nhước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tùy theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. FPI làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành chứng khoán Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các nhà hoạt động sản xuất kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Bức tranh chung về FPI tại Việt Nam

    Từ đó ta thấy được hiệu quả huy động cụ thể như đóng góp vào tăng trưởng GDP, FPI đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam thông qua việc huy động vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh,Nâng cao thanh khoản thị trường: FPI giúp tăng lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán, nâng cao thanh khoản thị trường và thu hút thêm nhà đầu tư tham gia và Cải thiện quản trị doanh nghiệp: Doanh nghiệp huy động vốn FPI thường áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị và minh bạch thông tin. Trong năm 2022, nền kinh tế tiếp tục phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ với tổng vốn FDI đăng ký trong năm 2022 đạt 39,62 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2021và vốn đầu tư gián tiếp giảm nhẹ 25% so với năm 2021, chỉ đạt 2,89 tỷ USD.Do chiến tranh Nga - Ukraine và biến động kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư cùng với lãi suất huy động vốn tại Việt Nam tăng cao, khiến cho việc đầu tư bằng vốn vay trở nên kém hấp dẫn hơn và một số nhà đầu tư chuyển hướng sang các thị trường khác có tiềm năng tăng trưởng cao hơn.Tuy giảm, nhưng vốn đầu tư gián tiếp từ các quỹ đầu tư vẫn duy trì ở mức đáng kể, cho thấy sự quan tâm lâu dài của nhà đầu tư đối với Việt Nam.

    Hình 2.1 Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 4/2024 của 4 năm gần nhất (Đvt: tỷ đồng)
    Hình 2.1 Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 4/2024 của 4 năm gần nhất (Đvt: tỷ đồng)

    Tác động của FPI đến kinh tế - xã hội Việt Nam 1. Tác động tích cực của FPI

      - Với Quyết định 368/2022/QĐ-CP phê duyệt Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 21/3/2022, định hướng thu hỳt vốn ngoại là rất rừ ràng, song do phạm vi đầu tư cú giới hạn khi cỏc nhà đầu tư thường chỉ chấp nhận mua cổ phần của các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có nhiều lợi nhuận hoặc có triển vọng phát triển trong tương lai, để thu hút thêm vốn ngoại đến và ở lại Việt Nam, rất cần thêm hàng hóa chất lượng trên thị trường. FPI làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành chứng khoán - Tính dễ bị tiếp quản gia tăng: Từ năm 2021 đến năm 2024, FPI (Đầu tư gián tiếp nước ngoài) vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng lên đáng kể, với việc các nhà đầu tư nước ngoài giữ một phần đáng kể thị trường.

      Hình 2.4  Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 (triệu USD) (Nguồn: Vneconomy)
      Hình 2.4 Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 (triệu USD) (Nguồn: Vneconomy)

      Đánh giác động của FPI đến kinh tế - xã hội Việt Nam 1. Kết quả đạt được

        Nguồn vốn này góp phần làm tăng đáng kể dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, giúp ổn định đồng tiền của quốc gia, đồng Việt Nam (VND), và hỗ trợ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Bên cạnh đó, FPI còn giúp tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ đó cải thiện khả năng quản lý nợ nước ngoài của đất nước và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài như Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Bộ luật dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật thanh tra, Luật khiếu nại, Luật tố cáo.., nhưng đến nay vẫn còn nhiều quy định của thể chế pháp luật liên quan đến phát triển thị trường chứng khoán và quản lý hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.

        GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN FPI TẠI VIỆT NAM 3.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế

        Bối cảnh quốc tế

        Nhiều hình thái phát triển của nền kinh tế thế giới bị thay đổi sau đại dịch, trong đó nổi lên vai trò rất lớn của cách mạng 4.0, trạng thái làm việc từ xa, tập quán và nhận thức xã hội, cải cách y tế, hình thức mới của chuỗi cung ứng toàn cầu, tái phân bổ các nguồn lực trong mỗi nền kinh tế và trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Nhờ ứng dụng thành thành tựu của cuộc CMCN 4.0, các mô hình kinh tế đã và đang dịch chuyển từ mô hình tận dụng tài nguyên sang nền kinh tế tri thức, nền kinh tế xanh; các nền kinh tế dựa trên năng lượng tái tạo, vật liệu mới dần thay thế cho nền kinh tế khai thác và chế biến truyền thống đã làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

        Bối cảnh trong nước

        Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) được thực hiện theo Nghị quyết số 16/2021/QH15, mục tiêu tổng quát là đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Những chính sách, chiến lược này đang làm thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, tập trung cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, quyết liệt cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 tạo nền tảng hỗ trợ cho doanh nghiệp hồi sinh, cụ thể là tập trung vào 6 nội dung chính: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy hành chính cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số.

        Định hướng phát triển FPI tại Việt Nam

          - Đối với thị trường cổ phiếu: từng bước dịch chuyển phương thức quản lý chuyển dần từ cơ chế quản lý dựa trên chất lượng sang cơ chế quản lý dựa trên công bố thông tin đầy đủ; tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu hút và sử dụng vốn nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng của hàng hoá; tăng cường quản lý đối với cổ phiếu từng bảng cần thực hiện phân bảng niêm yết, điều kiện đăng ký và duy trì niêm yết. - Đối với thị trường trái phiếu: hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trườngtrái phiếu chính phủ , đưa nó trở thành thị trường tham chiếu chuẩn cho các thị trường khác, tiền đề cho phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên cơ sở công khai minh, bạch hoá thông tin, nâng cao chất lượng hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm.

          Giải pháp phát triển FPI tại Việt Nam

          Phõn định rừ trỏch nhiệm trong hoạt động quản lý vốn đầu tư giỏn tiếp nước ngoài vào Việt Nam: (i) Bộ Tài chính thực hiện các chính sách phát triển thị trường vốn và dịch vụ tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, quản lý các hoạt động chứng khoán của các tổ chức phát hành có vốn nước ngoài; (ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các công ty tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động chuyển đổi các công ty này từ đầu tư trực tiếp sang đầu tư gián tiếp (dưới hình thức công ty cổ phần chưa đại chúng); (iii) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các chính sách quản lý ngoại hối, trong đó có dòng lưu chuyến vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tính minh bạch của thị trường chứng khoán sẽ hiệu quả hơn nếu các biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát huy động vốn và sử dụng vốn huy động trên thị trường chứng khoán được thực hiện tốt; nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tăng vốn ảo và sử dụng vốn sai mục đích; kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính và hoạt động kiểm toán của các đơn vị kiểm toán; áp dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế trên thị trường chứng khoán; đồng thời thành lập các chương trình và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam, tiến tới quy định doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng và niêm yết.