MỤC LỤC
Bất cứ hoạt động tài chính nào cũng cần có những tiêu chuẩn nhận dạng cụ thể, rừ ràng với một hệ thống tiờu chuẩn chớnh xỏc để cú thể phõn biệt cỏc hoạt động tài chính với nhau, từ đó tránh được sự trùng lặp, mâu thuẫn của các văn bản pháp quy. Như vậy, mặc dù có một số điểm khác nhau nhưng các đặc điểm trên của cho thuê tài chính đều đề cập đến các điểm mấu chốt như: thời hạn thuê, tổng tiền thuê, quyền chọn mua và sự chuyển quyền sở hữu bởi đó chính là sự khác biệt của cho thuê tài chính với các nghiệp vụ tài chính khác như: dịch vụ.
Thứ hai, kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính phản ánh được toàn bộ giá trị và chủng loại tài sản hiện có của Công ty, cũng như quá trình vận động của tài sản; qua đó góp phần quản lý an toàn tài sản trên cả hai mặt chất lượng và số lượng. Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm của kế toán là mang tính tổng hợp cao, cho nên kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính cùng với kế toán các nghiệp vụ khác còn có vai trò cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác nhằm phục vụ cho các hoạt động quan trọng của Công ty cho thuê tài chính như: hoạt động thanh tra, kiểm soát, kiểm toán và phân tích hoạt động cho thuê tài chính.
Hợp đồng cho thuê tài chính là thoả thuận giữa bên cho thuê và bên đi thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác phù hợp với quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Không những là chứng từ quan trọng dùng làm căn cứ cho công tác hạch toán nghiệp vụ cho thuê tài chính, hợp đồng cho thuê tài chính còn là căn cứ có giá trị pháp lý quan trọng nhất để các cơ quan luật pháp tiến hành xử lý tranh chấp trong trường hợp xảy ra tranh chấp và phải đưa ra giải quyết trước pháp luật.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản cho thuê tài chính bằng ngoại tệ, khách hàng đang thuê theo hợp đồng và phần giá trị tài sản cho thuê tài chính được Công ty CTTC đánh giá là có khả năng trả đúng hạn, đầy đủ khi đến hạn trả mới. Tài khoản này dùng để phản ánh việc Tổ chức tín dụng lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng về các khoản cho thuê tài chính đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán.
- Hoá đơn thuế giá trị gia tăng, hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành. Ngoài ra, còn có những phương pháp tính tiền thuê khác được phát triển dựa trên những phương pháp trên hoặc phương pháp tính dùng riêng cho những hợp đồng CTTC đặc biệt như: tính tiền thuê tăng (giảm) tuyến tính, thu tiền cuối (đầu) kỳ, tính tiền thuê với tỷ lệ khấu hao nhanh, với lãi suất thả nổi hoặc cố định….
Tuy nhiên, trong trường hợp giá mua tài sản và giá thuê tài sản chênh lệch nhau thì phần chênh lệch này được đưa vào tài khoản “Thu khác về hoạt động tín dụng” (SH 709) nếu giá mua nhỏ hơn giá cho thuê; và phần chêch lệch này được đưa vào tài khoản “Chi phí khác về hoạt động tín dụng” (SH 809). * Đến kỳ hạn trả tiền thuê và tiền lãi, bên thuê sẽ phải chủ động trả cả tiền thuê tài chính và tiền lãi cho Công ty cho thuê bằng cách: nộp tiền mặt hoặc trích tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng để chuyển cho Công ty CTTC.
Nguồn: Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, Công ty còn ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy trình nghiệp vụ cần thiết trong phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty. Là một đơn vị thành viên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty chịu sự quản lý toàn diện của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về chiến lược phát triển, về tổ chức và nhân sự, nội dung và phạm vi hoạt động.
Năm vừa qua, trước những biến động bất thường của thị trường, trong bối cảnh kinh tế quốc tế không thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước cũng Ýt nhiều bị ảnh hưởng, do đó nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị mới cũng suy giảm thì việc duy trì được mức tăng trưởng dư nợ và đối tượng khách hàng như trên là một thành công quan trọng; đồng thời cho thấy tiềm năng phát triển, mở rộng hoạt động của công ty trong thời gian tới. Tổ kiểm tra – kiểm soát nội bộ đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm toán hoạt động của công ty đảm bảo quy trình nghiệp vụ kinh doanh của công ty được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành như: thực hiện kiểm tra những phát sinh kế toán hàng ngày, kiểm tra hồ sơ CTTC; đồng thời tổ kiểm tra – kiểm soát của công ty còn thực hiện tốt công tác báo cáo kiểm tra, kiểm soát theo hướng dẫn của NHNN và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Bước 2: Doanh nghiệp muốn thuê tài chính gửi đơn đề nghị thuê tài chín- thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hoặc động sản khác đã được thoả thuận ở trên, cùng với hồ sơ xin thuê đến Công ty CTTC – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc đến Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương tỉnh, thành phố trong cả nước. Bước 3: Trong trường hợp bên nhận đơn đề nghị thuê và hồ sơ thuê của doanh nghiệp là Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Việt Nam các tỉnh, thành phố thì: Sau khi xem xét, phân tích dự án thuê, chi nhánh sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ và sẽ gửi hồ sơ dự án thuê cho Công ty CTTC – VCB để Công ty tiến hành xem xét, phân tích và đưa ra quyết định đối với dự án thuê thẩm quyền được phân tích và đưa ra quyết định đối với dự án thuê theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Không chỉ đơn thuần là đọc những con số và ghi hoá đơn, công tác kế toán ngày nay cần phải có khả năng đặt chiến lược phát triển tài chính. Vì thế, khi xem xét hiệu quả của Công ty không thể không xem xét và phân tích công tác kế toán.
- Hạch toán các khoản cho thuê tài chính phát sinh, lưu giữ hồ sơ về tài sản cho thuờ tài chớnh, theo dừi, đụn đốc, lưu tập lịch trả nợ gốc, trả lói của khách hàng thuê tài chính, lập giấy báo nợ đến hạn gửi khách hàng thuê. - Mở thẻ tài sản cố định cho từng loại tài sản cố định, tiến hành tính và trích khấu hao đối với tài sản cố định theo quy định và theo chế độ hiện hành.
- Trong giai đoạn đầu tư, mua sắm thiết bị cho thuê tài chính: kế toán viên của công ty sử dụng các chứng từ như: hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng mua bán giữa công ty với nhà cung ứng thiết bị, biên bản thoả thuận giữa bên đi thuê và bên cung ứng, các giấy tờ liên quan khác nếu có( bao gồm: giấy cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, giấy thông báo thanh toán L/C, bộ chứng từ thanh toán, hồ sơ tài sản..) hay hợp đồng uỷ thác nhập khẩu. Đồng thời, khi phòng kế toán nhận được các giấy tờ thanh toán, cũng như tờ trình của phòng kinh doanh (đã được Ban lãnh đạo phê duyệt), tờ đề nghị chuyển tiền của bên đi thuê, kế toán viên của công ty phải thực hiện đối chiếu với hợp đồng mua bán về phương thức thanh toán và tiến độ giải ngân(nếu thực hiện phương thức thanh toán L/C thì kế toán viên công ty còn phải căn cứ vào thông báo chuyển tiền vào tài khoản).
Phòng kế toán Công ty thực hiện nghiêm túc tất cả các quy chế, chế độ quản lý của NHNN và NH Ngoại thương Việt Nam với tư cách là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng và một thành viên độc lập trực thuộc NH Ngoại thương Việt Nam thông qua việc gửi báo cáo đúng quy định và cung cấp thông tin quan trọng. Bên cạnh đó, phòng kế toán còn cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về hoạt động chi tiêu tài chính cũng như hoạt động CTTC diễn ra ở công ty cho Ban lãnh đạo công ty, để ban lãnh đạo luôn nắm vững tình hình hoạt động của công ty, từ đó có sự chỉ đạo đúng đắn.
Vì vậy, hầu hết các quy trình nghiệp vụ CTTC nói chung và quy trình hạch toán kế toán nghiệp vụ CTTC nói riêng đều được công ty tiến hành trên cơ sở tìm tòi, học tập những kinh nghiệm về CTTC của các công ty CTTC trong và ngoài nước nên các quy trình của công ty rất đơn giản. Từ những thành công và tồn tại trên, toàn công ty nói chung và phòng kế toán của công ty nói riêng cần phải tìm được các giải pháp tối ưu nhằm phát huy hơn nữa những thuận lợi mà công ty có, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những tồn tại còn chứa đựng để công tác kế toán được thực hiện.