Phát triển nghiệp vụ Bảo lãnh thanh toán xuất khẩu tại Eximbank Hà Nội

MỤC LỤC

Vai trò, chức năng và quy trình nghiệp vụ Bao thanh toán xuất khẩu 1. Vai trò của bao thanh toán xuất khẩu

Hơn thế nữa, tổ chức bao thanh toán xuất khẩu còn thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, thống kê kế hoạch sản xuất và doanh thu cho nhà xuất khẩu, xác định thuế suất và thuế doanh thu, xác định lệ phí hoặc các tài khoản thanh toán nhanh (lệ phí hoa hồng..). Khi nhà nhập khẩu thanh toán và Tổ chức Bao thanh toán xuất khẩu nhận được khoản thanh toán này, thì tổ chức bao thanh toán xuất khẩu sẽ thu hồi khoản tín dụng ứng trước cộng với lệ phí bao thanh toán ( bao gồm lệ phí hợp đồng, lệ phí dịch vụ, lệ phí rủi ro) và lãi tín dụng ứng trước nếu có.

Những lợi ích của Bao thanh toán xuất khẩu

- Nhận được một dịch vụ trọn gói: doanh nghiệp không phải mất thời gian và chi phí liên quan đến việc quản lý sổ sách bán hàng và thu hồi nợ từ người mua, vì vậy có nhiều thời gian để tập trung vào việc lập kế hoạch sản xuất, tiếp thị và bán hàng. Cho đến nay, L/C vẫn là phương thức thanh toán được chấp nhận rỗng rãi nhất trong thương mại quốc tế, với sự đảm bảo rằng nhà xuất khẩu sẽ giao hàng phù hợp với hợp đồng mua bán và nhà nhập khẩu sẽ trả tiền với những trách nhiệm tài chính bắt buộc của anh ta.

Rủi ro trong hoạt động Bao thanh toán xuất khẩu

Vì một lý do nào đó, sản phẩm của bên bán không đủ hoặc không đáp ứng được chất lượng đề ra như trong hợp đồng và như vậy khi sản phẩm được bán ra không đạt yêu cầu làm cho giá trị các khoản phải thu theo hợp đồng mua bán đã kí lại nhỏ hơn giá trị ứng trước của đơn vị bao thanh toán. Có nghĩa là sau khi các bên kí kết xong hợp đồng bao thanh toán và nhận các hồ sơ cần thiết ( bao gồm các chứng từ mua bán, các hợp đồng mua bán và các hoá đơn), đơn vị bao thanh toán sẽ nhận chuyển giao trách nhiệm thu nợ và chịu rủi ro thay cho nhà xuất.

Điều kiện để ngân hàng thương mại thực hiện Bao thanh toán xuất khẩu

Xuất phát từ những đặc điểm nêu trên cùng với những rủi ro trong hoạt động bao thanh toán đã nghiên cứu, để một ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả thì cần phải có được một số điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Điều này thể hiện ở các khía cạnh như: sau khi giao hàng theo điều kiện trả sau, để đáp ứng vốn ngắn hạn cho nhà xuất khẩu duy trì hoạt động bình thường, ngân hàng sẽ tài trợ cho nhà xuất khẩu thông qua bao thanh toán ứng trước hoặc bao thanh toán chiết khấu; thông qua ngân hàng, việc thanh toán giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu được thực hiện dưới phương thức nhờ thu; nếu đồng tiền thanh toán không phải đồng bản tệ thì ngân hàng sẽ cung cấp các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.

Hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam thời gian qua

Nếu từ phía khách hàng có thói quen, tâm lý ưa sử dụng những hình thức truyền thống, không muốn thay đổi thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc tiếp cận với đối tượng khách hàng này. Hiện nay có 4 NHTM Việt Nam là Ngân hàng Ngoại thương (VCB), Ngân hàng á Châu (ACB), Ngân hàng Kĩ thương Việt Nam (Techcombank) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Tới đây 4 đơn vị này sẽ triển khai dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được những rủi ro khi bán hàng và xoay vòng vốn sản xuất.

Bên cạnh các Ngân hàng đã thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, một số ngân hàng khác cũng đã tiến hành tập huấn cho nhân viên của mình nghiệp vụ này để chuẩn bị tiến hành triển khai trong thời gian tới như: NHTM Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng quốc tế VIB. Nhưng qua nhận xét của nhiều ngân hàng, các doanh nghiệp Việt Nam từ chỗ còn ngại thực hiện nghiệp vụ này, thì đã dần dần làm quen và có khá nhiều doanh nghiệp kí hợp đồng,.

KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI EXIMBANK HÀ NỘI

Nhu cầu phát triển Bao thanh toán xuất khẩu tại Eximbank Hà Nội 1. Nhu cầu hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu

Trong hoạt động xuất khẩu đã có bước tiến trong thực hiện mục tiêu cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo ra những mặt hàng có khối lượng lớn, thị trường ổn định, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Các hình thức này chưa đáp ứng được những nhu cầu đã phân tích phần trên của doanh nghiệp xuất khẩu như cung cấp thông tin về đối tác nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp… Phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn việc cung cấp tín dụng xuất khẩu của Eximbank Hà Nội cho các doanh nghiệp. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là vì thời gian qua ngân hàng đã tích cực xử lý các tài sản đảm bảo của khách hàng, có những biện pháp xiết nợ hợp lý; đồng thời hạn chế cho vay thêm những khoản nợ quá rủi ro đối với ngân hàng, tăng cường đào tào thêm kĩ năng cho các cán bộ tín dụng.

Qua phân tích tình hình tài trợ xuất khẩu của Eximbank Hà Nội có thể thấy chi nhánh đã đạt được một số kết quả tốt thể hiện sự chuyển dịch đúng đắn trong xu hướng tài trợ thương mại của ngân hàng như: doanh số cho vay xuất khẩu tăng, tỷ trọng cho vay xuất khẩu ngày càng lớn với dư nợ đang có xu hướng giảm rừ rờt. Với những chức năng và dịch vụ phong phú, ưu việt hơn hẳn các hình thức tài trợ xuất khẩu thông thường, sử dụng hình thức này, các doanh nghiệp không những có thể tăng vốn để hoạt động mà còn nâng cao được năng lực cạnh tranh, đảm bảo an toàn trong thanh toán, được hỗ trợ thông tin bạn hàng.

Bảng 3: Điều tra nhu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Bảng 3: Điều tra nhu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Đánh giá các điều kiện thực hiện nghiệp vụ Bao thanh toán xuất khẩu tại Eximbank Hà Nội

Thứ hai, với tư cách là một chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu, Eximbank Hà Nội đã xây dựng được một chu trình kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khép kín với đầy đủ những nghiệp vụ bổ sung hỗ trợ cho nhau, và sẽ rất đắc lực trong việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu. Trong các ngân hàng này có rất nhiều ngân hàng đã thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu từ lâu và có kinh nghiệm như: Deutsche Bank Trust Company Americans, HSBC Bank, BNP Paribas SA, Fortis Bank Hongkong…Thêm vào đó, Ngân hàng cũng duy trì mạng lưới tài khoản tại các ngân hàng đại lý có tầm vóc lớn, dịch vụ thanh toán hàng đầu trên thế giới, kinh nghiệm lâu năm trong nhiều lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng này không chỉ có quan hệ giao dịch thông thường với chi nhánh mà còn là đơn vị hỗ trợ đắc lực và chia sẻ cho cán bộ ngân hàng những kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng thong qua các khoá tập huấn, hội thảo tổ chức trong và ngoài nước về các lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng.

Một yếu tố khác gây khó khăn cho Eximbank Hà Nội cũng như các NHTM khác trong việc thực hiện bao thanh toán xuất khẩu - một nghiệp vụ mới là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, sẽ rất khó khăn khi thay đổi thói quen sử dụng một nghiệp vụ cũ bằng một nghiệp vụ mới như Bao thanh toán xuất khẩu. Phí dịch vụ khoảng từ 0,75% đến 2,5% tuỳ thuộc vào tổng doanh số xuất khẩu, giá trị bình quân của mỗi hoá đơn, thời hạn thanh toán, uy tín của nhà nhập khẩu… Tuy nhiên nhà xuất khẩu cũng cần phải hiểu rằng vì đây là một dịch vụ trọn gói nên phí phát sinh từ rất nhiều hoạt động khác như: thu nợ, tìm hiểu nhà nhập khẩu của tổ chức bao thanh toán tại nước nhập khẩu… Nếu phải tự thực hiện các vấn đề trên, chi phí đối với nhà xuất khẩu có lẽ sẽ còn cao hơn thế.

PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI EXIMBANK HÀ NỘI

Định hướng tài trợ xuất khẩu của Eximbank Hà Nội thời gian tới 1.Định hướng xuất khẩu nói chung của Việt Nam giai đoạn 2005-2010

Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, phát triển nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng xuất khẩu có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao. Trong các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu trong cung cấp các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Về chiến lược, kế hoạch của Eximbank Việt Nam và chi nhánh Eximbank Hà Nội nói chung là xây dựng Eximbank thành một ngân hàng hiện đại, vừa bán lẻ, vừa bán buôn, đa năng, không ngừng cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới kết hợp với tài trợ xuất nhập khẩu.

Từ kinh nghiệm những thành công cũng như thất bại của mình, Eximbank chủ trương quản trị và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn, theo sát từng khoản vay, hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động cho vay. Với vai trò là một ngân hàng xuất nhập khẩu, việc nghiên cứu và đưa vào thực hiện một nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu rất tiện ích như Bao thanh toán xuất khẩu là một điều cần thiết, cần sớm được triển khai.