Đánh giá tình hình và giải pháp cải thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

Hoạt động của Trung tâm chuyển tiền Western Union

Năm 2008, mặc dù hoạt động trong môi trường kinh tế khó khăn nhưng hoạt động của Trung tâm WU đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận: Doanh số chi trả Western Union năm 2008 đạt hơn 46,9 triệu USD, tăng 56,33% so với cùng kỳ năm ngoái, số đại lý phụ chi trả kiều hối trên toàn hệ thống đang hoạt động tăng 108 điểm so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 498 điểm.

Kết quả kinh doanh năm 2008

Kết thúc năm 2008, tình hình hoạt động của VPBank đã vượt qua một năm khó khăn một cách an toàn, lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống VPBank năm 2008 đạt gần 199 tỷ đồng. Kết quả này tuy không đạt được so với kế hoạch ban đầu nhưng đã là nỗ lực của tất cả cán bộ và nhân viên Ngân hàng.

Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng thương mại

Ý nghĩa

Các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ thuộc về một trong hai trường hợp: khách hàng sẽ trả nợ ngân hàng nhưng sau một thời gian kể từ thời điểm báo hạn, như vậy ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro đọng vốn, hoặc khách hàng hoàn toàn không thể trả nợ cho ngân hàng được, trường hợp này ngân hàng gặp rủi ro mất vốn. Thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam một số năm vừa qua cho thấy bên cạnh một số DAĐT có hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư và nền kinh tế, còn rất nhiều dự án do chưa được quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định trước khi tài trợ đã gây ra tình trạng không thu hồi được vốn nợ quá hạn kéo dài thậm chí có những dự án bị phá sản.

TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK

Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPbank

  • Thẩm định khách hàng vay vốn
    • Thẩm định dự án vay vốn

      Cán bộ tín dụng hoàn chỉnh nội dung tờ trình,trình trưởng phòng ký thông qua,sau đó có nhiệm vụ trực tiếp trình lên ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng,ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng(tuỳ thuộc vào từng dự án) sẽ xem xét lại hồ sơ và ý kiến của cán bộ thẩm định từ đó quyết định có cho dự án vay vốn hay không.Nêú đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giải ngân theo thoả thuận đã ký giữa hai bên,định kỳ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư và giám sát quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư để đảm bảo khả năng thanh toán của dự án. Trong việc tính toán chi phí cũng cần tính tới chi phí cơ hội,chi phí cơ hội là cơ hội thu nhập bị bỏ qua do thực hiện dự án này mà không thực hiện dự án khác.khi tính toán các khoản chi cho máy móc và thiết bị,một dữ kiện dễ bỏ qua là vốn luân chuyển cầ cho vận hành công trình đầu tư,nó cũng phải được đưa vào chi phí đầu tư.Nếu số vốn luân chuỷen được thu hồi khi dự án ngưng hoạt động thì dự án có giá trị ròng tại thời điểm cuối và dữ kiện này cần phải được tính tới.các chi phí chìm sẽ không được tính đến trong phân tích,nó không nên là chi phí để đưa vào dong tiền vì nó là chi phí chủ dự an bỏ ra cho dù dự án có được chấp nhận hay không.Ngoài ra,chi phí khấu hao là một chi phí khá quan trọng,trong báo cáo thu nhập của kế toán,khấu hao được khấu trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ,nó là chi phí không xuất quỹ,nó được coi như là một nguồn thu nhập của dự án. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp như: Lựa chọn nhà thầu xây dung có uy tín, sức mạnh tài chính, kinh nghiệm; thực hiện nghiêm túcviệc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình; giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dung; hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toỏn; quy định rừ vấn đề đền bự trong trường hợp chậm tiến độ; hợp đồng giỏ cố định hoặc chỡa khoỏ trao tay với sự phõn chia rừ ràng nghĩa vụ các bên….

      SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VPBANK

      Định hướng,mục tiêu phát triển của VPBank 1. Định hướng chung

        Đa số cán bộ của VPBank là cán bộ trẻ chính vì vậy mà kinh nghiệm còn thiếu là điều khó tránh khỏi,số cán bộ kỹ thuật còn hạn chế,số cán bộ có chuyên môn cả về nghiệp vụ và kỹ thuật còn hạn chế hơn, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đến công tác thẩm định.Ngân hàng cũng chưa có chương trình đào tạo cụ thể về thẩm định dự án,việc đào tạo mới chỉ dựa trên những chương trình tập huấn và bồi dưỡng trong ngắn hạn hoặc tự đào tạo. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư phải xuất phát từ tình hình kinh tế -xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từ thực tiễn cho vay của chính ngân hàng.Công tác thẩm định dự án cần phải phù hợp với chủ trương,chính sách chung của các bộ ngành trong từng giai đoạn phát triển,trên cơ sở phát huy tối đa thế mạnh của ngân hàng.Thẩm định phải tuân theo đúng quy định,quy trình của ngân hàng đối với tất cả các dự án xin vay vốn,và quá trình này phải tiến hành thường xuyên,liên tục diễn ra cả trước ,trong và sau cho vay.Trong tương lai ngân hàng sẽ phấn đấu hoàn thiện để thẩm định trở thành một hoạt động dịch vụ của ngân hàng,ngân hàng không chỉ là nơi tư vấn cho khách hàng mà còn có thể thu phí từ hoạt động này.

        Một số giải pháp và kiến nghị

          Điều này phần lớn là do những kiến thức mà họ được trân bị ở trường đại học còn hạn chế,thông thường họ chỉ mới biết về mặt tài chính của dự án,còn nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường thì, đánh giá hiệu quả của dự án,các vấn đề liên quan tới kỹ thuật….thì ít được đề cập tới do vậy mà việc họ lựa chọn phương án tài chính là căn cứ chủ yếu để thẩm định cũng là điều dễ hiểu.Nhưng chính vì vậy mà dẫn tới sự khập khiễng giữa lý thuyết và thực tế,mà trong thực tế công tác thẩm định đòi hỏi mỗi cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp tương đối cao(pháp luật,kinh tế,thông tin thị trường,công nghệ kỹ thuật,…),do đó để hoàn thiện công tác thẩm định dự án thì việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm chính là từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định.Ngân hàng cần thường xuyên mở các lớp đào tạo,tổ chức các buổi hội thảo,mời các chuyên gia về nói chuyện,trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng khác,….Khuyến khích động viên cán bộ tự trau dồi kiến thức,có thể cử nhân viên có năng lực đi đào tạo ở nước ngoài trong những khoảng thời gian nhất định,từ đó giúp nhân viên có điều kiện học hỏi,bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ,quá trình đào tạo nên diễn ra thường xuyên, có hệ thống để có thể đạt kết quả cao. Đối với những thông tin có liên quan tới dự án của doanh nghiệp,cán bộ thẩm định không nên chỉ dựa vào mỗi thông tin của doanh nghiệp dưa mà cần phỏng vấn trực tiếp để xem sự chính xác của thông tin mà khách hàng đưa cho,kết hợp với việc tham quan khảo sát cơ sở sản xuất,văn phòng,nhà xưởng nhằm kiểm tra năng lực sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.Cán bộ thẩm định có thể tham khảo các thông tin từ bạn hàng, đối tác,các nhà cung cấp của doanh nghiệp để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh,tình hình thanh toán cũng như khả năng cung cấp đầu và đầu ra của dự án.Ngoài cần thu thập thông tin từ các nguồn khác(tổ chức tín dụng,trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN,cơ quan quản lý kinh tế,các thông tin từ báo chí,truyền thông….).Việc thu thập thông tin từ các nguồn trên nhiều khi là rất khó khăn do phạm vi thu thập, đòi hỏi tốn kém về chi phí và thời gian,các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ,khó tiếp cận mà trong khi việc thẩm định bị giới hạn về thời gian,vì thế các cán bộ thẩm định cần lưu ý thường xuyên thu thập thông và lưu trữ thông tin một cách có khoa học.