Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giới thiệu chương

Khác với mô hình FEM, trong mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), sự biến động giữa các quan sát chéo được giả định là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến độc lập. Từ việc tổng kết các biến sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của NHTM trong các nghiên cứu trước đây, tác giả sử dụng 2 biến phụ thuộc đo lường khả năng sinh lời và 9 biến độc lập thuộc 2 nhóm yếu tố bên ngoài và bên trong ngân hàng. Đây là chỉ số quan trọng để so sánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, thể hiện lợi nhuận tạo ra từ tài sản của ngân hàng và khả năng quản lý tài sản để tạo ra doanh thu.

+ Tiền gửi khách hàng (DEP): Vì tiền gửi khách hàng được xem là một nguồn tài trợ rẻ và ổn định so với các nguồn khác nên tác giả kỳ vọng mối tương quan thuận giữa tỷ lệ tiền gửi với khả năng sinh lời của NHTM. Tác giả kỳ vọng mối tương quan thuận giữa tỷ lệ thu nhập ngoài lãi với khả năng sinh lời của ngân hàng vì các hoạt động ngoài lãi tạo ra lợi nhuận ổn định hơn so với hoạt động cho vay truyền thống, hơn nữa các hoạt động này còn bổ sung, cải thiện hiệu quả cho các hoạt động cho vay của ngân hàng. - Tác động của tiền gửi khách hàng đến khả năng sinh lời là yếu: hệ số hồi quy của biến DEP có ý nghĩa thống kê ở mức 10% trong mô hình FEM và không có ý nghĩa thống kê trong mô hình REM.

Đối với lạm phát, giống với kết quả nghiên cứu của Trần Việt Dũng (2014) [6], các NHTM Việt Nam không thể dự báo để có thể điều chỉnh lãi suất thu về lợi nhuận cao hơn, do đó, lạm phát không có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Do đó, các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam thông qua tác động đến các yếu tố khác như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng,…. Đặc biệt tại môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro và biến động như Việt Nam thì mức vốn cao thực sự cần thiết đối với ngân hàng để tăng tính an toàn cho người gửi tiền khi các điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, dễ dàng tạo niềm tin cho khách hàng và huy động vốn với chi phí thấp hơn.

Tuy nhiên, mức vốn sở hữu của các NHTM Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn và tỷ lệ vốn chủ sở hữu vẫn còn thấp (11-16%), gây rủi ro và nguy cơ phá sản cho hệ thống ngân hàng. Quá trình tăng vốn diễn ra chậm chạp, các ngân hàng chưa tận dụng nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng hoạt động không hiệu quả, nợ xấu gia tăng, sử dụng vốn chủ sở hữu để bù đắp rủi ro làm cho vốn giảm. Kết quả này phản ánh đúng tình hình ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay, khi các ngân hàng chỉ chú trọng tăng quy mô, mở rộng thị phần chứ chưa quan tâm đến nâng cao khả năng sinh lời.

Dù ngân hàng có xu hướng tăng khả năng sinh lời khi mở rộng các hoạt động tín dụng nhưng việc ngân hàng phải tăng mức trích lập dự phòng cho các khoản tài sản nghi ngờ sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa góp phần làm nợ xấu gia tăng là do công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, nhất là các vi phạm quy định. Các kết quả kiểm định đưa ra các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, dư nợ tín dụng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi.

Trong các yếu tố tác động thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có tác động mạnh nhất đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam, sau đó là tỷ lệ chi phí trên thu nhập, dư nợ tín dụng, vốn chủ sở hữu, thu nhập ngoài lãi và tiền gửi khách hàng. Dựa trên các kết quả nghiên cứu thành phần và mức độ tác động của các yếu tố, tác giả sẽ đưa ra một số gợi ý về các giải pháp, khuyến nghị giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời của mình.

Bảng 4.1. Các biến nghiên cứu sử dụng trong mơ hình hồi quy
Bảng 4.1. Các biến nghiên cứu sử dụng trong mơ hình hồi quy