Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả của người tiêu dùng Việt Nam đối với máy điện giải Kangen

MỤC LỤC

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1

Đối với hình thức phỏng vấn qua mạng: (số lượng: 170 bài phỏng vấn chia đều cho ba khu vực), lập bảng câu hỏi trực tuyến, bảng câu hỏi được gửi đi thông qua các hình thức như: thư điện tử, các trang mạng xã hội, các diễn đàn, các cộng đồng mạng trực tuyến…Người được phỏng vấn được cung cấp các thông tin cơ bản về nước Kangen trước khi thực hiện bài phỏng vấn. Sau khi tìm hiểu thông tin về nước Kangen, tác giả biết được rằng các nhà khoa học, bác sỹ ở Nhật Bản và một số nước như Mỹ, Pháp, Nga…đã khẳng định nước Kangen có ba đặc tính (tính chống oxy hoá, tính kiềm cao và phân tử nước siêu nhỏ) và đưa ra các bằng chứng thí nghiệm quan trọng để chứng minh cho nghiên cứu của họ. Cho nên phạm vi nghiên cứu của luận văn không bao gồm việc kiểm định lại ba đặc tính trên của nước Kangen có tồn tại hay không?.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng không bao gồm việc chứng minh các đặc tính của nước Kangen có hiệu quả tốt như thế nào tới sức khoẻ của người sử dụng nước. Do đó tác giả của luận văn này chỉ tham khảo và dẫn chứng lời của các bác sỹ nổi tiếng, những người đã có bề dày nghiên cứu và áp dụng nước Kangen trong trị liệu của họ. Các ý kiến được nêu trong luận văn sẽ cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng nước Kangen trong hỗ trợ điều trị và trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như làm công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định mua máy của người tiêu dùng Việt Nam.

Luận văn nghiên cứu sẽ giới hạn trong phạm vi đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người dân Việt Nam đối với các mức giá cố định cho các sản phẩm máy điện giải nước Kangen của tập đoàn Enagic Nhật Bản (chủ yếu là các dòng máy JRII, SD501 và Super 501 dùng trong hộ gia đình). Và xem xét có sự khác biệt nào hay không trong quyết định tiêu dùng với những đối tượng khác nhau về giới tính, nhóm tuổi, thu nhập, nơi ở hiện tại, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, chi tiêu hay do cảm xúc chi phối…….Ví dụ như với mức giá bán ra tại thị trường.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để luận văn mang tính khoa học và lập luận vững chắc hơn, tác giả cần

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1

Trước khi chạy mô hình hồi quy MNL, cần phải tiến hành một bước phân tích sự tương quan giữa các biến số trong mô hình bằng lệnh “corr” trong STATA (bảng 4.3, 4.4 và 4.5 ghi lại kết quả của bước phân tích này). Khi có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, kết quả ước lượng bị ảnh hưởng do phương sai bị tăng lên, nên các kiểm định z trong mô hình sẽ cho giá trị nhỏ và tác giả dễ dàng chấp nhận giả thuyết hệ số bằng 0 (nghĩa là dễ dàng chấp nhận một biến số nào đó trong mô hình không có ý nghĩa thống kê). Qua kết quả của ma trận tương quan được trình bày trong ba bảng 4.3, 4.4 và 4.5, tác giả nhận thấy ba biến PE_INCOME, FA_INCOME và SAVE có tương quan chặt chẽ với nhau.

Thực hiện hồi quy mô hình MNL ba lần (lần một loại bỏ hai biến FA_INCOME và SAVE, lần hai loại bỏ hai biến PE_INCOME và SAVE, lần ba loại bỏ hai biến FA_INCOME và PE_INCOME), tác giả tổng hợp thành bảng 4.6 thể hiện sự so sánh mức độ phù hợp của mô hình qua ba lần hồi quy. Cột “Hệ số hồi quy” là cột thể hiện hệ số β của mô hình ứng với từng biến giải thích theo từng trường hợp lựa chọn, giá trị này chỉ nói lên xu hướng tác động (cùng chiều hay ngược chiều) nhưng không nói lên độ lớn của tác động chính xác là bao nhiêu. Ví dụ: hệ số β của biến save của trường hợp “0” (lựa chọn không mua máy) bằng -0.09 (được in đậm), chỉ nói lên khi tổng số tiền tiết kiệm của gia đình trong một năm tăng lên thì xu hướng lựa chọn không mua máy (trường hợp “0”) thấp hơn so với lựa chọn mua máy SD501 (trường hợp “2” hay trường hợp cơ sở), mà chưa nói lên chính xác xác suất lựa chọn thấp hơn cụ thể là bao nhiêu.

Cho nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, do đó tác giả ưu tiên lựa chọn trường hợp không mua máy (trường hợp “0”) nhằm tìm hiểu những nguyên nhân khiến người tiêu dùng không mua máy. Cho nên tác giả cũng muốn ưu tiên lựa chọn trường hợp mua máy SD501 (trường hợp “2”) để phân tích nhằm đánh giá khả năng đưa SD501 là dòng máy chủ lực để kinh doanh tại Việt Nam được hay không. Nếu như hệ số hồi quy trong phần 4.2 chỉ thể hiện xu hướng của tác động (cùng chiều hay ngược chiều) thì trong phần 4.3, hệ số hồi quy còn thể hiện độ lớn của tác động.

Biến save có giá trị cột “Hệ số hồi quy” bằng -0.004 có nghĩa là khi tổng số tiền tiết kiệm của gia đình người được phỏng vấn trong một năm tăng lên một đơn vị (hay tăng lên một triệu đồng/năm) thì xác suất lựa chọn phương án không mua máy giảm 0.4%. Mức độ lo lắng trung bình khá cao do đó cần phải có những giải pháp làm giảm đi mức độ này, một số những giải pháp sẽ được tác giả nêu ra trong chương 5 của luận văn này. Có giá trị cột “Hệ số hồi quy” bằng 0.00089 có nghĩa là khi biến cost tăng lên một đơn vị (hay chi tiêu cho các nhu cầu sử dụng nước khác nhau tăng lên một ngàn đồng/tháng) thì xác suất lựa chọn.

Sau khi phân tích mối quan hệ giữa các cặp lựa chọn và sự tác động của các biến lên từng lựa chọn cụ thể, tác giả sẽ tìm hiểu mối quan hệ tổng quát hơn của cả bốn sự lựa chọn. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng sẽ đồng ý chi trả nhiều tiền hơn (khoảng 90-110 triệu cho dòng máy SD501) với mong muốn mang lại hiệu quả cho sức khỏe của họ. Với xác suất mua máy Kangen trung bình bằng 70% (là tổng của ba xác suất trung bình: xác suất mua máy JRII trung bình p1, xác suất mua máy SD501 trung bình p2 và xác suất mua máy Super 501 trung bình p3), cho thấy 70% số người được phỏng vấn đồng ý mua máy Kangen.

Ví dụ: phân tích biến SAVE (được in đậm trong bảng 4.2) cho thấy có 200 quan sát (cột “mẫu” = 200), tổng số tiền tiết kiệm trung bình trong một năm là 115.25 triệu đồng (có cột “trung bình mẫu” = 115.25), có sai số chuẩn là 56.47 triệu đồng/năm, số tiền t
Ví dụ: phân tích biến SAVE (được in đậm trong bảng 4.2) cho thấy có 200 quan sát (cột “mẫu” = 200), tổng số tiền tiết kiệm trung bình trong một năm là 115.25 triệu đồng (có cột “trung bình mẫu” = 115.25), có sai số chuẩn là 56.47 triệu đồng/năm, số tiền t