Áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

Tác giả chia ra khảo sát và nghiên cứu tại hai nhóm công ty kiểm toán là Big4 và nhóm non-Big4 về các khía cạnh liên quan đến sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC. Từ kết quả đạt được của mục tiêu trên, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng nhóm công ty kiểm toán độc lập được khảo sát về sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC của hoạt động kiểm toán độc lập, không nghiên cứu các loại hình khác như kiểm toán nhà nước, kiểm toán hoạt động….

Kết quả đạt được và giới hạn của đề tài

Kết cấu của nghiên cứu

Do kiến thức còn hạn chế cũng như kinh nghiệm và thời gian thực hiện nên tác giả không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô để tác giả hoàn thành luận văn thật tốt.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Định nghĩa về thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC

Theo đó, nghiên cứu này đưa ra kết luận thủ tục phân tích hữu dụng cho các kiểm toán viên trong việc phát hiện các tình huống như khai khống doanh thu, khai khống hàng tồn kho, khai thiếu các khoản nợ xấu và các khoản dự phòng, khoản nợ không được ghi nhận trên sổ sách, khai thiếu các khoản chi phí trích trước và vốn hóa các khoản chi phí không thích hợp. Tuy nhiên, ngược lại các quy định của chuẩn mực, kiểm toán viên không phải lúc nào cũng kết hợp các đánh giá về kỳ vọng với xét đoán về sự chênh lệch giữa giá trị mong đợi và giá trị ghi nhận, hay khả năng rủi ro sai sót trọng yếu.

Các nghiên cứu về vận dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quy trình kiểm toán BCTC

Theo nghiờn cứu của Biggs (1982) “Viễn cảnh của hoạt động kiểm toán trong thập niên 80 và xa hơn nữa”, tác giả kết luận rằng trong tương lai, hoạt động kiểm toán sẽ chủ yếu thuc65 hiện các thủ tục phỏng vấn, quan sát, phân tích và sẽ giảm việc kiểm tra dữ liệu, từ đó tác giả hệ thống lên vai trò của thủ tục phân tích cần phải mở rộng hơn nữa. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố không thay đổi thì cũng có các yếu tố thay đổi gần đây về thủ tục phân tích như việc tham khảo ý kiến của các nhân viên không thuộc bộ phận tài chính khi thực hiện thủ tục phân tích, việc phát triển kỳ vọng của kiểm toán viên về dữ liệu ước tớnh rừ ràng hơn, việc ứng dụng cụng nghệ cũng cú ảnh hưởng tớch cực đến mong đợi của kiểm toán viên khi thực hiện thủ tục phân tích.

Hình 1.1- Khn mẫu cho thủ tục phân tích - nguồn Messier et al. (2012)
Hình 1.1- Khn mẫu cho thủ tục phân tích - nguồn Messier et al. (2012)

Nội dung của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC 1. Các kỹ thuật phân tích trong kiểm toán BCTC

Khi thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản một cách độc lập hoặc kết hợp với kiểm tra chi tiết như là các thử nghiệm cơ bản theo đoạn 18 của VSA 330, kiểm toán viên phải xác định sự phù hợp của các thủ tục phân tích cơ bản cụ thể đối với các cơ sở dẫn liệu nhất định, trong đó có tính đến rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá và các kiểm tra chi tiết (nếu có) đối với các cơ sở dẫn liệu này. Ví dụ, khi đơn vị được kiểm toán có một số lượng nhân viên nhất định được trả một mức lương cố định trong suốt kỳ báo cáo, kiểm toán viên có thể sử dụng dữ liệu này để ước tính tổng chi phí nhân công cho kỳ đó với độ chính xác cao, từ đó cung cấp bằng chứng kiểm toán cho một khoản mục quan trọng trên BCTC và giảm sự cần thiết phải thực hiện kiểm tra chi tiết trên bảng lương.

Yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế trong việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC

Việc kiểm toán viên xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được so với dự tính mà không cần điều tra thêm bị ảnh hưởng bởi mức trọng yếu và tính nhất quán với mức độ đảm bảo mong muốn, trong đó có tính đến khả năng một sai sót, khi xét riêng lẻ hoặc kết hợp với các sai sót khác, có thể làm cho báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu. Trong trường hợp này, mặc dù kiểm toán viên có thể thực hiện một số thủ tục phân tích nhất định để phục vụ lập kế hoạch kiểm toán hoặc thu thập thông tin qua phỏng vấn nhưng kiểm toán viên có thể cần phải có kế hoạch thực hiện thủ tục phân tích để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ngay khi có dự thảo BCTC của đơn vị được kiểm toán.

Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được khảo sát liên quan đến 6 khía cạnh: phạm vi sử dụng của thủ tục phân tích, hiệu quả của thủ tục phân tích, loại thủ tục phân tích được sử dụng, mức độ đảm bảo của thủ tục phân tích và ảnh hưởng đến kiểm tra chi tiết, vai trò quan trọng của các nhân tố đánh giá các biến động không mong đợi và dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn thủ tục phân tích, vai trò của chuẩn mực kiểm toán đối với việc áp dụng thủ tục phân tích. Theo nghiên cứu của Cho và Lew (2000), tập hợp các mục tiêu kiểm toán đó là: đạt được sự hiểu biết về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh; phát hiện ra các điểm yếu về tài chính và hoạt động tiềm tàng của doanh nghiệp; phát hiện ra các biến động bất thường, quyết định bản chất, phạm vi và thời gian thực hiện các thử nghiệm; đánh giá tính hợp lý của các tài khoản đặc biệt, và đánh giá chung về tính trung thực và hợp lý của BCTC.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Thực trạng về hoạt động kiểm toán độc lập trong thời gian qua tại Việt Nam

• Trong năm 2014, cả nước đã có 05 công ty kiểm toán mới thành lập theo hình thức công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, gồm: Công ty TNHH Ecovis STT Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á, Công ty. - Nhóm 3 (các công ty kiểm toán quy mô nhỏ còn lại): ngoại trừ một số ít 91 các công ty kiểm toán có doanh thu bình quân từ 25 tỷ đồng/năm trở lên và số lượng nhân viên từ 60-70 người trong đó có khoảng dưới 15 kiểm toán viên thì đa số còn lại các công ty thuộc nhóm này đều có doanh thu dưới mức 5 tỷ đồng, cá biệt có những đơn vị chỉ đạt được vài trăm triệu đồng như SCCT, S.A, Đại Dương, HSAC.

Bảng 4.41: Kết quả thống kê mô tả mức độ thỏa mãn của thành phần “tiền lương 1”.
Bảng 4.41: Kết quả thống kê mô tả mức độ thỏa mãn của thành phần “tiền lương 1”.

Khảo sát việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam

- Thứ nhất là giai đoạn ban đầu tìm hiểu khách hàng, thủ tục phân tích tác động đến các mục tiêu: hiểu biết chung về tình hình kinh doanh và ngành nghề của khách hàng; phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tài chính và hoạt động của khách hàng; phát hiện ra các biến động bất thường trên BCTC. Phần này gồm có 3 câu hỏi: câu 5.1 vai trò của các yếu tố đối với việc đánh giá các biến động bất thường giữa dữ liệu chưa kiểm toán của khách hàng và mong đợi của kiểm toán viên, người trả lời sẽ được khảo sát 5 yếu tố theo VAS 520 cũng như ISA 520 là rủi ro tiềm tàng, hệ thống kiểm soát nội bộ, khả năng dự đoán cho số dư tài khoản, độ tin cậy của dữ liệu và loại thủ tục phân tích sử dụng.

Kết quả nghiên cứu

Qua kết quả khảo sát tại 30 công ty kiểm toán, các kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm sử dụng thủ tục phân tích rất thường xuyên trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán, mức độ sử dụng thủ tục phân tích đều cao hơn các giai đoạn kiểm toán khác vì giai đoạn này các kiểm toán viên nhiều năm kinh nghiệm thường xem xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán và phân tích thêm để tăng thủ tục kiểm toán bổ sung cho các khoản mục, tài khoản chưa cung cấp đầy đủ và thích hợp bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến kiểm toán. Thứ hai, kết quả khảo sát tại các công ty kiểm toán chỉ ra rằng trong thực tế hiện nay các công ty kiểm toán chỉ mới áp dụng các thủ tục phân tích đơn giản, nhưng theo các công trình nghiên cứu trước đây thì thủ tục phân tích đơn giản thường không hữu hiệu và hiệu quả, mang tính chủ quan, và nó sẽ được thay thế bằng các thủ tục phân tích đánh giá khách quan dựa trên kinh nghiệm kiểm toán viên và hiểu biết về khách hàng.

Bảng 2.1 dưới đây trình bày kết quả khảo sát về việc sử dụng thủ tục phân tích được sử dụng trong các cuộc kiểm toán
Bảng 2.1 dưới đây trình bày kết quả khảo sát về việc sử dụng thủ tục phân tích được sử dụng trong các cuộc kiểm toán

HOÀN THIỆN CÔNG CỤ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN

Quan điểm về giải pháp

Chính vì thế, các giải pháp hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC cần phải phù hợp với việc cân đối giữa lợi ích và chi phí bỏ ra nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của hoạt động kiểm toán. Tại Việt Nam có rất nhiều công ty kiểm toán nhưng đa số là các công ty kiểm toán nhỏ, do đó các giải pháp đưa ra cần phải phù hợp với thực trạng của các công ty kiểm toán, chất lượng nguồn nhân lực, thời gian và chi phí để các giải pháp này có thể áp dụng được vào thực tế.

Giải pháp cụ thể

Ngoài ra đối với nhóm công ty không thuộc Big4, cần phải thường xuyên có nhân viên tham gia các lớp tập huấn quốc tế liên quan đến các kỹ thuật phân tích mới để áp dụng, mặc dù trong thực tế các công ty nhỏ thường cắt giảm những chi phí không cần thiết, tuy nhiên việc cập nhật các kĩ thuật kiểm toán mới xét về lâu dài sẽ mang nhiều lợi ích hơn khoản chi phí đã bỏ ra. Khi phát hiện các biến động hay quan hệ bất thường, kiểm toán viên phải có sự hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp để xem các biến động này có thật sự là biểu hiện của gian lận hay sai sót trên báo cáo tài chính hay không để từ đó có những thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.

Giải pháp hỗ trợ

Tùy theo đặc thù và quy mô của hoạt động mình, các công ty kiểm toán cần xây dựng một phần mềm chuyên sâu về phân tích, trong trường hợp các công ty không đủ tiềm lực về tài chính có thể xây dựng một bảng excel trong đó có cài sẵn các công thức phân tích báo cáo tài chính. Bộ Tài chính và hiệp hội nghề nghiệp (VACPA) cần tăng cường kiểm tra và giám sát một cách chặt chẽ, xây dựng khung pháp lý đi kèm, trong đó thủ tục phân tích là một nội dung cần quan tâm khi đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán từng công ty.