MỤC LỤC
Cùng với chiến lược phát triển nông nghiệp, Chính phủ cũng đã có các chính sách nông nghiệp phù hợp với điều kiện của thời kỳ hội nhập khi Việt Nam gia nhập APEC, AFTA, WTO như chính sách về giá để giá nông sản tăng theo sát mức giá trên thị trường thế giới và có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước thông qua hạn ngạch và quy định đầu mối xuất khẩu; chính sách về thuế nhập khẩu, xuất khẩu hàng nông sản; chính sách tự do hóa thương mại để nông dân Việt Nam có thể trao đổi hàng hóa, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật cùng thế giới; chính sách đất đai tạo động lực tăng gia sản xuất cho nông dân. Với đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ Khuyến nông tại huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang” Nhằm mục đích đưa ra những nhận định và khả năng cải tiến hoạt động của Câu lạc bộ để Câu lạc bộ Khuyến nông thật sự đáp ứng được những yêu cầu học tập và là trường học thường xuyên của nông dân; là nơi hoạt động, cũng là thước đo hiệu quả hoạt động của Khuyến nông.
+ Vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới, chuyển từ quản lý kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường thì hàng loạt những Nông trường, Trạm trại, HTX phải giải thể do không phù hợp với cơ chế quản lý mới, một số đơn vị thuộc ngành nông nghiệp cũng không thoát khỏi tình trạng chung. Dựa theo tình hình hoạt động của các CLB KN trong toàn huyện Tân Phước, tiến hành khảo sát toàn diện nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của CLB, qua đó đề ra giải pháp khắc phục, hỗ trợ để các CLB KN hoạt động đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn.
* Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang là một huyện vùng sâu, đất đai còn nhiều phèn nặng, đa phần người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. CLB KN đã hình thành và phát triển trên cơ sở phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đến nay toàn huyện đã có 13 CLB/13 xã, thị trấn với số lượng hội viên trên 1000 người sinh hoạt thường xuyên hàng tháng.
Câu lạc bộ Khuyến nông là một tổ chức quần chúng tự nguyện của những người sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp đoàn kết giúp đỡ nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nhằm đưa năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi ngày một tăng, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống gia đình, cộng đồng, xây dựng một nền nông nghiệp bền vững theo hướng công nghiệp hóa, nông thôn ngày một văn minh và trí thức hóa nông dân. Đây là tổ chức không thể thiếu ở địa bàn sản xuất, thời gian qua tổ chức này đã tập hợp được nông dân theo nhóm sở thích, nhóm ngành nghề, tạo điều kiện cho các cơ quan: Khuyến nông, Bảo vệ thực vật, Thú y, các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu…chuyển giao những thông tin KHKT, dự tính dự báo về dịch bệnh trên cây trồng- vật nuôi, góp phần thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ nuôi trồng của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân mạnh dạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng- vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng cũng như đầu tư tái sản xuất.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Nông nghiệp & PTNT, Hội nông dân và ban ngành các cấp đã xác định việc phát triển mạng lưới CLB Khuyến nông, nâng cao chất lượng hoạt động của CLB là một trong những tiêu chí đánh giá tác động của hội đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả các thông tin, đặc điểm, thống kê mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Khuyến nông tại huyện Tân Phước thông qua bảng thống kê để trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận.
Huyện Tân Phước chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều theo sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền, thông qua hai kênh chính là Nguyễn Văn Tiếp và Nguyễn Tấn Thành, ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn về dòng chảy, sự xâm nhập mặn, phèn và khả năng tiêu thoát lũ, đặc biệt là khi cống Rạch Chanh( nằm trên địa bàn tỉnh Long An) được xây dựng và đưa vào sử dụng. Ảnh hưởng mặn một số khu vực trên địa bàn huyện bắt nguồn từ sông Vàm Cỏ Tây qua kênh Nguyễn Văn Tiếp và Bắc Đông, gây ảnh hưởng cuối vụ Đông Xuân và đầu vụ Hè Thu thuộc hai xã Tân Hoà Thành và Phú Mỹ, ngoài ra theo tác động của gió chướng, triều lên đẩy mặn vào nội địa theo sông Tiền qua kênh Bảo Định- Bến Chùa- Chợ Bưng ảnh hưởng đến khu vực Tân Lập.
Diện tích 2.699 ha chiếm 8,21% diện tích tự nhiên, phân bố tại các xã Phú Mỹ, Tân Hoà Thành, đất bị nhiễm mặn một ít do ảnh hưởng rò rĩ của cống Rạch Chanh, thích nghi với thâm canh tăng năng suất lúa, trồng rau màu và vườn cây ăn trái quanh đất thổ cư.
Qua điều tra cho thấy số lần nông dân trao đổi trực tiếp với cán bộ Khuyến nông là cao nhất với tổng số 419 lần/năm, bình quân mỗi hội viên trao đổi 14 lần/năm cho thấy nhu cầu của nông dân đối với khuyến nông là rất lớn; kế đó tổng số lần tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ là 262 lần, trung bình mỗi hội viên tham dự 9 lần/năm; số lần tham gia tập huấn, hội thảo chuyên đề, trình diễn KT, hội thảo đầu bờ là 281 lần/ năm với bình quân 10 lần/ năm. Qua khảo sát 100% các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Khuyến nông đều có đại diện cán bộ kỹ thuật các trạm Khuyến nông- Khuyến ngư, Bảo vệ thực vật, Thú y cùng tham gia sinh hoạt với câu lạc bộ; 100% hội viên được khuyến khích thường xuyên tham gia tập huấn, hội thảo khuyến nông, trình diễn kỹ thuật và hội thảo đầu bờ để kịp thời nắm bắt những kỹ thuật, mô hình mới, linh hoạt hơn trong sản xuất, nhu cầu của thị trường và nhất là trong điều kiện hội nhập; 60% hội viên được hỗ trợ kỹ thuật trong các dự án vay sản xuất; 90% dịch hại trên cây trồng, vật nuôi được kịp thời xử lý, ngăn chặn khi có dịch xảy ra. Đội ngũ BCN của Câu lạc bộ thường xuyên được tập huấn, rèn luyện nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác Khuyến nông, chuyển giao KHKT cho nông dân, nhờ công tác lâu năm trên địa bàn, có kinh nghiệm trong mọi hoạt động Khuyến nông- Khuyến ngư..Tất cả đã góp phần thuận lợi chung cho mọi hoạt động phong trào Khuyến nông- khuyến ngư trong suốt thời gian qua góp phần đưa phong trào từng bước đi lên, đời sống bà con ngày càng phát triển, cụ thể trong năm 2008 đa số bà con là thành viên CLB KN được bình chọn nông dân sản xuất giỏi các cấp.
Do mới được chú trọng, mới được quan tâm nên có rất ít văn bản hướng dẫn nội dung hoạt động về nề nếp nói chung, cho mạng lưới khuyến nông cơ sở nói riêng, cụ thể là nhà nước chỉ đạo chủ trương thành lập câu lạc bộ khuyến nông rộng khắp các xã- thị trấn, vừa nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vừa giúp cho nông dân sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao và làm giàu, chính vì chưa được hướng dẫn cụ thể cho nên sau khi thành lập xong câu lạc bộ khuyến nông, hầu hết các huyện thị đều tự mài mò tìm ra phương thức hoạt động cho mình. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế có liên quan như các công ty, nhà máy phân bón, thuốc trừ sâu,…và của thành viên câu lạc bộ Khuyến nông để tổ chức sinh hoạt, báo cáo điều hành, trao đổi kinh nghiệm và kêu gọi lòng hảo tâm hiếu khách khi gia đình đứng ra đăng cai làm điểm tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Khuyến nông rồi từ đó nhân rộng ra đánh giá kết quả nhưng cũng không quên thường xuyên kiểm tra để xét thi đua nhằm nâng cao phong trào sâu rộng trong nông thôn.