MỤC LỤC
Ngoài việc phân tích hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: Doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn, lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 100% cho thấy việc huy động vốn của Ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho vay, Ngân hàng phải sử dụng các nguồn khác với lãi suất cao hơn, điều này làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng. Nếu chỉ tiêu này càng thấp cho thấy tính thanh khoản của Ngân hàng càng cao (khả năng đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng gửi tiền tiết kiệm); tuy nhiên, nó cũng cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng chưa được phát huy hiệu quả và ngược lại.
Phân tán rủi ro: Do số lượng khách hàng DNNVV lớn, quy mô từng khoản vay nhỏ, trải rộng trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực nên việc cho vay các đối tượng này sẽ giúp phân tán rủi ro của danh mục cho vay. Tạo điều kiện để tăng thu dịch vụ Ngân hàng do tổng số lượng giao dịch lớn, các DNNVV lại thường có xu hướng sử dụng trọn gói dịch vụ tại một Ngân hàng do đó tạo cơ hội để NH nâng cao và thay đổi dần cơ cấu thu nhập. Những nền tảng lý luận này là cơ sở để phân tích, là công cụ giúp người viết đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai cũng như việc đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh.
Trên cơ sở đã phân tích các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ so sánh các giá trị này với thang điểm trong hệ thống. Tổng số điểm của doanh nghiệp được đối chiếu với thang điểm có sẵn của Ngân hàng để xác định nhóm tín nhiệm. Tiền gởi các tổ chức kinh tế, tiền gởi dân cư qua 2 năm có sự tăng trưởng khá tốt và khá ổn định.
Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao, tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng, suy thoái, lãi suất huy động trong nước tăng cao, Ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng, tỷ trọng cho vay dài hạn giảm là điều hết sức hợp lý. Trong năm 2008, nhận thức được sự biến động xấu của tình hình kinh tế và rủi ro tín dụng từ phía khách hàng doanh nghiệp, BIDV Đồng Nai đã có những thực hiện biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng các biện pháp như: tăng cường công tác thẩm định khách hàng, kiên quyết không cấp tín dụng đối với khách hàng có nguy cơ phá sản và hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế năm 2008 lại được vẽ bằng một màu hoàn toàn tương phản, kinh tế ảm đạm, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng và tiờu thụ sản phẩm..rừ ràng rủi ro trong hoạt động tớn dụng doanh nghiệp là cao hơn rất nhiều lần so với năm 2007.
+ Yếu tố con người có vai trò quyết định trong mọi hoạt động Ngân hàng nói chung và công tác tín dụng nói riêng, với lực lượng cán bộ quan hệ khách hàng trẻ, rất năng động song còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng. Tuy nhiên dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc và nổ lực của cán bộ công nhân viên của Chi nhánh, nhìn chung tình hình huy động vốn tăng trưởng, doanh số cho vay, dư nợ tín dụng của Chi nhánh 2 năm qua đạt được nhiều thành tựu. Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan Chi nhánh vẫn một số hạn chế như: nhiều thời điểm để xảy ra tình trạng mất cân đối giữa huy động nguồn vốn để cho vay, chưa khai thác tốt nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, chưa tập trung phát triển khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các DNNVV trên địa bàn, công tác Marketing chưa được chú trọng,…….
Sáu là: bước đầu đưa vào vận hành, quản lý, khai thác có hiệu quả phân hệ tín dụng trong hệ thống SIBS làm cơ sở thu thập, tích lũy, khai thác và phân tích thông tin phục vụ cho việc hoạch định và điều hành tín dụng trong toàn bộ hệ thống.[14]. Tăng trưởng tín dụng có kiểm soát không mở rộng thị phần tràn lan, chủ động xây dựng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia, ưu tiên đối với các dự án có hiệu quả kinh tế cao, đầu tư phục vụ xuất khẩu, hổ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh. Đưa hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân, tổ chức tốt việc kiểm tra sử dụng vốn vay, không phát sinh nợ xấu, không tăng dư nợ đối với khách hàng có nợ xấu, giảm dần dư nợ, chấm dứt đối với những khách hàng có rủi ro cao.[2].
Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng của BIDV thực sự hướng tới khách hàng theo nguyên tắc công khai, công bằng trên cơ sở hài hòa lợi ích đảm bảo yêu cầu quản lý rủi ro của toàn hệ thống. Tiếp tục nghiên cứu cải tiến hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực, thông lệ phù hợp với nền khách hàng. Tập trung và chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, dự báo về các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh đảm bảo kiểm soát an toàn hoạt động tín dụng.[13].
Vì vậy để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng thì Ngân hàng cần phải tập trung vào yếu tố con người mà cụ thể là xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân sự đủ lớn mạnh về chất và lượng với những tiêu chí như năng lực, trình độ, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ. Tuy nhiên cần phải xây dựng chính sách ưu việt này để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, một mặt thể hiện sự hỗ trợ quan tâm của Chi nhánh đến khách hàng với phương châm “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, từng bước hoàn thiện để tiến đến mục tiêu xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại hiện đại, hàng đầu về quy mô, thị phần, chất lượng. Vai trò tư vấn Ngân hàng được thể hiện ở chỗ giúp chủ đầu tư xây dựng dự án, lựa chọn việc sản xuất sản phẩm, cung cấp thông tin về thị trường sản phẩm…Đồng thời có cảnh báo đối với chủ đầu tư về rủi ro mà dự án có thể gặp phải để chủ đầu tư dự phòng những biện pháp hạn chế rủi ro, bảo đảm dự án hoạt động hiệu quả, trả nợ Ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.
Nâng cao chất lượng thu thập, phân tích và dự báo thông tin của trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC) nhằm tạo thuận lợi cho các NHTM có thông tin đầy đủ và chính xác nhất về doanh nghiệp khi cho vay, có thêm cơ sở quyết định cho vay được an toàn hiệu quả. Trên cơ sở lý luận chung về tín dụng Ngân hàng thương mại và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghịêp tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai, thành tựu hoạt động tín dụng giai đoạn 2004-2008 và mục tiêu đổi mới hoạt động tín dụng giai đoạn 2009-2012, người viết tiến hành xây dựng giải pháp phù hợp với hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Đồng Nai. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn chế cũng như có những giải pháp đòi hỏi cần phải có tập trung nghiên cứu xây dựng thành những đề án chi tiết riêng, nên một số giải pháp còn mang tính định hướng, mặc dù người viết đã rất nỗ lực để xây dựng các giải pháp có tính thực tiển và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh tại BIDV Đồng Nai.