MỤC LỤC
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng bất động sản nhưng VIC hoạt động trong khá nhiều lĩnh vực:. Kinh doanh bất động sản. Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị công trình. Kinh doanh khách sạn. Công ty cổ phần. Dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, làm đẹp. Chiến lược phát triển:. Với mục tiêu trở thành công ty bất động sản hàng đầu của Việt Nam, công ty đề ra một số chiến lược phát triển:. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động quản lý tài sản, quản lý tòa nhà. Công ty thực hiện tập trung đầu tư vào các dự án TTTM, nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí ở hai thành phố lớn là Hà Nội và HCM. Thị trường mục tiêu của công ty là thị trường trung và cao cấp. • Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ BĐS cao cấp với chất lượng quốc tế, mang tính độc đáo và sáng tạo cao nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. • Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên. • Đối với cổ đông: Đảm bảo và luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững cho cổ đông. • Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân đối với đất nước. Giỏ trị cốt lừi. • Đầu tư bền vững, lấy khách hàng làm trung tâm. • Coi trọng đẳng cấp, chất lượng. • Đề cao tính tốc độ, hiệu quả trong công việc. • Tôn trọng sự khác biệt và năng lực sáng tạo. • Hiểu rừ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi cú đủ khả năng. Công ty cổ phần. • Tập thể đoàn kết, ứng xử nhân văn và coi trọng sự trung thành. • Thượng tôn pháp luật và kỷ luật. • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên khát vọng tiên phong và niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Tình hình hoạt động của công ty. Vincom tiếp tục duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp cao ở lĩnh vực cho thuê văn phòng và trung tâm thương mại, vốn là thế mạnh của Công ty. Các tòa nhà Vincom Center Hà Nội, Vincom Center B TP. Hồ Chí Minh đều duy trì hiệu suất sử dụng và tỷ lệ cho thuê cao. Quý II ghi nhận những sự kiện quan trọng của Vincom khi dự án Vincom Village – Dự án biệt thự sinh thái cao cấp bên sông, Trung tâm thương mại, Trường học và Bệnh viện khách sạn quốc tế trên diện tích 183 ha chính thức ra mắt thị trường ngày 24/05/2011. Với tiến độ thi công khẩn trương, tổ hợp TTTM Vincom Center Long Biên hiện đại thuộc dự án Vincom Village, với hơn 45.000 m2 diện tích sàn xây dựng, dự kiến khai trương vào ngày 24/12/2011. Nằm trong chiến lược thoái vốn tại các dự án quy mô nhỏ, trong quý này, HĐQT đã thông qua việc chuyển nhượng 56% cổ phần tại CTCP Bất động sản Xavinco, hoạt động này đóng góp 159 tỷ đồng trong lợi nhuận hợp nhất sau thuế quý II của Công ty. tổng giá trị đợt phát hành) đã được trái chủ chuyển đổi thành 31.260.357 cổ phần của Công ty (với mức giá chuyển đổi điều chỉnh sau khi Công ty pha loãng cổ phiếu thông qua việc tăng vốn và chia cổ phiếu thưởng năm 2010). Với mục tiêu Phấn đấu đưa Vincom trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh với sự phát triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh như kinh doanh tài chính ngân hàng, đầu tư các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, sân golf tiêu chuẩn quốc tế và khu nghỉ dưỡng cao cấp…, trong tương lai Vincom có khả năng giảm thiểu rủi ro từ những biến động của thị trường hơn các doanh nghiệp khác và có “khả năng chịu đựng” tốt hơn nếu như có sự tác động của các nhân tố vĩ mô trong nền kinh tế.
- Diễn biến của lạm phát và vàng là 2 xu thế bất lợi nhất cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. - Tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng gắt gao đặc biệt là sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngời với tiềm lực tài chính mạnh.
Khác với năm trước, năm nay công ty không đầu tư nhiều vào chứng khoán thị trường (khoản mục đầu tư ngắn hạn giảm), dường như đoán biết xu hướng lãi suất gia tăng của thi trường, công ty đã đẩy mạnh đầu tư, khiến cho hàng tồn kh tăng lên, doanh thu cũng tăng lên đáng kể. Như vậy công ty đã tận dụng được thế mạnh về hàng tồn kho dễ bảo quản của mình để tạo lợi nhuận trong tương lai. Công ty cổ phần. Nợ vay/tổng tài sản. Một tỷ số khá mới trên thi trường về sự gia tăng tương hỗ giữa nợ vay và tổng tài sản, được tính bằng tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản. Như vậy tỷ lệ này là khá cao trong lĩnh vực bât động sản. Sang năm 2009, tỷ lệ này thay đổi không đáng kể, sự gia tăng nợ vay gần như tương đương về tỷ lệ với sự gia tăng nguồn vốn. Chính điều này sẽ làm giảm lợi ích từ tấm chắn thuế của nợ vay tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm đáng kể. Tỷ số đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ số đầu tư vào tài sản cố định thể hiện được trong tổng tài sản của công ty thì tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm. Khoản mục này là tài sản đảm bảo khá tốt cho các khoản vay và là thành phần tạo nên giá trị gia tăng chủ yếu cho doanh nghiệp. Tài sản cố định tăng lên gấp đôi, tuy nhiên tổng tài sản cũng gia tăng đáng kể ,tăng nhanh hơn mức tăng của tài sản cố định. Do đú tỷ số này giảm. Do tài sản cố định hầu như không thay đổi trong thời gian này nưng tổng tài sản lại không ngừng gia tăng. Công ty đã tăng nguồn vốn bằng cách phát hành thêm chứng khoán trên thị trường và tăng nợ vay. Điều này không thật sự mang lại hiệu quả khi nguồn vốn gia tăng nhưng không được đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tăng khả năng sản xuất. Tỷ số TSLĐ trên TSCĐ. Ngành bất động sản có tài sản cố định hữu hình là chủ yếu, nhưng tài sản lưu động lại thể hiện khả năng thanh toán cho công ty , do đó nó cũng đóng vai trò quan trọng. Qua năm 2009, tỷ lệ TSLĐ/TSCĐ của công ty thay đổi không nhiều hay có thể nói rằng có sự gia tăng tương đối đồng đều giữa hai khoản mục này, cả hai đều tăng gần như gấp đôi.Tuy nhiên đến năm 2010 có sự gia tăng đột biến của khoản mục hàng tồn kho, dẫn đến tài sản lưu động. Công ty cổ phần. gia tăng đáng kể trong khi tài sản cố định tăng không đáng kể. Chính điều này đã khiến tỷ số này gia tăng. Số vòng quay kho. Chỉ số này cho ta biết được trong một kỳ, lưu lượng hàng tồn kho ra vào như thế nào. Tuy nhiên có lẽ cách tính này chưa thật sự thuyết phục bởi hàng tồn kho tính theo giá vốn trong khi doanh thu lại tính theo giá bán. Điều đó đã làm so sánh trở nên khập khiễng năm này với năm khác nếu như yếu tố lạm phát tác động mạnh. Xét năm 2009, tỷ số này là 121.94, một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là tại sao lại có sự tăng lên bất thường như vậy? Năm 2009, khoản mục hàng tồn kho giảm xuống do lượng thép mua từ năm trước đã được sử dụng cho dự án Eden A, trong khi đó doanh thu tăng lên và chủ yếu tăng lên từ doanh thu thuần. Điều đó cho ta thấy tình hình kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp, tuy nhiên khoản phải thu cũng gia tăng mạnh bởi chính sách bán chịu của công ty trong thời kỳ kinh tế tương đối khó khăn, dòng tiền về của từ hoạt động kinh doanh là 260867664619. Xét sự biến động của doanh thu thuần, giá trị này gia tăng đáng kể, gần 2 lần nhưng sự gia tăng của hàng tồn kho còn đáng kêt hơn nhiều làm tỷ số này giảm xuống. Như đã nói ở trên sự gia tăng của hàng tồn kho xuất phát từ việc đầu tư xây dựng các dự án mới, chi phí xây dựng dở dang tăng lên nhiều trong giai đoạn này. Phải chăng là mạo hiểm khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thị trường nhà đất đóng băng, những thay đổi chính sách theo hướng bất lợi của chính phủ…Liệu hành động này của cấp quản lý có ý nghĩa gì không???. a) Số vòng quay các khoản phải thu. Ros không đổi không phải do chi phí không tăng mà là do mức tăng của nó ngang bằng với tăng doanh thu(. kể cả doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính và thu nhập khác), trong đó sự gia tăng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính đáng kể hơn nhiều mà chi phí tài chính chỉ biến động không đáng kể.