Hợp đồng thuê tàu biển trong vận tải quốc tế

MỤC LỤC

Vận tải quốc tế

Sự di chuyển vị trí về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm lao động và bản thân con người là một nhu cầu tất yếu của xã hội. Nhờ có vận tải con người đã chinh phục được khoảng cách không gian và đã tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hoá và thoả mãn nhu cầu đi lại của con người. Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặchành khách giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở lãnh thổ của hai nước khác nhau.

Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn và ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là trọng tải tàu biển lớn, cự lý vận chuyển trung bình dài, năng suất lao động cao.

Hợp đồng thuê tàu

Hợp đồng thường có các chi tiết về tàu (Ship’s particulars) như: tên tàu, quốc tịch, năm đóng, nơi đóng, treo cờ nước nào, trọng tải toàn phần, dung tích đăng ký toàn phần và tịnh, dung tích chứa hàng rời và hàng bao kiện, mớn nước, chiều dài, chiều ngang, tốc độ của tàu, cấu trúc của tàu, số lượng cần cẩu và sức nâng, số lượng thuyền viên, vị trí của tàu. - Số lượng hàng hoá tính cước: tiền cước có thể tính theo số lượng hàng hoá xếp lên tàu ở cảng gửi hàng (intaken quantity), hay còn gọi là tiền cước tính theo số lượng hàng hoá ghi trên vận đơn (Bill of lading quantity) hoặc tính theo số lượng hàng hoá giao ở cảng đến (delivered. Thời gian thanh toán cước phí trả sau có thể quy định cụ thể hơn như “cước phí trả trước khi dỡ hàng” (freight payable before breaking bulk); “cước phí trả sau khi dỡ hàng xong” (freight payable after completion of discharge); “cước phí trả cùng với việc dỡ hàng trong mỗi ngày” (freight payable concurrent with discharge)… Nhưng tốt nhất là quy định cước phí trả trước một phần, trả sau một phần.

Nếu tàu đâm va với một tàu khác do sự bất cẩn của tàu khác và do bất cứ hành động, sơ suất hay lỗi của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hay người phục vụ của chủ tàu trong việc điều khiển hay quản trị tàu, chủ hàng sẽ bồi thường cho chủ tàu với điều kiện mất mát hay trách nhiệm đó là mất mát hay trách nhiệm hay bất kỳ khiếu nại nào của chủ hàng nói trên và đòi bồi thường hay khiếu nại tàu chuyên chở hay chủ tàu.

Sự khác nhau giữa phương thức thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến

- Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu chuyến là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter Party) và vận đơn đường biển. Hợp đồng thuê tàu chuyến được ký kết giữa người thuê tàu và người chuyên chở (chủ tàu hoặc người quản lý tàu), trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hoá để giao cho người nhận ở cảng đến còn ngươì thuê tàu cam kết trả tiền cước chuyên chở theo mức hai bên thoả thuận. Vận đơn này điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người gửi hàng, giữa người chuyên chở với người nhận hàng hoặc người cầm vận đơn.

- Giá cước trong thuê tàu chuyến có thể gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không, do thoả thuận của hai bên và được tính theo trọng lượng hàng, do thoả thuận của hai bên và được tính theo trọng lượng hàng, thể tích hàng hoặc theo giá thuê bao (lumpsum) cho một chuyến.

Vận đơn đường biển và các loại chứng từ khác 1. Vận đơn đường biển

Sau khi nhận trách nhiệm về hàng hoá, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở sẽ, theo yêu cầu của người gửi hàng, cấp cho họ một vận đơn đã xếp hàng (shipped B/L). Nếu trước đó người chuyên chở đã cấp “vận đơn nhận để xếp” hoặc một chứng từ có tính chất sở hữu hàng hoá khác thì người gửi hàng có thể xuất trình để đổi lấy vận đơn đã xếp hàng hoặc yêu cầu thuyền trưởng ghi tên tàu, ngày tháng xếp hàng, đóng dấu để trở trành vận đơn đã xếp hàng. b) Những trường hợp miễn trách (Immunities). - Người chuyên chở và tàu không chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng do tàu không đủ khả năng đi biển gây nên trừ khi tình trạng đó là do thiếu sự cần mẫn thích đáng của người chuyên chở trong việc làm cho tàu có đủ khả năng đi biển và đảm bảo cho tàu được biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp và làm cho các hầm, phòng lạnh và phòng phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của con tàu dùng vào công việc chuyên chở hàng hoá, thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá. Lỗi hàng vận là lỗi của thuyền trưởng, thuỷ thủ trong việc điều khiển (navigation) và quản trị (management) tàu như lái tàu không tốt để tàu đâm phải đá ngầm, mắc cạn, buộc dây neo không kỹ bị tuột, va phải tàu khác hay cầu cảng, quên đóng van ống nước để nước chảy ra ngoài làm ướt hàng, bơm nước vào bể nhưng bơm nhầm vào ngăn chứa hàng.

Nếu không có thông báo tổn thất cho người chuyên chở vào lúc giao hàng hoặc trong vòng ba ngày như nói ở trên thì việc giao hàng được suy đoán (prima. facie evidence) là giao đúng như mô tả của vận đơn đường biển, và sau này khi phát hiện tổn thất cũng không khiếu nại tàu được nữa.

Mối liên hệ giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng vận tải

Địa điểm giao hàng cũng cần phải xỏc định rừ trong hợp đồng mua bỏn, không nên quy định một cách chung chung như giao hàng tại cảng của Việt Nam chẳng hạn vì khi đó sẽ dẫn đến tình trạng tàu sẽ chỉ đến những cảng ở gần (do đó người mua tiết kiệm được chi phí vận tải) mà không tính đến khả năng xếp dỡ của cảng có phù hợp với tính chất của hàng hoá hay không. Đối với các hợp đồng ký trên cơ sở FOB, FAS, người mua - người thuê tàu phải thông báo đầy đủ cho người bán về tên tàu, địa điểm bốc hàng và thời gian tàu đến, thời gian yêu cầu giao hàng, còn người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua thông tin về việc hàng đã được giao lên tàu cũng như các thông tin liên quan khác để người mua có thể chuẩn bị kịp thời việc tiếp nhận hàng. Trong giao dịch hiện nay các hợp đồng mua bán thường quy định phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ do phương thức thanh toán này đảm bảo lợi ích của cả người bán và người mua với ngân hàng là trung gian - người bán phải trả tiền cho người mua khi người mua đã giao hàng theo đúng hợp đồng (theo đúng quy định trong tín dụng thư).

Một số điều khoản quan trọng của thư tín dụng như mô tả hàng hoá, chuyển tải, thời hạn giao hàng, thời hạn xuất trình chứng từ, thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cần được các bên của hợp đồng mua bán thoả thuận cụ thể vì sau này nó sẽ là cơ sở quyết định để người giành được quyền vận tải ký kết hợp đồng thuê tàu với chủ tàu.

Một số lưu ý đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Khi xuất khẩu theo điều kiện CFR, CIF, EXS, ESQ hoặc khi nhập khẩu theo điều kiện FAS, FOB (cảng nước ngoài) và hàng hoá được chuyên chở bằng tàu trong nước sẽ góp phần tăng thu ngoại tệ cho nhà nước, bởi vì ở đây đã kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu hàng hoá với xuất khẩu sản phẩm vận tải và. - Tính toán thấy rằng, hiệu số giữa giá xuất CIF và giá FOB do người nhập khẩu nước ngoài đặt mua không đủ bù đắp chi phí vận tải và phí bảo hiểm thực tế phải bỏ ra hoặc hiệu số giữa giá nhập CIF do người xuất khẩu nước ngoài chào bán và FOB định mua phải bỏ ra, thấp hơn cước phí vận tải và phí bảo hiểm thực tế. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích nghi với việc dỡ bỏ dần hàng rào bảo hộ của Nhà nước, thành công trong hội nhập khu vực và toàn cầu, doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, trong đó không thể thiếu việc trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong việc soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng, đánh giá đúng mức ý nghĩa quan trọng của các yếu tố này đối với sự thành công của các thương vụ.

Trong khoá luận này em đã trình bày một cách hệ thống những hiểu biết của mình về hợp đồng mua bán hàng hoá cũng như hợp đồng vận tải với mong muốn nâng cao kiến thức, đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp một số những kiến thức, những kỹ năng chuyên môn mà em tin là thực sự rất có ích đối với hoạt động ngoại thương của họ.