Áp dụng phương pháp thống kê để phân tích lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2005

MỤC LỤC

Các phương pháp thống kê nghiên cứu lượng khách du lịch

Phương pháp số tương đối và số tuyệt đối 1. Số tuyệt đối

Các loại số tương đối thường dùng trong thống kê khách du lịch - Số tương đối động thái: Được dùng để tính chỉ số phát triển về biến động của khách du lịch theo các tiêu thức khác nhau: theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi, theo phương tiện đi đến… theo thời gian. Khi phân tích chúng ta nên sử dụng kết hợp giữa số tuyệt đối và số tương đối vì số tương đối được tính ra từ số tuyệt đối, các số tương đối khác nhau tuỳ thuộc vào gốc so sánh tuyệt đối khác nhau và ý nghĩa của số tương đối còn phụ thuộc vào trị số tuyệt đối mà nó phản ánh.

Dãy số thời gian

Việc xác định có bao nhiêu mức độ của dãy số tham gia vào tính số bình quân trượt phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ trong dãy số vì khi tính trung bình trượt càng nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng hay loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên càng lớn nhưng điều này lại làm cho dãy số trung bình trượt càng ít mức độ, làm cho kết quả không được chính xác. Trong các ngành kinh tế thì có thể thấy rằng ngành du lịch là ngành có quy luật thời vụ rừ nột nhất.Biến động thời vụ làm cho hoạt động của ngành lỳc thì khẩn trương, lúc thì thu hẹp quy mô.Vào các tháng đầu năm và các tháng 6,7,8,9 là khoảng thời gian thường diễn ra lễ hội và kỳ nghỉ hè nên số lượng người đi du lịch rất đông, ngược lại thì vào các tháng còn lại trong năm thì ngành du lịch lại tương đối nhàn rỗi.

Bảng 1: Bảng Buys- Ballot.
Bảng 1: Bảng Buys- Ballot.

Hồi quy tương quan

Trong chuyên đề này chúng ta chỉ nghiên cứu dự đoán thống kê ngắn hạn vì ngành du lịch nói chung và số lượng khách du lịch nói riêng chịu tác động rất lớn của các nhân tố khách quan và chủ quan do đó nó rất dễ bị thay đổi trong một thời gian nhất định nào đó. Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn: ngày, tuần, tháng, quý, năm; kết quả của dự đoán thống kê ngắn hạn là căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai là số lượng các mức độ trong dãy số: Nếu dãy số có quá nhiều mức độ thì sẽ làm cho mô hình dự đoán không phản ánh được đầy đủ sự thay đổi của các nhân tố mới tới sự biến động của hiện tượng.Nếu dãy số có quá ít mức độ thì sẽ khiến cho mô hình không chú ý tới tính chất tương đối ổn định của các nhân tố cơ bản.

Các yếu tố tác động đến ngành du lịch nói chung và lượng khách du lịch nói riêng luôn biến đổi không ngừng, đôi khi chúng ta không thể lường trước được.Vì vậy chúng ta cần phải tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn số lượng khách du lịch và các yếu tố của nó để có thể xây dựng các chiến lược phát triển của ngành, đơn vị kinh doanh du lịch dựa vào kết quả dự đoán để làm cơ sở lập. Trong ngành du lịch hiện nay phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến bởi nó phản ánh khá chính xác sự biến động của tổng số lượng khách, đặc biệt là số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các năm do có sự kết hợp của 2 yếu tố thời vụ và xu thế.

Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004

Tình hình chung về du lịch Việt Nam và công tác thống kê du lịch ở nước ta

    Năm 2003 là năm du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch SARS, chiến tranh tại Irăc, nạn khủng bố đe doạ khắp mọi nơi nhưng ngành du lịch nước ta đã lấy lại nhịp tăng trưởng khá ấn tượng: Lượng khách du lịch tăng 25% so với cùng kỳ năm 2002, số lượng khách theo quốc tịch Mĩ tăng 11%, theo quốc tịch Đài loan tăng 40%, theo quốc tịch Hàn Quốc tăng 71%..ước tính cả năm đón được hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 12 triệu lượt khách trong nước, thu nhập du lịch đạt khoảng 20000 tỉ đồng. Luật du lịch gồm 11 chương, 84 điều: Chương I là những quy định chung, gồm 12 điều; chương II là quy định về tài nguyên du lịch, gồm 4 điều; chương III về quy hoạch phát triển du lịch, gồm 5 điều; chương IV về khu du lịch, địa điểm du lịch và đô thị du lịch, gồm 12 điều; chương V về khách du lịch, gồm 4 điều; chương VI về kinh doanh du lịch gồm 30 điều; chương VII về hướng dẫn viên du lịch gồm 8 điều; chương VIII về xúc tiến du lịch gồm 4 điều; chương IX về hợp tác du lịch gồm 2 điều; chương X về thanh tra du lịch, giải quyết các khiếu nại của khách du lịch gồm 2 điều; chương XI là các điều khoản thi hành luật gồm 2 điều. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức du lịch thế giới từ năm 1981, của hiệp hội du lịch châu Á –Thái Bình Dương từ 1989, của Hiệp hội du lịch Đông Nam Á từ 1996…ký hiệp định hợp tác du lịch song phương với 10 nước ASEAN, thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác, tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực và trên thế giới.

    Năm 1996 số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có tốc độ phát triển là 121,56%, tăng 21,56% tức là tăng 291860 lượt khách so với năm 1995.Có được kết quả như vậy là do năm 1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của các nước ASEAN, chúng ta không những có được sự quan tâm của các nước trong khu vực mà còn được các nước ở tầm châu lục và trên thế giới biết đến, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho việc thu hút khách du lịch quốc tế đến nước ta. Năm 1995 là năm chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tất cả các năm thuộc thời kỳ này 89,306% do trong năm này các loại hình phương tiện đi đến khác chưa được quan tâm phát triển.Bình quân một năm tỷ trọng khách du lịch đến nước ta theo phương tiện này là 60,862%, nếu tính bình quân thì tỷ trọng khách du lịch theo phương tiện này giảm 3,011%. Tính thời vụ đó đã gây ra những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó các tác động bất lợi của thời vụ du lịch là chủ yếu.Tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của quá trình du lịch: Đến dân cư sở tại, đến chính quyền địa phương, nhất là đến khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch.

    Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai phát triển: Xác định những thể loại du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế dựa trên tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch đó vào thời gian ngoài mùa du lịch chính, khả năng hoạt động của những tài nguyên du lịch chưa được khai thác, nguồn khách triển vọng theo số lượng và cơ cấu, cơ cấu và chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật đã có, lượng vốn cần thiết để đầu tư xây dựng thêm trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ hai.

    Bảng 2: Số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam thời kỳ 1995-2004
    Bảng 2: Số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam thời kỳ 1995-2004

    Phương hướng và giải pháp thu hút khách trong tương lai 1. Phương hướng

    Đây là một hướng đi chiến lược để tăng cường hội nhập bởi APEC là một tập hợp đa dạng gồm 21 quốc gia và lãnh thổ, đây là một thực thể bao gồm các nền kinh tế lớn năng động và tăng trưởng cao nhất thế giới, đang đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hoá mậu dịch, đầu tư và hợp tác kinh tế, chiếm khoàng 40%. Là một ngành năng động và nhạy cảm trong một khu vực phát triển hàng đầu thế giới và có nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh hơn các khu vực khác nên du lịchAPEC đang nổi lên và thu hút nhiều sự quan tâm. Đẩy mạnh hợp tác du lịch trong APEC sẽ giúp cho Việt Nam có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm quản lí phát triển du lịch với các thành viên ở tất cả các lĩnh vực từ quy hoạch đến thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đào tạo chuyên gia công nghệ, nghiên cứu khoa học du lịch đến phát triển nguồn nhân lực, từ bảo vệ môi trường đến quảng bá xúc tiến tiếp thị thu hút khách và tiêu thụ sản phẩm du lịch, đồng thời tạo thêm cho du lịch Việt Nam những động lực và tư thế mới trong hợp tác quốc tế đa phương trong và ngoài APEC, hội nhập vào trào lưu khu vực hoá trong lĩnh vực du lịch đang phát triển ở cấp độ toàn cầu.

    -Mỗi địa phương và từng vùng dựa trên thế mạnh, tiềm năng du lịch và điều kiện phát triển xây dựng cho được những sản phẩm đặc trưng, tạo thành hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng đặc sắc cho từng địa phương, từng vùng và cả nước đủ sức cạnh tranh, tăng sức hấp dẫn thu hút khách. - Đồng thời phải có một hệ thống tổ chức thông tin thống kê về du lich của ngành, của địa phương và của từng đơn vị kinh doanh du lịch vì thông qua đó chúng ta có thể có được những sô liệu cần thiết cho việc nghiên cứu thị trường du lịch một cách hệ thống hơn.